Kinh nghiệm sử dụng hiệu quả ODA của một số quốc gia Đông Nam Á

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hưởng của ODA nhật bản đến sự phát triển kinh tế xã hội việt nam (Trang 64 - 68)

3.1.1. Malaysia

Malaysia là một quốc gia nằm trong khu vực Đơng Nam Á, có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về cả kinh tế, văn hóa và xã hội. Chính vì vậy, những kinh nghiệm trong hoạt động thu hút và sử dụng ODA của Malaysia rất đáng để cho Việt Nam học hỏi.

Từ những năm 1970, Malaysia bắt đầu nhận được viện trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có các nhà tài trợ hàng đầu là Nhật Bản, Liên hiệp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Vốn ODA vào Malaysia chủ yếu được dùng vào hoạt động xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân.Từ đó nguồn viện trợ này đã góp phần quan trọng giúp Malaysia giải quyết vấn đề đói nghèo và tái phân phối lại thu nhập.

Từ những năm 1980, viện trợ nước ngoài của Malaysia lại tập trung về các kỹ năng chuyên môn, khoa học-kĩ thuật và công nghệ, về lập kế hoạch dự án, thực thi và đánh giá dự án, phân tích chính sách, phát triển thể chế, và lĩnh vực nghiên cứu triển khai. ODA đã trở thành đòn bẩy đưa Malaysia vượt qua điểm xuất phát thấp của nền kinh tế.

Thành công trong việc sử dụng nguồn viện trợ ODA để phát triển kinh tế xã hội ở Malaysia xuất phát từ việc tập trung hóa trong quản lý nhà nước. Văn phòng Kinh tế Kế hoạch cùng với Bộ Ngân khố đóng vai trị chủ yếu trong việc lập kế hoạch và quản lý hành chính đối với nguồn viện trợ nước ngồi. Trong đó Văn phịng kinh tế Kinh tế Kế hoạch có nhiệm vụ chính là đưa ra mục tiêu, chính sách, kế hoạch ở cấp trung ương; chịu trách nhiệm phê duyệt chương trình dự án và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia. Còn Bộ Ngân sách đảm nhận chức năng điều phối những vấn đề liên quan đến tài chính và kế tốn của các dự án. Đồng thời, hai cơ quan này cũng sẽ phối hợp với nhau trong việc thực hiện các dự án liên quan đến ODA, cùng việc đánh giá kết quả thực hiện, cũng như có các kiến nghị thay đổi nếu cần thiết. Bộ phận lập Kế hoạch kinh tế nằm trong

Văn phòng Kinh tế Kế hoạch là nơi tập hợp những nhân sự có trình độ và dày dặn kinh nghiệm trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến ODA.

Trong việc phân cấp để quản lý ODA, Malaysia có sự phân chia rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ riêng cho các cơ quan khác nhau quản lý. Những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án ODA sẽ do ban công tác phát triển bang và hội đồng phát triển quận, huyện xử lý và giải quyết ngay tại các bang mà khơng phải trình lên tận Chính phủ, hay các bộ chủ quản. Sự phân cấp này trong khâu quản lý sẽ giúp cho tiến độ dự án khơng bị ngưng trệ vì thời gian chờ phê duyệt hay chỉ thị giải quyết vướng mắc từ cấp trên. Các đơn vị cơ sở này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ dự án khi có bất cứ sai sót nào xảy ra trong q trình thanh tra, giám sát. Biện pháp phân chia quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng như vậy của Malaysia không những nâng cao hiệu quả của đồng vốn ODA, mà cịn giúp nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ ở cấp địa phương. Mặc dù có sự phân định rõ ràng nhưng giữa các cơ quan này vẫn có sự phối hợp chặt chẽ và có chung một mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các ban quản lý dự án để thực hiện các dự án đúng tiến độ, áp dụng các thủ tục trình duyệt nhanh gọn nhằm giảm bớt phí cam kết. Những hợp phần nào trong dự án khó thực hiện, Chính phủ Malaysia cũng chủ động đề nghị với nhà tài trợ hủy bỏ hợp phần đó. Đây là một chủ trương rất tốt để nâng cao ảnh hưởng tích cực của ODA đến sự phát triển.

Một thành công nữa trong việc quản lý dự án ODA của Malaysia đó là áp dụng công nghệ thông tin trong công tác theo dõi và giám sát các cơ quan liên quan đến hoạt động quản lý vốn ODA. Bằng việc đưa đưa toàn bộ các đề nghị thanh toán lên mạng, Malaysia trở thành một trong những đi tiên phong về quản lý tài chính minh bạch và chống tham nhũng.

Ngồi ra, một số điểm sáng trong cơng tác triển khai và quản lý ODA của Malaysia nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất đó là:

Một là Chính phủ Malaysia quan tâm đặc biệt đến cơng tác giám sát và đánh giá dự án. Kế hoạch đánh giá dự án đã được xây dựng từ lúc bắt đầu triển khai dự án và sẽ được thực hiện song hành trong quá trình dự án diễn ra. Phương pháp đánh giá của Malaysia là phối hợp giữa nước viện trợ và nước nhận viện trợ trong hoạt động kiểm tra, giám sát các dự án ODA, với nội dung chủ yếu là đánh giá tập trung

vào việc so sánh hiệu quả của dự án với kế hoạch, chính sách và chiến lược đã đề ra, đẩy mạnh công tác thực hiện và chú trọng vào kết quả. Hoạt động này được tiến hành một cách thường xuyên nhằm nâng cao tính minh bạch tài chính, chống tham nhũng và giảm thiểu lãng phí.

Hai là có sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc thực thi dự án đặc biệt là các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, năng lượng và cơng nghiệp.

Ba là văn hóa chịu trách nhiệm của các cán bộ quản lý từ trung ương đến cơ sở ở Malaysia.

3.1.2. Indonesia

Bước vào giai đoạn 1965-1998, ngay sau khi bắt tay vào công cuộc khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh, Indonesia đã bắt đầu nhận được các khoản đầu tư lớn của các nhà đầu tư nước ngoài và cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, tại thời điểm này hoạt động quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại Indonesia không mang lại hiệu quả đặc biệt là việc sử dụng và quản lý ODA trong lĩnh vực hạ tầng. Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn ODA vào Indonesia, kết cấu hạ tầng ở Indonesia vẫn cịn yếu kém. Một ngun nhân khơng thể khơng nói tới là vấn nạn tham nhũng ở Indonesia diễn ra rất nghiêm trọng.

Trước tình trạng đó, Chính phủ Indonesia đã điều chỉnh lại chính sách thu hút, sử dụng, quản lý và đánh giá ODA.

Thứ nhất, hàng năm các bộ, ngành chủ quản phải lập danh mục các dự án cần

hỗ trợ ODA, gửi đến Bộ Kế hoạch quốc gia (BAPPENAS) để tổng hợp. Điều này thể hiện Indonesia nhận thức rõ về bản chất của ODA và đang hạn chế khả năng gây nợ của ODA. Những dự án nào thật sự cần thiết vay vốn thì mới xem xét để thu hút ODA. Vì vậy bộ Kế hoạch quốc gia thường có quan điểm độc lập với bộ chủ quản và dựa trên lợi ích tổng thể của quốc gia để xem xét, thẩm định các dự án ODA. Đồng thời, để hạn chế ảnh hưởng của nhà tài trợ trong quá trình đàm phán điều kiện dự án thì việc kí kết hiệp ước đều được thực hiện trên lãnh thổ Indonesia.

Thứ hai, Indonesia hoạch định một tầm nhìn rộng và chiến lược rõ ràng để

hướng đến mục tiêu phát triển bền vững qua các dự án ODA bằng cách thuê các luật sư giỏi để tư vẫn từ nhưng khâu đầu tiên như thu hút, đàm phán cho đến sử dụng và quản lý các dự án ODA đặc biệt là đối với các dự án có sử dụng lượng ODA lớn.

thì ngun tắc thực hiện dự án của Chính phủ Indonesia là chỉ vay tiếp dự án mới khi đã thực hiện xong dự án cũ. Một nguyên tắc khác trong hoạt động tiếp nhận ODA của Indonesia là phải đảm bảo được độ an toàn cao nhất, tức là đối với những dự án có nguồn vốn vay cao thì bắt buộc phải có chun gia tư vấn đi kèm để đảm bảo hiệu quả cho dự án.

Thứ tư, Bộ Tư pháp Indonesia cũng tham gia vào cơng tác quản lý, sử dụng dự

án có hỗ trợ trực tiếp nước ngồi. Vì đây là cơ quan đưa ra tư vấn và ý kiến cho các dự thảo về Hiệp định vay vốn nước ngoài.

Thứ năm, Indonesia đã thành lập Uỷ ban quốc gia về chống tham nhũng để

khác phục tình trạng tham nhũng đang hồnh hành ở quốc gia này.

Từ kinh nghiệm trong cách quản lý và sử dụng ODA của hai quốc gia trên, chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Phải đảm bảo được tính chủ động trong các giai đoạn đàm phán, tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA. Nhìn vào chính sách của Indonesia,nước này tiếp

nhận ODA theo nguyên tắc dự án nào trong nước cần hỗ trợ ODA thì trình lên bộ Kế hoạch kinh tế sau đó xem xét, thẩm định. Điều này có thể dẫn đến một số hệ quả xấu khi chạy đua xin ODA bằng mọi giá mà không nhận thức đúng về bản chất của nguồn vốn này. Cụ thể, đó là việc nhà tài trợ tranh thủ cơ hội để áp đặt một số điều kiện gây ảnh hưởng đến nội bộ quốc gia hoặc chấp nhận cả những dự án khơng có tính khả thi dẫn đến gánh nặng nơ công cao mà lại tác động xấu đến lợi ích quốc gia. Chính vì vậy, tăng cường tính chủ động trong tiếp nhận ODA là một việc cần thiết. Các nước đang và kém phát triển không nên vì để được nhận ODA mà cứ giữ nguyên yêu cầu của bên tài trợ mà có thể đứng ra đề xuất thay đổi bổ sung các điều khoản phù hợp hoặc từ chối các điều kiện đi ngược lại với lợi ích quốc gia.

Tạo cơ chế thanh tra, theo dõi và giám sát chặt chẽ các dự án ODA. Ở Malaysia và Indonesia, việc phân phân cấp quản lý ODA được thực hiện khá hiệu quả. Tuy nhiên, nếu khơng có có chế quản lý ngiêm ngặt các dự án ODA trong từng bước quản lý của các cơ quan khác nhau thì vẫn sẽ gây nên tình trạng thất thốt ngân sách, chậm tiến độ, tham nhũng và chất lượng kết quả dự án sẽ không cao.

Giống như ở Malaysia, công tác giám sát phải được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục, có thể thơng qua hình thức thanh tra định kì hoặc đột xuất nhằm

tìm ra những điểm cịn bất cập và yếu kém trong dự án để kịp thời tìm ra biện pháp giải quyết. Đồng thời, việc đánh giá dự án cũng nên thực hiện theo cả ba hình thức là đánh giá đầu dự án (ngay khi dự án bắt đầu thực hiện), đánh giá giữa kì (đánh giá trong quá trình thực hiện), và đánh giá sau dự án (đánh giá tác động vào thời điểm sau 3-5 năm kể từ khi dự án được đưa vào sử dụng).

Cơng tác kiểm tốn cũng cần được tiến hành để tăng tính minh bạch và cơng khai của dự án. Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động này của Malaysia là điểm rất đáng để Việt Nam tiếp thu và áp dụng.

Tăng cường công tác phân cấp trong quản lý ODA. Việc phân cấp trong

hoạt động quản lý ODA phải đi song song với việc phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để mỗi cấp có thể hồn thành hết nhiệm vụ trong mức quyền hạn của mình cũng như có tinh thần chịu trách nhiệm với những sai sót, lỗi lầm do cán bộ thuộc cơ quan mình gây ra. Đồng thời, rút kinh nghiệm từ Indonesia và Malaysia thì việc thu hút các tổ chức phi chính phủ tham gia vào hoạt động thu hút, quản lý ODA (tăng cường sự tham gia ODA của người dân) cũng là một việc cần thiết.

Thận trọng trong việc tiếp nhận các dự án ODA. Vì ODA có tính chất gây nợ

nên rút kinh nghiệm từ các quốc gia trên, chỉ nên huy động ODA khi ngân sách trong nước không đáp ứng đủ và chỉ huy động vào những dự án thực sự cần thiết, có mục tiêu rõ ràng, khơng gây tổn hại đến lợi ích quốc gia.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hưởng của ODA nhật bản đến sự phát triển kinh tế xã hội việt nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)