10 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.6 Các yếu tố ảnh hướng đến quản lý hoạt động của TCM
1.6.1 Yếu tố khách quan
Xuất phát từ quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, các chính sách vĩ mơ của Nhà nước về giáo dục trong những năm qua đã được tồn ngành và xã hội đón nhận, đánh giá cao.
Chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo, chăm lo kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể các cấp đối với giáo dục và đào tạo là nhân tố có tính quyết định, là ngun nhân đầu tiên dẫn đến thành công của sự nghiệp giáo dục – đào tạo.
Cơ chế, chính sách đãi ngộ cho giáo viên là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư, tình cảm nghề nghiệp của giáo viên. Vì vậy, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là nhiệm vụ quan trọng của ngành GD nhằm phát triển mạnh nền giáo dục với chất lượng và hiệu quả cao, tạo nền tảng và động lực vững chắc cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Việc đổi mới giáo dục THPT hiện nay khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi nội dung, mà là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, chương trình và SGK, phương pháp đến phương tiện và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục. Từ đó dẫn đến có thêm các mơn học mới, thời lượng học tập của các môn học trong kế hoạch dạy học – giáo dục có sự thay đổi, làm ảnh hưởng tới hoạt động của TCM. Cụ thể:
- Việc có thêm các môn học mới: Tin học, GDQP – AN, Tự chọn, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,…làm xuất hiện nhu cầu GV các bộ môn trên, và các tổ cũng gắp các vấn đề về phối hợp công tác
- Việc thay đổi mục tiêu, nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá sẽ yêu cầu các tổ thường xuyên phải đổi mới phương thức hoạt động của TCM.