Đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hưởng của ODA nhật bản đến sự phát triển kinh tế xã hội việt nam (Trang 79)

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng của ODA Nhật Bản cho sự phát triển

3.3.5. Đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi của Việt Nam những năm gần đây tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn chậm hơn so với tiến độ đã cam kết. Vì đây là một hạn chế đáng lo ngại trong việc sử dụng vốn ODA gây ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu xã hội nên rất cần phải có những biện pháp để đẩy nhanh hoạt động giải ngân. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chậm trễ giải ngân vốn đó là sự khơng thống nhất trong thủ tục giữa Việt Nam và bên phía nhà tài trợ, cịn có những vướng mắc về quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành, do thiếu vốn đối ứng, do chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng.... Để khắc phục được tình trạng chậm trễ giải ngân, cần phải:

quy trình của cả hai nước, phải thưởng xuyên tổ chức các cuộc họp giữa hai bên để tháo gỡ những vướng mắc, khơng để tình trạng trì trệ do khác biệt về thủ tục làm ảnh hưởng đến công tác giải ngân.

Thứ hai, Chính phủ cần xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2010/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngồi của Chính phủ, ban hành Nghị định mới về việc cho UBND cấp tính vay lại vốn ODA qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng để vừa có thể chia sẻ gánh nặng cho ngân sách trung ương vừa nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi.

Thứ ba, cần tìm thêm nguồn vốn bổ sung cho các dự án để tránh tình trạng chờ vốn, bố trí vốn đối ứng một cách nhanh chóng phù hợp để tránh gây sức ép lên ngân sách Trung ương.

Thứ tư, cơng tác giải phóng mặt bằng và tái định cư cần phải được thực hiện một cách nhanh chóng, chuẩn hóa theo các chính sách. Cần phải minh bạch hóa trong thủ tục đền bù, phải có các chính sách hỗ trợ người dân tiếp tục làm ăn, ổn định cuộc sống khi chuyển về nơi ở mới...

3.3.6. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chun mơn cho đội ngũ cán bộ làm việc trong các dự án

Trong các dự án ODA, hiệu quả quản lý dự án phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, Đội ngũ cán bộ ở các Ban quản lý dự án đóng vai trị đặc biệt quan trọng từ khâu lập dự án khả thi đến khi kết thúc dự án vì vậy cần quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý dự án. Đội ngũ cán bộ ở các PMU phải được đào tạo và am hiểu các thủ tục từ khâu lập dự án khả thi cho đến kết thúc dự án theo quy định của Chính phủ, ngồi ra phải nắm vững các quy định và thủ tục của Nhà tài trợ nhằm đảm bảo sự thống nhất, đáp ứng yêu cầu của cả hai phía. Đặc biệt, để có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn viện trợ phát triển Nhật Bản tại Việt Nam, một nhân tố quan trọng thứ yếu đó là trình độ nhân lực trong nhiều lĩnh vực liên quan như kiến trúc, kỹ sư, quản lý, vận hành. Vì vậy cần đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng.

Đầu tiên, phải tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ Việt Nam tại Nhật Bản nhằm để tiếp thu được các kiến thức khóa học kĩ thuật tiên tiến phục vụ cho cơng

tác chun mơn, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Đồng thời, nên tổ chúc hoạt động đào tạo trong nước của các trường đại học và đào tạo nước ngồi theo các chương trình hợp tác quốc tế, mời các chuyên gia quốc tế có trình độ chun mơn cao giảng dạy để có thể tiếp thu, ứng dụng cơng nghệ cao, tiên tiến một cách hiệu quả.

Thứ hai, không chỉ nâng cao kiến thức chuyên môn cho lực lượng cán bộ quản lý mà còn phải bổ sung kiến thức ngoại ngữ, những kiến thức cơ bản về ngoại giao và luật pháp quốc tế, kiến thức về kinh tế thị trường, phương pháp phân tích chính sách kinh tế phù hợp với cơ chế kinh tế mới.

Thứ ba, thuê các chuyên gia, kỹ sư nước ngoài hay các chuyên gia từ Nhật Bản làm việc ngay tại dự án ODA Nhật Bản triển khai ở Việt Nam để vừa có thể học hỏi kinh nghiệm vừa có thể chuyển giao cơng nghệ ở những dự án có trình độ cơng nghệ cao.

Cuối cùng, phải có chính sách đãi ngộ và thu hút các cán bộ quản lý có trình độ cao sau khi được đào tạo ở nước ngồi tránh tình trạng chảy máu chất xám. Bên cạnh đó, phải có các chính sách phù hợp để giải quyết mối liên hệ giữa đào tạo và sử dụng, giữa đào tạo và đào tạo nâng cao để làm sao cho có thể phân bổ được nguồn nhân lực đã được đi đạo tạo để mang lại hiệu quả quản lý cao nhất.

3.3.7. Có tư duy mới về quan hệ đối tác

Trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp thì nhóm 6 Ngân hàng phát triển sẽ bắt đầu cắt giảm dần các ưu đãi ODA dành cho Việt Nam. Cụ thể, từ 7/2017 Việt Nam sẽ được hưởng ít ưu đãi từ các khoản vay ưu đãi từ WB và phải hướng tới việc sử dụng số tiền này để cải thiện các điều kiện thị trường, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ ngừng một phần ưu đãi gói viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2019, Nhật Bản mặc dù vẫn cho Việt Nam vay ODA với lãi suất ưu đãi đến năm 2030 nhưng lãi suất sẽ tăng lãi suất lên. Các nhà tài trợ sẽ không đưa ra cam kết lượng vốn ODA và vốn vay ưu đãi theo năm như trước đây mà có thể đưa ra cam kết bất cứ lúc nào trong năm bới các bên đều quan tâm đến hiệu quả đầu ra hơn là việc huy động nguồn lực đầu vào.

Nhà tài trợ không chỉ đơn thuần là bên cung cấp viện trợ mà còn là đối tác thương mại và đối tác để đối thoại chính sách, chia sẻ các kinh nghiệm, bài học về vấn đề phát triển KT-XH. Chúng ta cần phải tăng chiều sâu của nội dung các cuộc đối thoại chính sách và tăng phạm vi ảnh hưởng của các bên vào quá trình phát triển.

Cần phải chủ động tham gia xây dựng chiến lược phát triển với từng đối tác phát triển như nhóm 6 Ngân hàng phát triển và các quốc gia cung cấp viện trợ. Trong từng chiến lược tương ứng với từng đối tác thì phải xác định được mục tiêu viện trợ là gì, các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ cũng như các chương trình dự án cụ thể.

Trong bối cảnh khi viện trợ khơng hồn lại và vay ưu đãi đang giảm dần thì Việt Nam cần ưu tiên lựa chon những đối tác cung cấp hỗ trợ kĩ thuật và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của hai bên để hỗ trợ cho sự phát triển KT-XH.

Cần phải phát triển mối quan hệ đối tác theo hướng tăng cường hơn vào ý tưởng, tri thức và giải pháp phát triển. Để có thể thực hiện được thay đổi này, ODA cần phải bao hàm được đầy đủ các yếu tố về ý tưởng, kiến thức và tài chính.

Vì quan hệ giữa Việt Nam và nhà tài trợ đang chuyển từ quan hệ đối tác viện trợ sang đối tác thương mại nên Việt Nam thì mối quan hệ hai bên trở nên bình đẳng nên cần phải càng có sự chủ động trong việc đàm phán các điều kiện, quản lý và thực hiện dự án, không cần phải tiếp nhận ODA khơng có kế hoạch mà phải nghiên cứu kĩ lợi và hại, các điều kiện ràng buộc trước khi tiếp nhận.

3.3.8. Xây dựng cơ chế tăng cường sự tham gia ODA của người dân

Với thực trạng cách tiếp cận ODA có sự thay đổi, quy mô ODA ưu đãi đang bị cắt giảm thì việc ưu tiên hàng đầu được đặt ra là làm sao để có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng ODA và nâng cao chất lượng của đồng vốn ODA. Mà hiệu quả của ODA được thể hiện rõ nhất là thông qua giá trị tương lai và tính bền vững của dự án và giảm sự thất thốt trong q trình thực hiện. Vì vậy, để các khâu từ thiết kế, thẩm định, triển khai dự án cho đến chuyển giao kết quả và giám sát thành quả sau khi bàn giao đạt được hiệu quả cao nhất cần có sự phối hợp từ trung ương đến địa phương và phải có sự tham gia của người dân. Ngồi ra, xu hướng để cho khu vực tư nhân tiếp nhận ODA là thực sự cần thiết.

Một số biện pháp để tăng cường sự tham gia ODA của người dân đó là:

dựng cơ chế để cộng đồng tham ODA vào tất cả các khâu.

 Minh bạch thông tin với tất cả các bên, thưởng xuyên tổ chức báo cáo định kì và cung cấp thông tin về tiến độ cũng như tài chính với cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức dân sự, các hiệp hội và Hội đồng nhân dân qua các cuộc họp hoặc qua các cổng thông tin trực tuyến.

 Xây dựng cơ chế giám sát, theo dõi và đánh giá các dự án ODA và làm rõ hơn sự tham gia của người dân trong q trình đó.

 Xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với khu vực tư nhân từ việc chia sẻ thông tin cho đến việc cùng thực hiện dự án.

Thứ hai, xây dựng khung chính sách để khu vực tư nhân dễ dàng tiếp cận ODA.

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đa thành phần và khu vực tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sư nghiệp phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cho nên Chính phủ trong chủ trương khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã cho phép khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận và sử dụng vốn ODA. Trong Nghị định số 38/2013/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phát triển (ODA)và nguồn vốn vay ưu đãi, chính phủ đã cho phép khu vực tư nhân tiếp cận nguồn vốn này. Theo đó, có bốn cách để khu vực tư nhân tiếp cận vốn ODA là:

 Tham gia thực hiện các chương trình dự án theo mơ hình hợp tác cơng tư (PPP), trong đó Chính phủ đóng góp bằng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Trong bối cảnh nguồn viện trợ ODA đang giảm mà nhu cầu đầu tư lại tăng cao, hính phủ đang phải siết chặt đầu tư cơng thì cho khu vực tư nhân tiếp cân ODA vừa có thể tăng cường năng lực hấp thụ ODA, vừa có thể dùng ODA để làm”chất xúc tác” cho việc huy động vốn khu vực tư nhân để phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH theo hình thức PPP.

 Tham gia thực hiện các chương trình, dự án theo hình thức ngân sách nhà nước cho vay lại vốn ODA sử dụng cho các lĩnh vực ưu tiên

 Vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong qua các chương trình, dự án có hạn mức tín dụng hoặc hợp phần tín dụng được tài trợ bằng nguồn vốn ODA. Ví dụ như chương trình hạn mức tín dụng để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (Đan Mạch), chương trình tín dụng hai bước phát triển doanh nghiệp

Ngồi ra cũng có những dự án mà khu vực tư nhân đã tiếp cận trực tiếp được với ODA như dự án xây dựng Trung tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật Việt-Nhật. Trong dự án này, JICA kí hợp đơng vơi ACB sau đó ACB tái cấp vốn cho cơng ty trách nhiệm hữu hạn Esuhai. Bên cạnh đó, dự án của tập đồn Hịa Phát được vay vốn ưu đãi ODA thông qua JICA với tổng giá trị 319 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi là 9,6%/năm và thời hạn là 15 năm để tái tạo và sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.

Khu vực tư nhân, để có thể tiếp cận được ODA thì phải xác định tiếp nhận ODA tức là đang chia sẽ rủi ro với Chính phủ. Đây cũng là trách nhiệm giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Đồng thời, cũng phải nhận thức được PPP là hình thức có thể khai thác được nguồn lực to lớn của khu vực tư nhân đồng thời là giải pháp hữu hiệu để thúc đầy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, cần nghiên cứu các phương án để khu vực tư nhân có thể dễ dang tiếp cận trực tiếp với nhà tài trợ như mơ hình 3 bên nhà tài trợ- ngân hàng- chủ đầu tư hay nhà tài trợ- chính phủ- nhà đầu tư. Các doanh nghiệp tư nhân cũng phải tích cực nâng cao năng lực, đặc biệt là năng lực quản trị dự án, đầu tư đổi mới sáng tạo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những phân tích và đánh giá thực trạng ảnh hưởng của ODA Nhật Bản đến nền KT-XH Việt Nam ở trong chương 2, chương 3 của khóa luận đã nêu ra được những định hướng về hoạt động thu hút và sử dụng ODA trong thời gian tới cũng như đề xuất các biện pháp đề nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực và xóa bỏ những hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.

KẾT LUẬN

Để hoàn thành được sự nghiệp CNH-HĐH trong thời gian sớm nhất, trong thời gian tới, Việt Nam vẫn cần tranh thủ tối đa các nguồn vốn tài chính phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển, trong đó có nguồn vốn ODA Nhật Bản song song với các nguồn vốn nội sinh khác.

Trong bối cảnh Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp thì hầu hết các nhà tài trợ lớn thuộc nhóm 6 ngân hàng phát triển đều cắt giảm viện trợ khơng hồn lại cho Viêt Nam thì Việt Nam cũng cần có những thay đổi trong chính sách thu hút, tiếp nhận và sử dụng ODA để những hiệu quả kinh tế- xã hội mà nguồn vốn này mang lại là lớn nhất. Với đề tài “Ảnh hưởng của ODA Nhật Bản đến sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam” khóa luận đã làm rõ được một số vấn đề về cả lý luận và thực tiễn.

Khóa luận đã hệ thống hóa được các lý thuyết về ODA nói chung, những tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội nằm trong các mục tiêu của ODA, lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của ODA Nhật Bản để làm cơ sở phân tích đánh giá những ảnh hưởng của ODA Nhật Bản đến Việt Nam. Đồng thời, khóa luận cũng đã trình bày được những ảnh hưởng của ODA Nhật Bản đến Việt Nam thơng qua việc phân tích các dự án cụ thể, có tầm ảnh hưởng nhất. Có thể nói, ODA có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Việt Nam, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ hợp tác kĩ thuật, hỗ trợ cơng tác xóa đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường, tăng cường năng lực chính phủ. Bên cạnh thành cơng trong việc sử dụng ODA thì vẫn cịn một số hạn chế như tình trạng giải ngân vốn chậm, thời gian chờ khởi động dự án dài, chất lượng quản lý dự án và nguồn cán bộ chưa được cao, công tác đánh giá, thanh tra còn chưa được thực hiện chặt chẽ và chưa có nhận thức đúng đắn về quan hệ đối tác phát triển giữa Việt Nam và nhà tài trợ. Vì vậy, trong chương 3, khóa luận đã

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ảnh hưởng của ODA nhật bản đến sự phát triển kinh tế xã hội việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)