Hoạt động viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản sang Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hưởng của ODA nhật bản đến sự phát triển kinh tế xã hội việt nam (Trang 32 - 36)

2.1.1. Cơ quan quản lý và thực hiện cung cấp ODA của Nhật Bản

Để thực hiện quá trình xây dựng kế hoạch và cung cấp ODA cho các nước đang và chậm phát triển thì 95% lượng ODA Nhật Bản được 4 cơ quan của chính phủ đảm nhận đó là: Bộ Ngoại giao (MOFA), Bộ tài chính (MOF), Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp (METI), và đại sư qn Nhật Bản. 5% ODA cịn lại thì tùy vào từng lĩnh vực và dự án mà sẽ giao cho các cơ quan khác thực hiện. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại Thương và Cơng nghiệp, Bộ Kế hoạch kinh tế vẫn đứng sau để hỗ trợ và làm cố vấn cho các cơ quan này.Trong cơng tác tổ chức thực hiện thì mỗi bộ sẽ thực hiện một vai trò nhất định nhưng vẫn đảm bảo được sự thống nhất với nhau. Bộ Ngoại giao là cơ quan tiếp nhận lượng ODA lớn nhất, chịu trách nhiệm đàm phán với các quốc gia đang và chậm phát triển để kí kết hiệp định, đồng thời tiến hành phân bổ các khoản viện trợ cho các tổ chức quốc tế và đảm nhận cả lượng viện trợ khơng hồn lại.

Đối với viện trợ song phương, Bộ Ngoại giao (MOFA) Nhật Bản sẽ chỉ đạo Cơ quan hợp tác quốc tế (JICA) và Đại sứ quán cùng phối hợp thực hiện. JICA chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hình thức ODA (trừ các đóng góp cho các tổ chức quốc tế) như: Hợp tác Kỹ thuật, Vốn vay ODA và Viện trợ khơng hồn lại dưới hình thức hợp nhất. Cịn Đại sứ qn sẽ chỉ đảm nhận một phần viện trợ khơng hồn lại. Tuy nhiên, với nhưng chương trình, dự án viện trợ khơng hồn lại liên quan đến chính sách ngoại giao thì Bộ Ngoại giao sẽ tự mình thực hiện. Trường hợp là tín dụng ưu đãi thì sẽ do MOF và METI phối hợp quản lý, thực hiện. Bộ Tài chính sẽ giao cho Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) đảm nhận điều hành vốn vay.

Đối với viện trợ đa phương, tức là sự đóng góp cho các tổ chức quốc tế thì sẽ do các bộ ngành cịn lại ngồi 4 cơ quan trên hỗ trợ thực hiện.

Ngoài ra, Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) là tổ chức kinh tế lớn nhất Nhật Bản cũng tiến hành cung cấp vốn trực tiếp cho các nước đang và chậm phát triển.

Nhật Bản đầu tư ODA vào Việt Nam với mục tiêu lớn nhất đó là hỗ trợ sự phát triển cân bằng của nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Trong đó có 3 trụ cột trọng điểm, đó là:

Thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Để

thực hiện được mục tiêu này, Nhật Bản tập trung vào 3 lĩnh vực ưu tiên:

Cải thiện hệ thống kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực này, các chương trình,

dự án được tiến hành là dự án cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, thế chế kinh tế.

Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ thông tin- viễn thơng thơng qua các

chương trình cũng cấp năng lượng ổn định, duy trì tiết kiệm năng lượng, dự án cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới giao thông đô thị.

Đào tạo nguồn nhân lực, tăng năng lực canh tranh của ngành công nghiệp

Thứ hai là giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương trong xã hội thông qua 2 lĩnh vực:

Bảo vệ môi trường. Đây không chỉ là mối quan tâm của Nhật Bản khi cung

cấp ODA mà còn của tất cả các nước phát triển. Ở Việt Nam, Nhật Bản đã và đang cố gắng thực hiện các chương trình quản lý mơi trường đơ thị, chương trình phịng chống và đối phó với biến đổi khí hậu, chương trình bảo vệ mơi trường tự nhiên.

Nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo bất bình đẳng. Với các chương

trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình an sinh xã hội, giúp đỡ những người có hồn cảnh khó khăn, chương trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn từ vốn ODA, Nhật Bản đang từng bước thực hiện mục tiêu này.

Thứ ba là củng cố chính phủ, cụ thể là các dự án nâng cao năng lực của các

cơ quan hành chính và hệ thống pháp luật. Đây là mục tiêu mang tính chất chính trị vì thế cần cợ sự lựa chọn và cân nhắc kĩ càng trước khi tiếp nhận vốn ODA.

2.1.3. Tình hình cung cấp ODA của Nhật Bản cho Việt Nam

2.1.3.1. Quy mô

Sau khi nối lại nguồn viện trợ cho Việt Nam vào năm 1992, cho đến hiện tại, Nhật Bản không ngừng cũng cấp vốn ODA cho Việt Nam với con số không ngừng tăng lên và liên tục dẫn đầu danh sách các nhà tài trợ. Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản cũng đang rơi vào suy thoái nghiêm trọng và phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề

từ động đất nhưng tổng số vốn mà Nhật Bản cam kết tài trợ cho Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006-2015 là 13,135.81 triệu USD.

Hình 2.1.Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam ( Đơn vị: Triệu USD)

Nguồn: Official Development Assistance (ODA) Country Data Book, Bộ Ngoại giao Nhật Bản

Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy được ODA rịng của Nhật Bản cho Việt Nam năm 2015 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2006 từ 562.73 triệu USD lên 1,074.92 triệu USD. Trong khoảng thời gian đó, đặc biệt là năm 2012-năm kỉ niệm 20 nối lại viện trợ, lượng ODA Nhật Bản đã tăng kỉ lục đạt 1,646.71 triệu USD.

2.1.3.2. Cơ cấu

a) Cơ cấu theo hình thức hỗ trợ.

Nhật Bản hỗ trợ ODA cho Việt Nam dưới 3 hình thức: Viện trợ khơng hồn lại, Hỗ trợ kĩ thuật và Hợp tác vốn vay.

Hình 2.2. Cơ cấu ODA Nhật Bản vào Việt Nam theo hình thức viện trợ.

Nguồn: Official Development Assistance (ODA) Country Data Book, Bộ Ngoại giao Nhật Bản (MOFA)

Trong các loại hình viện trợ Nhật Bản thực hiện thì hình thức hợp tác về vốn vay chiếm tỷ trong cao nhất. Quan sát trên biểu đồ ở trên, chúng ta có thể thấy được tỷ lệ tín dụng ưu đãi Nhật Bản hỗ trợ cho Việt Nam từ năm 2006-2015 ln lớn hơn 80% tống vốn ODA. Vì Việt Nam từ năm 2010 chính thức trở thành nước có mức thu nhập trung bình thấp (với GNI bình qn đầu người là 1270 USD) thì tỷ lệ viện trợ khơng hồn lại khá thấp và có xu hướng ngày càng giảm với mực thấp nhất là 1.2% vào năm 2012 và 2015.

b) Cơ cấu theo ngành

Hình 2.3. Cơ cấu ODA Nhật Bản dành cho các ngành dịch vụ xã hội

39

4 17

29

13

Giao thông vận tải Thông tin

Nước

Điện Dịch vụ khác

ODA Nhật Bản tập trung vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo nên có thể thấy được lượng ODA đầu tư vào cơ sở hạ tầng kĩ thuật chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, ODA cho giao thông vận tải là 39%, cho hệ thống thơng tin là 4%.Ngồi ra viện trợ để phát triển hệ thống sản xuất và mạng lưới cung cấp năng lượng điện cũng chiếm đến 29% và hệ thống nước sạch là 17%.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hưởng của ODA nhật bản đến sự phát triển kinh tế xã hội việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)