Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng trƣờng THPT theo định

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 37 - 40)

9 Cấu trúc của đề tài

1.3 Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng trƣờng THPT theo định

phát triển năng lực học sinh

1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là quá trình ngƣời Hiệu trƣởng lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học của học sinh, quản lý CSVC- TTBDH dạy học nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học là những cách thức cụ thể mà chủ thể quản lý

(trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn là hiệu trƣởng) tác động đến các thành tố của dạy học nhằm tạo ra những thay đổi của chúng theo mục tiêu đã xác định.

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học có thể đƣợc xây dựng từ những phƣơng pháp quản lý chung nhƣ phƣơng pháp tâm lý - giáo dục, phƣơng pháp hành chính – tổ chức và phƣơng pháp kinh tế. Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động dạy học, có thể xác định các biện pháp quản lý theo các thành tố và nội dung của hoạt động dạy.

1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên. - Quản lý hoạt động học của học sinh.

- Quản lý cơ sở vật chất – trang thiết bị dạy học.

1.3.2.1. Quản lý hoạt động dạy củ giáo viên

Quản lý hoạt động dạy của giáo viên bao gồm:

- Quản lý việc thực hiện chương trình

Trƣớc hết, Hiệu trƣởng là phải nắm vững chƣơng trình, tổ chức cho giáo viên thực hiện nghiêm túc chƣơng trình và dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng và chƣơng trình giảm tải thống nhất của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Để việc quản lý thực hiện chƣơng tình dạy học đạt kết quả, Hiệu trƣởng phải chú ý sử dụng thời khố biểu, sổ đầu bài các lớp nhƣ là cơng cụ để theo dõi, điều khiển

và kiểm sốt tiến độ thực hiện chƣơng trình dạy học, để kịp thời điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện nội dung và mặt bằng chƣơng trình dạy học.

- Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của giáo viên cho giờ lên lớp. Để việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của giáo viên có thể thực hiện theo một kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả, Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần phải phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, giáo viên trong trƣờng, tạo mọi điều kiện để họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, có kế hoạch thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi để kịp thời động viên, khuyến khích kịp thời, cũng nhƣ điều chỉnh những sai lệch nhằm thực hiện đúng quy định đã đề ra.

- Quản lý giờ lên lớp củ giáo viên

Giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trƣờng nhằm thực hiện mục tiêu cấp học. Vì vậy, Hiệu trƣởng phải có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng cao chất lƣợng giờ lên lớp của giáo viên.

Hiệu trƣởng cần quy định quy trình thực hiện một giờ lên lớp, sử dụng các hình thức tổ chức dạy, kĩ thuật dạy học, việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học phối hợp các PPDH trong tiết học, duy trì nền nếp dạy học, điều khiển tổ chức hoạt động của học sinh và tạo nên bầu khơng khí sƣ phạm trong lớp học.

- Quản lý việc dự giờ củ giáo viên

Nét đặc thù cơ bản làm cho quản lý trƣờng học khác với các dạng quản lý khác là trong quản lý trƣờng học có hoạt động dự giờ thăm lớp. Đây chính là chức năng trung tâm của hiệu trƣởng để chỉ đạo hoạt động dạy học và là biện pháp quan trọng hàng đầu trong quản lý giờ lên lớp. Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trƣờng học, Hiệu trƣởng hết sức chú ý đến việc thanh tra giáo viên, xây dựng kế hoạch thanh tra hàng tháng, dự giờ đột xuất giáo viên hàng tuần, tổ chức rút kinh nghiệm để giáo viên điều chỉnh phƣơng pháp dạy cho phù hợp, đánh giá giờ dạy làm căn cứ xét thi đua cuối kỳ, cuối năm học.

- Quản lý hoạt động kiểm tr - đánh giá kết quả học tập củ học sinh

Qua việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ngƣời quản lý sẽ có cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ dạy của thầy và học của trò. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, là việc làm hết sức cần thiết của Hiệu trƣởng nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên thực hiện đầy đủ và chính xác q trình kiểm tra, đánh giá, thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả dạy học theo mục tiêu.

- Quản lý h sơ chuyên môn củ giáo viên

Hồ sơ chuyên môn là một trong những cơ sở pháp lý khẳng định việc thực hiện nền nếp chuyên môn, việc chuẩn bị, đầu tƣ cho công việc của mỗi giáo viên ở mức độ nào. Nhƣng kết quả hồ sơ chuyên môn của giáo viên không thể xem đồng nghĩa với năng lực giảng dạy của giáo viên trên lớp.

- Quản lý việc b i dưỡng đội ngũ giáo viên

Quản lý việc bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên có vai trị quan trọng. Nó có ảnh hƣởng quyết định đến chất lƣợng giảng dạy và giáo dục của nhà trƣờng. Vì vậy Hiệu trƣởng phải có kế hoạch, chủ động trong việc bồi dƣỡng giáo viên, nhằm từng bƣớc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ.

Kế hoạch bồi dƣỡng dựa trên tình hình thực tế của đội ngũ, dựa trên yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng. Kế hoạch bồi dƣỡng phải phù hợp với điều kiện thực tế của đối tƣợng cần bồi dƣỡng. Đảm bảo tính tích cực chủ động, sáng tạo của đối tƣợng trong việc bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng.

Nội dung bồi dƣỡng giáo viên đƣợc xây dựng trên cơ sở Chuẩn nghề nghiệp nhằm bổ sung kiến thức kỹ năng cần thiết hoặc các chuyên đề chuyên sâu nhằm phát huy, khơi dậy tối đa các khả năng của đội ngũ. Nội dung, hình thức bồi dƣỡng phải đƣợc thực hiện trên nguyên tắc phân hoá, cá thể hoá giúp cho giáo vỉên đạt kết quả tối ƣu trong bồi dƣỡng và rèn luyện năng cao kỹ năng nghề nghiệp đảm bảo ngƣời có năng lực khơng bị hạn chế về bƣớc tiến, ngƣời khác không bị quá tải.

1.3.2.2.Quản lý hoạt động học tập củ học sinh

Hoạt động học tập của học sinh là một hoạt động song song tồn tại cùng với hoạt động dạy của giáo viên.

Việc quản lý hoạt động học tập của học sinh phải đƣợc thực hiện đầy đủ, tồn diện và mang tính giáo dục cao. Nội dung cơ bản của nó bao gồm :

- Quản lý thái độ, động cơ học tập của học sinh

- Quản lý phƣơng pháp học tập ở trƣờng cũng nhƣ ở nhà.

- Quản lý nền nếp học tập ở trƣờng, các hoạt động hỗ trợ học tập, vui chơi, giải trí. - Quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Phối hợp các lực lƣợng giáo dục quản lý hoạt động học tập của học sinh Quản lý hoạt động học tập của học trò là yêu cầu không thể thiếu đƣợc và rất quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động dạy học. Nếu quản lý tốt đối tƣợng này thì sẽ tạo đƣợc cho học sinh ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện, các em sẽ có đƣợc thái độ, động cơ học tập tích cực, từ đó góp phần và quyết định hiệu quả của hoạt động dạy học nói riêng và thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục đề ra nói chung.

1.3.2.3.Quản lý cơ sở vật ch t – tr ng thiết bị phục vụ dạy học

Cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng cho nhà trƣờng hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu đƣợc trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Cơ sở vật chất – trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trƣờng là hệ thống các phƣơng tiện vật chất - trang thiết bị đƣợc sử dụng để phục vụ cho việc dạy và học của nhà trƣờng.

Quản lý cơ sở vật ch t – tr ng thiết bị phục vụ dạy học là một quá trình cung cấp, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tuân thủ các nguyên tắc sƣ phạm và nguyên tắc kinh tế

Nội dung quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ dạy và học trong nhà trƣờng, bao gồm:

- Xây dựng nội quy và kế hoạch, nguồn kinh phí trang bị sử dụng CSVC, trang thiết bị, phƣơng tiện - kỹ thuật phục vụ dạy học

- Quản lý trƣờng lớp, phòng học, bàn ghế, bảng.

- Quản lý các trang thiết bị phục vụ dạy học, hoạt động của các phịng bộ mơn, phịng chức năng.

- Quản lý thƣ viện trƣờng học với các sách báo, tài liệu - Quản lý đồ dùng học tập của học sinh.

Tất cả các nội dung trên đều cần thiết, cơ sở vật chất và thiết bị ngày càng đƣợc trang bị hiện đại để phục vụ cho giáo dục đạt mục tiêu.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)