Mục tiêu hỗ trợ các thành phần dễ bị tổn thương

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hưởng của ODA nhật bản đến sự phát triển kinh tế xã hội việt nam (Trang 49 - 56)

2.2. Thực trạng ảnh hưởng của nguồn vốn ODA Nhật Bản đến nền kinh tế-xã

2.2.2. Mục tiêu hỗ trợ các thành phần dễ bị tổn thương

2.2.2.1. ODA với mục tiêu xóa đói giảm nghèo

a. Hỗ trợ chăm sóc y tế

Xóa đói giảm nghèo được xem là một trong những tôn chỉ đầu tiên khi các nước tiến hành hoạt động viện trợ. Dựa trên một số nghiên cứu về mối tương quan giữa ODA và xóa đói giảm nghèo ở một số quốc gia đang phát triển ODA tăng 1 lượng bằng 1% GDP thì sẽ giảm được 1% đói nghèo và 0,9% tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (Viện nghiên cứu quản lý Trung ương, 2011).

hơi, xóa bỏ bất bình đẳng, Nhật Bản đã ưu tiên cho những dự án chăm sóc y tế cơ bản, cải thiện vấn đề tập trung bệnh nhân ra các bệnh viện thành phố lớn và sự thiết hụt trong cơ sở vật chất và nhân lực ngành y. Nội dung cụ thể đó là:

(1) Thơng qua viện trợ khơng hồn lại và hơp tác kĩ thuật để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng tại các bệnh viện khu vực.

(2) Ưu tiên hỗ trợ vốn mở rộng các bệnh viện ở nơng thơn

(3) Phái cử tình nguyện viên (điều dưỡng, hộ sinh) đến các bệnh viện địa phương.

Cho đến hiện tại Nhật Bản vẫn đang tiếp tục hỗ trợ xây dựng, đào tạo nhân lực, cung cấp thiết bị y tế miễn phí cho một số bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai (từ năm 1998), bệnh viện trung ương Huế (từ năm 2004), bệnh viện Chợ Rẫy ( từ năm 1970).

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ ở các bệnh viện tuyến tỉnh và ở địa phương. Một ví dụ điển hình cho hoạt động này chính là việc Nhật Bản hỗ trợ ODA để cải thiện cơ sở vật chất y tế tại Tỉnh Hịa Bình.

Dự án xây dựng trạm y tế và tặng trang thiết bị y tế tại Tỉnh Hịa Bình

Ngày 2 tháng 3 năm 2012, tại Đại sứ quán Nhật Bản, đại diện Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đã kí kết hợp đồng viện trợ khơng hồn lại cấp cơ sở cho 2 dự án xây dựng trạm y tế tại huyện Đà Bắc, tình Hịa Bình là “trạm y tế xã Giáp Đắt” và “trạm y tế xã Tân Pheo”. Số tiền viện trợ dành cho mỗi dự án là 72.753 USD. Hai trạm y tế này đều được xây dựng từ năm 1990 với chức năng chủ yếu là cấp thuốc, khám bệnh và hộ sinh. Tuy nhiên, đến thời điểm năm 2012, cơ sở vật chất của 2 trạm này đã xuống cấp nghiêm trọng, khơng đủ điều kiện an tồn vệ sinh cũng như không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Chính vì vậy, Nhật Bản đã tiến hành viện trợ giúp hai xã Giáp Đắt và Tân Pheo xây dựng 2 tòa nhà 2 tầng, mỗi tòa 10 phịng bệnh để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, đảm bảo an toàn vệ sinh y tế. Vì người dân ở hai xã ngày chủ yếu là dân tộc thiểu số, việc đi lại khám chữa bệnh ở các tuyến trên cũng gặp nhiều khó khăn nên khi hai tòa nhà y tế mới được khánh thành và đi vào sử dụng thì đã giúp người dân trong xã được đảm bảo sức khỏe và được chăm sóc tại cơ sở y tế hiện đại, an toàn và vệ sinh hơn.

Ngày 21 tháng 10 năm 2015, JICA phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản, Viện nghiên cứu Daiwa và công ty Apel đã triển khai dự án ODA tặng trang thiết bị y tế cho tỉnh Hịa Bình. Số trang thiết bị được cung cấp lần này bao gồm 56 thiết bị nhỏ gọn, trong đó có 13 máy đo Bilirubin cho trẻ sơ sinh, 13 máy ly tâm và 26 đèn điều trị vàng da. Mục đích của đợt cung cấp thiết bị này là để khảo sát và nâng cao chất lượng của hoạt động chẩn đoán và điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Không chỉ cung cấp thiết bị mà Nhật Bản cịn hỗ trợ trong cơng tác đào tạo nhân viên y tế phụ trách chăm sóc trẻ sơ sinh cách sử dụng các thiết bị trên trong các khâu khám và điều trị bệnh. Đồng thời, dự án cũng giúp giáo dục nâng cao nhận thức của các bà mẹ và gia đình trẻ sơ sinh về căn bệnh vàng da. Từ đó sẽ tiến hành cải tiến sản phẩm để phù hợp với thị trường cũng như điều kiện khám chữa bệnh ở Việt Nam. Thông qua dự án, Nhật Bản muốn giúp đỡ Việt Nam tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh vàng da sớm ở trẻ sơ sinh ở tuyến huyện, đẩy mạnh phát hiện bệnh vàng da tại nhà và kiểm tra sớm tại tuyến huyện để tránh gây tình trạng quá tải cho các tuyến bên trên.

b. Hỗ trợ phát triển ở khu vực nông thôn

Với mục tiêu nâng cao mức sống cho một bộ phận lớn dân cư sinh sống ở nông thôn nhằm giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị và hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp, nguồn vốn ODA Nhật Bản đã tập trung vào một số dự án về cải thiện hệ thống giao thông, thủy lợi như đường giao thơng nơng thơn, hệ thống kênh tiêu, thóat nước…, các dự án về cải thiện độ an tồn của nơng sản thông qua hoạt động cung cấp vốn và hỗ trợ chuyên gia. Từ đó đã đạt được một số thành tựu cơ bản:

Môt là, cải thiện được mạng lưới giao thông nối liền giữa nông thôn và đô thị (đường quốc lộ 1 và tỉnh lộ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long), cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ ở nông thôn (đường nông thôn, hệ thống cấp nước, phân phối điện, thủy lợi…)

Hai là, thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng thủy lợi và tài nguyên nước (hỗ trợ trong các dự án thủy lợi quy mơ lớn ở Bình Dương và Nghệ An)

Ba là, hỗ trợ công tác quản lý thủy lợi ở vùng Tây Bắc (dựa trên kinh nghiệm của các dự án thí điểm ở tình Hải Dương).

Bốn là, hỗ trợ phát triển nơng thơn tại các tính nghèo. Cụ thể đó là sự án hỗ trợ trồng rừng, phát triển nông thôn ở tỉnh Gia Lai – Tây Nguyên, tại tỉnh Điện Biên vùng núi Tây Bắc.

Năm là hỗ trợ kĩ thuật để cải thiện độ an tồn của sản phẩm nơng nghiệp thơng qua việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý, phát triển hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực của người kiểm tra.

Trong các dự án ODA Nhật Bản cải thiện đời sống nông thôn ở Việt Nam, một dự án mang tính trọng điểm đó là “Dự án cải thiện đời sống nông thôn tại Nghệ

An”

Dự án cải thiện đời sống nông thôn tại Nghệ An

Ngày 5 tháng 4 năm 2013, Đại diện của JICA và Ủy Ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã là việc với nhau để bàn về sự án nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An. Đây là dự án khôi phục hệ thống tưới tiêu nông nghiệp kéo dài từ năm 2013 cho đến hết năm 2019 với tổng mức đầu tư gần 274 triệu USD, trong đó JICA sẽ tài trợ 84,27%. Các hoạt động của dự án bao gồm: làm lại cơng trình đầu mối; gia cố kênh chính và hệ thống kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3; làm lại cống tiêu Diễn Thành và lắp đặt hệ thống Scada để giám sát và điều khiển từ xa. Dự kiến sau khi hồn thành cơng trình có thể đảm bảo được tính bền vững, lâu dài, đảm bảo liên tục cung cấp nước cho 27.656 ha đất sản xuất nông nghiệp tại các huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và thị xã Hồng Mai (chiếm 29% diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh) với cơng suất tưới đạt 40,04 m3/s. Ngồi ra, hệ thống cũng sẽ đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt đạt 1,6 m3/s và nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp đạt 1,89 m3/s. Bên cạnh việc chống hạn hán, thiếu nước sản xuất, việc nâng cấp cơng trình thủy lợi cũng giúp tiêu úng, hạn chế xâm nhập mặn, giữ nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.

Bên cạnh dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi, Nhật Bản còn giúp Nghệ An thực hiện chương trình “Cải thiện điều kiện sống nơng thơn tại huyện Nam Đàn”. Đây là dự án được triển khai với mức đầu tư là 1.328 triệu Yên, trong đó có 1.301 triệu yên là vốn viện trợ khơng hồn lại của Nhật Bản. Mục tiêu của dự án là là tăng cường năng lực sản xuất nông nghiệp, tạo ra mạng lưới giao thông nông thôn thuận tiện, tăng số lượng gia đình được sử dụng điện tại huyện Nam Đàn thông qua công tác

cải tạo hệ thống thủy lợi, cải thiện đường nông thôn và mở rộng điện khí hóa nơng thơn. Theo đánh giá từ lãnh đạo huyện Nam Đàn, dự án đã xây dựng được hệ thống trạm bơm điện, cải tạo được hồ đập thủy lợi, xây dựng được trạm biến áp điện và xây dựng được đường giao thông nông thôn. Những hoạt động trên đã giúp cải thiện được cơ bản hệ thống giao thống trong huyện, cung cấp được được điện sinh hoạt cho khu vực đồi núi, cải thiện được hệ thống tưới nước ở vùng Năm Nam.

Không chỉ riêng ở Nghệ An mà trên khắp đất nước Việt Nam, nhiều dự án ODA đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nơng dân. Từ đó mà đời sống xã hội của người dân Việt Nam cũng ngày một được cải thiện. Với những chương trình, dự án đảm bảo sức khỏe cộng đồng, phát triển nơng thơn, xóa đói giảm nghèo từ vốn viện trợ Nhật Bản thic cũng đã góp một phần làm tăng chỉ sơ HDI của Việt Nam.

Hình 2.6. Chỉ số HDI của Việt Nam từ 2006 đến 2015

Nguồn: Human Development Report, UNDP

Chỉ số HDI của Việt Nam từ 2006 đến 2015 cũng tăng từ 0,625 lên 0,683. Đây là thành tựu đáng kể vì nó phản ảnh đươc mức độ phát triển của xã hội.

Có thể nói, qua các dự án phát triển nơng nghiệp nơng thơn, kết hợp xóa đói giảm nghèo đã giúp nơng dân tiếp cận được với nguồn vốn để phát triển các ngành nghề phụ trợ, hỗ trợ khuyến nông, cải thiện từng mặt của đời sống xã hội nhờ đó mà đời sống của những người nghèo, những người chịu nhiều thiệt thòi cũng được

2.2.2.2. ODA với mục tiêu cải thiện môi trường, phịng chống biến đổi khí hậu Thứ nhất, ODA Nhật Bản góp phần tích cực vào hoạt động bảo tồn mơi trường

tự nhiên của Việt Nam thông qua một số dự án:

Dự án quản lý tài nguyên rừng: thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin bảo tồn sinh học và hỗ trợ cho các vườn quốc gia, hỗ trợ người dân địa phương kết hợp với Chính phủ để quản lý rừng bền vững.

Dự án bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long: Do việc đẩy mạnh du lịch và phát triển công nghiệp nên môi trường vịnh Hạ Long đã bị ơ nhiễm nghiêm trọng. Vì thề JICA đã hỗ trợ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường nước cùng với tăng cường hỗ trợ cơ sở hạ tầng nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Nội dung hỗ trợ là tăng cường năng lực giám sát, kiểm tra mức độ ô nhiễm, sử dụng đất ven biển, tăng cường hỗ trợ nghiên cứu, hoặc định chính sách phát triển du lịch bền vững, tổ chức giáo dục môi trường, ngăn chặn các hành vi xả rác, lấy mẫu nước và giám sát chất lượng nước ở Vịnh Hạ Long. Một số kết quả trong khuôn khổ dự án là thành lập Ban chỉ đạo về Quản lý Môi trường, đề xuất kế hoạch hành lang bảo vệ môi trường ven biển và thành lập Hội Giáo dục Môi trường Hạ Long

Các dự án trên góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.

Thứ hai, ODA Nhật Bản trong hoạt động phịng chống tác động của biến đổi khí

hậu.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong tương lai, sự thay đổi của môi trường sinh thái, sự gia tăng của thiên tai, lũ lụt, hiện tượng nước biển dâng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, sản xuất và các hoạt động KT-XH khác. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra “chiến lược biến đổi khí hậu quốc gia” (vào tháng 12 năm 2011) và “chiến lược tăng trưởng xanh” (tháng 9 năm 2012) với mục tiêu chuyển sang nền kinh tế với lượng CO2 thấp. Trong quá trình này, Nhật Bản đã tiến hành hỗ trợ Việt Nam thơng qua các cuộc đối thoại về chính sách với Bộ Tài ngun –Mơi trường và các bộ có liên quan, góp phần xây dựng chính sách, giám sát việc thực hiện các biến pháp chống biến đổi khí hậu. Đồng thời, Nhật Bản còn cung cấp một khoản vay trị giá 35 tỷ Yên từ năm 2010-2012 và thúc đẩy tài trợ có liên quan đến các chương

trình chống biến đổi khí hậu. Trong đó, chương trình nhận được nhiều sự quan tâm nhất đó là “Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC)”.

ODA Nhật Bản và Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC)

Ngày 16 tháng 1 năm 2017, Hiệp định vốn vay cho Chương trình SP-RCC được ký kết trên cơ sở trao đổi Công hàm. Với trị giá khoản vay khoảng 10 tỷ Yên, dự án sẽ hỗ trợ giảm thiểu tác hại, tăng thích ứng với biến đổi khí hậu và giải quyết các vấn đề liên ngành thơng qua đối thoại chính sách và hỗ trợ tài chính cho Việt Nam. Đồng thời JICA cũng chủ động thực hiện những dự án giúp Việt Nam giải quyết các vấn đề phát triển thơng qua các hình thức vốn vay ODA, hợp tác kỹ thuật và viện trợ khơng hồn lại. Ngồi ra, từ năm 2014, Nhật Bản cũng đã cùng với các tổ chức quốc tế khác như: Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu Hàn Quốc (K-Eximbank), Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) và một số đối tác phát triển khác đóng góp, cung cấp theo dạng hỗ trợ ngân sách để giúp Việt Nam thực hiện 8 mục tiêu để ứng phó với vấn đề này. Tám mục tiêu cụ thể đó là: chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu; Đảm bảo an ninh nước và lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Ứng phó hiệu quả với mực nước biển dâng và thiên tai ở các vùng dễ bị tổn thương; Bảo vệ, phát triển rừng bền vững và bảo tồn da dạng sinh học; Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong q trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất; Tăng cường vai trò chủ đạo của nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu; Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và đa dạng hóa nguồn lực tài chính và tăng hiệu quả đầu tư cho biến đổi khí hậu. Cho đến thời điểm hiện tại, “Chương trình SP-RCC đã chứng tỏ là một diễn đàn đối thoại chính sách hiệu quả, hữu ích và đạt được nhiều thành quả quan trọng trong các lĩnh vực lồng ghép, thích ứng và giảm nhẹ”, “Chương trình SP-RCC đã tạo ra một diễn đàn đối thoại chính sách liên Bộ về biến đổi khí hậu tại Việt Nam; đóng góp vào việc phát triển năng lực thể chế và kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam, thể hiện rõ nét hơn vai trị và sự đóng góp của Việt Nam trong đối thoại khu vực và tồn cầu về biến đổi khí hậu; cung cấp nguồn kinh phí bổ sung cho các nhiệm vụ ưu tiên về biến đổi khí hậu của Chính phủ; và thiết lập một cơ chế mới và sáng tạo để tài trợ cho các dự án

biến đổi khí hậu ở Việt Nam” (nhà tài trợ cho Chương trình SP-RCC, 2014 )

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hưởng của ODA nhật bản đến sự phát triển kinh tế xã hội việt nam (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)