10 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2 Các biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn
3.2.4 Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập; hoàn thiện những kỹ năng cần thiết cho HS; tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; nâng cao chất lượng học tập môn học của HS.
- Khai thác tiềm năng trí tuệ của tập thể học sinh, rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho học sinh.
- Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên hiện có đặc biệt là các GV có trình độ chun môn nghiệp vụ tốt.
- Xác định đúng kết quả tiếp thu, vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của cần có của HS dựa theo mục tiêu đã đề ra.
- Thúc đẩy HS cố gắng khắc phục thiếu sót hoặc phát huy năng lực sở trường của mình. Học sinh tự tìm cách học, sử dụng tài liệu hiệu quả. Làm cho các hoạt động dạy - học – KTĐG thành một chỉnh thể đồng bộ, thống nhất.
- Đáng giá sự phát triển nhân cách nói chung so với mục tiêu giáo dục và yêu cầu của thực tiễn
3.2.4.2 Tổ chức thực hiện
- Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của GV theo hướng:
+ Lựa chọn, phối hợp và sử dụng sáng tạo các PPDH phù hợp với mục tiêu, nội dung bài dạy, đặc điểm, trình độ, kỹ năng và thói quen học tập của HS, của lớp học, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật hiện có của nhà trường, kinh nghiệm đã có của GV.
Các biện pháp đổi mới PPDH là: Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống; kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học; vận dụng dạy học đặt và giải quyết vấn đề; vận dụng dạy học theo tình huống; vận dụng dạy học định hướng hành động (Dạy học theo dự án); chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn; tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học; sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo; bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh
Việc đổi mới PPDH của GV phải được thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau: - Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó HS tự khám phá ra những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những những kiễn thức đã được sắp đặt sẵn.
- Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để HS biết cách đọc SGK và các tài liệu tham khảo, biết tự tìm lại kiến thức đã có, biết suy luận hợp loogic để tìm kiến thức mới...
- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác giữa các HS. Khai thác tiềm năng trí tuệ của tập thể học sinh biến tập thể học sinh thành môi trường học tập thuận lợi trong đó học sinh vừa hợp tác vừa tranh đua vừa tự khẳng định mình.
- Chú trọng đánh giá kết quả học tập của HS trong suốt tiến trình dạy học, thơng qua hệ thống câu hỏi bài tập. Chú trọng phát triển kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định các tiêu chí để phê phán, tìm được ngun nhân và nêu cách sửa chữa sai sót.
- Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo nâng cao chất lượng đổi mới PPDH của bộ môn, bao gồm:
+ Nhận thức những vấn đề liên quan, những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành chủ trương đổi mới PPDH trong nhà trường
+ Chuẩn bị đầy đủ mọi mặt cho sự thay đổi, tổ chức thảo luận Tổ chuyên môn về chủ trương đổi mới PPDH để mọi người cùng chia sẻ quan điểm, tạo tâm thế và điều kiện sẵn sàng tham gia đổi mới; tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm về đổi mới PPDH với những Tổ chuyên môn đã tổ chức thành công; lựa chọn những GV dạy giỏi, tâm huyết với nghề đi đầu làm mẫu để rút kinh nghiệm.
+ Thu thập số liệu, dữ liệu về tình hình đội ngũ GV bộ mơn; tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học môn học; sưu tầm tài liệu hướng dẫn đổi mới; tìm chuyên gia tư vấn hỗ trợ cho việc đổi mới PPDH.
+ Xác định mục tiêu cụ thể cho các bước chỉ đạo bao gồm: Mục tiêu ở bước thí điểm; phân tích thành cơng thất bại của bước thí điểm và lựa chọn bước đi tiếp theo; xem xét tiến độ triển khai thích hợp với từng giai đoạn; đưa việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào vào chương trình hành động hàng năm của tổ chun mơn.
+ Xem xét và lựa chọn giải pháp áp dụng: kết hợp động viên, khuyến khích tinh thần và kết hợp vật chất; hướng dẫn, chỉ đạo sát sao, yêu cầu cụ thể đối với từng GV tham gia vào việc đổi mới PPDH; hỗ trợ các điều kiện nguồn lực để đổi mới; đánh giá, khen chê kịp thời, khách quan.
+ Chỉ đạo Tổ chuyên môn và GV lập kế hoạch thực hiện. Trong kế hoạch cần xác định rõ các nội dung và lộ trình thực hiện; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, xây dựng môi trường DH phục vụ cho đổi mới PPDH.
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn đánh giá kết quả đổi mới về PPDH: định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và 1 năm; thực hiện tốt công tác sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về đổi mới PPDH.
- Đối với thực hiện các hình thức tổ chức dạy học, BGH cần chỉ đạo Tổ chuyên mơn thực hiện tốt các hình thức DH đã được quy định trong chương trình, đồng thời thường xuyên kiểm tra nắm tình hình, kịp thời phát hiện các GV làm sai để có hình thức xử lý phù hợp. Chỉ đạo Tổ chuyên môn làm tốt việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thi Ơlimpic mơn học, tham quan… cho HS.
- Hiệu trưởng quản lý việc giáo viên xây dựng cho học sinh phương pháp học và tự học một cách tích cực, hiệu quả.
- Hiệu trưởng chỉ đạo đánh giá kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của HS ở mỗi lớp và sau cấp học phải:
+ Dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng (theo hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, từng hoạt động giáo dục, từng lớp; yêu cầu cơ bản đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo hướng tiếp cận năng lực) của HS theo cấp học.
+ Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu:
Nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học;
Thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập;
Vận dụng: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành cơng tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học;
Vận dụng cao: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, khơng giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
Chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng. Tăng cường kiểm tra và thi thực hành đối với các mơn Vật lí, Hóa học, Sinh học. Nâng cao chất lượng việc kiểm tra cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết đối với môn ngoại ngữ.
Chỉ đạo việc ra đề kiểm tra yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn tăng cường ra các câu hỏi mở; gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
Tổ chức cho mọi giáo viên đều tham gia ra đề kiểm tra, tạo ra ngân hàng đề phong phú. Tổ chức hội thảo, rút kinh nghiệm việc ra đề theo ma trận đề để mọi thành viên của bộ môn ngày càng được nâng cao nghiệp vụ ra đề kiểm tra.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
- Để việc đổi mới PPDH và kiểm tra đánh được tiến hành thường xuyên, liên tục cần phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng để mọi người nhận thức được đổi mới PPDH là nhiệm vụ của người GV; mọi GV phải được bồi dưỡng những kiến thức cần thiết về đổi mới; BGH nhà trường cần chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho GV thực hiện đổi mới; nội dung đổi mới PPDH phải được đưa vào chỉ tiêu thi đua của các đơn vị; nhà trường cần có quy định cụ thể để động viên kịp thời, khen chê đúng lúc, thưởng phạt công bằng.
- Sở GD&ĐT cần quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho nhà trường về đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất; đảm bảo phương tiện dạy học và nguồn kinh phí cần thiết để giáo viên có điều kiện thực hiện tối đa khả năng chuyên môn và phối hợp tốt các phương pháp dạy học bộ môn.
- GV kịp thời trao đổi với cha mẹ HS và những người có trách nhiệm để có thêm thơng tin và phối hợp giúp cho sự hình thành và phát triển phẩm chất năng lực của HS.