Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện văn lâm, tỉnh hưng yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 32 - 35)

10 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4 Tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông

1.4.2 Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng chun mơn trong trường phổ thơng có nhiệm vụ chính là dạy học, nhiệm vụ kiêm nhiệm là quản lý và điều hành hoạt động của tổ. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ quản lý của người tổ trưởng chuyên mơn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.4.2.1. Tổ trưởng chun mơn với vai trị là giáo viên

a) Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam năm 2005 nêu rõ:

* Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

* Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: - Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ; - Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

- Lý lịch bản thân rõ ràng.

* Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.

b) Điều lệ trường phổ thông đã quy định như sau: Điều 30. Giáo viên trường trung học

Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ mơn, giáo viên làm cơng tác Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đồn) đối với trường trung học có cấp THPT, giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS).

Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học 1. Giáo viên bộ mơn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;

d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;

e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, cịn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;

b) Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;

c) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;

d) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

1.4.2.2. Tổ trưởng chun mơn với vai trị là người quản lý * Trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn là người trợ giúp cho Ban lãnh đạo nhà trường về các hoạt động chun mơn của tổ, nhóm do mình phụ trách. Tổ chức xây dựng kế hoạch giảng dạy của tổ, nhóm. Tổ chức các hoạt động chuyên đề, tiết dạy mẫu... trong tổ, nhóm chun mơn.

Chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo nhà trường về các hoạt động chuyên môn, cũng như chất lượng giảng dạy của tổ, nhóm do mình phụ trách.

a/ Quản lý giảng dạy của giáo viên

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình mơn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;

- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém...);

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá...).

- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);

- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...);

- Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (4 tiết/giáo viên/năm học);

- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên...

b/ Quản lý học tập của học sinh

- Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ mơn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục;

- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng).

Tham gia kiểm tra chuyên môn, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên theo yêu cầu của hiệu trưởng. Tổ chức các hoạt động tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi. Triển khai các hoạt động chung của nhà trường tới các thành viên của tổ, nhóm chun mơn. Tổ chức tham gia các phong trào thi đua, viết SKKN.

* Những phẩm chất và năng lực cần có của người tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng chuyên mơn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình mơn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý. Do đó, tổ trưởng chun mơn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chun mơn; có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh. Tổ trưởng chun mơn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, cơng bằng, kiên trì, có năng lực giao tiếp, đặc biệt năng lực khái qt, phán đốn, tổng hợp; bởi vì người TTCM vừa làm nhiệm vụ của một người GV, vừa làm nhiệm vụ của một nhà quản lý GD.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện văn lâm, tỉnh hưng yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)