3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng của ODA Nhật Bản cho sự phát triển
3.3.2. Cải thiện chất lượng đầu vào của các dự án ODA
Trước đây, dựa trên lượng vốn được viện trợ thì Chính phủ mới bắt đầu tiếp cận dự án, hiện nay thì lại từ dự án mới tiến hành tiếp cận viện trợ. Chính phủ bây giờ chỉ đóng vai trị hỗ trợ và thúc đẩy dự án, các chủ dự án thì đã có quyền chủ động trong việc thực hiện và hịa thành dự án. Chính vì vậy, ngay từ bước lựa chọn và tiếp nhận dự án thì cần phải tăng cường chất lượng đầu vào.
Cơ quan chỉ đạo phải lựa chọn được những dự án phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH do Đảng và Nhà nước đề ra trước hết là chiến lược phát triển 10 năm giai đoạn 2011-2020. Cần phải bám sát các mục tiêu của chiến lược nợ cơng và nợ nước ngồi của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên như xóa đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường, bất bình đẳng, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển y tế giáo dục, sử dụng ODA cho sử dụng cho các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng chính sách phát triển thể chế, tăng cường năng lực con người, hỗ trợ trực tiếp để cải thiện đời sống văn hóa xã hội cho người dân, đặc biệt là cho những người nghèo ở những vùng nông thôn miền núi, đồng bào dân tộc...; còn đối với nguồn vốn vay ODA ưu đãi, sẽ sử dụng cho các chương trình, dự án mà có khả năng thu hồi vốn... Đồng thời cũng cần phải lựa chọn những dự án phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành và vùng lãnh thổ.
Đồng thời, cần chú trọng tới tính khả thi, cơ cấu và tính bền vững của dự án. Các dự án được tiếp nhận phải có tính khả thi cao, có khả năng được thực hiện sớm và mang lại lợi ích cho đất nước. Để đánh giá được tính khả thi của dự án thì ban quản lý cần thành lập một tổ đánh giá các chỉ tiêu tài chính của dự án và các đánh giá về môi trường. Một số chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá như IRR hay NPV và IRR, NPV kinh tế. Bên cạnh đó, cơ cấu của dự án cũng phải phù hợp với cơ cấu vốn đối ứng, phù hợp với cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng của nước ta. Đồng thời, tính bền vũng của dự án được thể hiện ở chất lượng của dự án và hiệu quả lâu dài của kết quả dự án trong tương lai kể cả khi dự án đã
kết thúc. Vì vậy, dự án phải đảm bảo được tính bền vững về mơi trường (khơng được gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường trong cả q trình thi cơng và vận hành), tính bền vững về kĩ thuật (dễ vận hành, vận hành đúng thiết kế có khả năng cải tiến), tính bền vững về tài chính (hạn chế tối đa gánh nặng nợ cơng trong tương lai), tính bền vững về thể chế và tổ chức (dự án phải nằm trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, phù hợp với chính sách đầu tư của chính phủ, quản lý bởi bộ máy hành chính có năng lực và trong sạch) và tính bền vững về văn hóa-xã hội (khơng ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng dân cư, không tác động xấu đến truyền thống dân tộc và các giá trị phi vật thể khác). Theo JICA, 7 yếu tố đảm bảo tính bền vững thành quả của các dự án là: tăng cường giao lưu giữa hai cơ quan thực hiện; kết quả của dự án được chứng thực; mong muốn được tiếp tục triển khai của cơ quan thực hiện hoặc đối tượng hưởng lợi; kinh phí hoặc biện pháp để đảm bảo kinh phí; nguồn nhân lực có năng lực; cơ sở vật chất sẵn có tại địa phương.
Tiếp theo, ban quản lý cần phải tăng cường công tác chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt dự án. Để đảm bảo tiến độ thực hiện cũng như đảm bảo hiệu quả KT-XH của dự án thì cơng tác quy hoạch chuẩn bị dự án trong thời gian tới cần được chú trọng hơn, thực hiện chặt chẽ hơn dựa trên cơ sở phát triển quan hệ đối tác, trong đó cần đẩy mạnh các mặ tnhư :
Về ngân sách, công tác chuẩn bị đẩy đủ ngân sách và phân bổ ngân sách một cách phù hợp phải được tiến hành tốt ngay từ giai đoạn đầu.
Về công tác tái định cư, ngay từ đầu tự án phải đảm bảo được khâu giải phóng mặt bằng và tổ chức tái định cư cho người dân. Phải tính đến lợi ích hợp pháp của người dân trong khu vực bị giải tỏa, không những về tái định cư mà cả giải quyết việc làm cho người dân bi mất đất canh tác, mất nhà ở, địa điểm kinh doanh, cuộc sống người dân khi định cư ở nơi ở mới, tương lai xã hội, đảm bảo ổn định cho các hộ di dời.
Đối với sự phối hợp với nhà tài trợ trong quá tình chuẩn bị thì do trong q trình chuẩn bị sẽ có sự chênh lệch giữa hai bên về ngân sách và thời gian nên phải đảm bảo được sự hài hòa, phối hợp nhịp nhàng bằng cách chia sẽ thông tin, tham khảo ý kiến của nhau thơng qua các cuộc họp thường xun.
khốt. Để thực hiện được điều này thì cần phải cắt giảm bớt được thủ tục hành chính, phức tạp, phải có đội ngũ chuyên gia tư vấn năng lực chuyên nghiệp để đưa ra ý kiến đánh giá về tính khả thi của dự án.