10 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2 Các biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn
3.2.2 Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, năng lực thích ứng cho tổ trưởng,
trưởng chun mơn và đội ngũ giáo viên.
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT như hiện nay, tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn và giáo viên cần có những phẩm chất và năng lực thích ứng để hồn thành nhiệm vụ quản lí, bồi dưỡng, GDĐT.
- Nâng cao năng lực thích ứng giúp cán bộ quản lí và giáo viên có khả năng thay đổi những đặc điểm tâm - sinh lý và nhân cách cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động, đạt hiệu quả lao động và nâng cao năng suất lao động.
- Phát triển năng lực thích ứng với việc tự học và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của người giáo viên trong xã hội ln thay đổi, cần phải có khả năng thích ứng với sự thay đổi đó, để đáp ứng những yêu cầu cao về "chất lượng sản phẩm" lao động đặc biệt là nhân cách HS.
- Cán bộ quản lí và Giáo viên linh hoạt trong giao tiếp ứng xử, khéo léo khi ứng xử với đồng nghiệp, học trị,... dự đốn hành động, suy nghĩ của người khác. Có thể giải thích, thuyết phục hoặc cảm hố người khác trong những trường hợp cần thiết. - Sẵn sàng thay đổi, rèn luyện để đáp ứng yêu cầu luôn thay đổi của nghề. Sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học, các phương tiện kĩ thuật hiện đại phục vụ hoạt động chuyên môn.
3.2.2.2. Tổ chức thực hiện
- Xây dựng chương trình huấn luyện lý luận tại chỗ, bằng nhiều hình thức; kết hợp với hướng dẫn các nội dung, phương pháp điều hành tổ chức, đánh giá nhận xét, từng cơng việc cụ thể trong q trình Tổ trưởng thực thi nhiệm vụ.
- Cho tổ trưởng chuyên môn tham dự nhiều hoạt động thực tiễn ngoài nhà trường trên các lĩnh vực quản lý xã hội, đặc biệt các hoạt động mang tính chất quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục.
- Nếu phát hiện sự tiến bộ, tạo điều kiện cho tham gia các lớp quản lý ngắn ngày.
- Triển khai ở các tổ chun mơn các hình thức tổ chức và thực hiện kế hoạch, hoạt động dạy học hiện đại. Giúp giáo viên nắm vững kiến thức về hoạt động dạy học, tích cực tìm hiểu các mơn Tâm lý - Giáo dục học, các môn chuyên ngành.
- Bồi dưỡng kiến thức về hoạt động giáo dục, tìm hiểu các hoạt động giáo dục phổ thông trên cả lý thuyết và thực tiễn; kĩ năng thiết kế các hoạt động giáo dục (Họp, vận động cha mẹ HS, các tổ chức xã hội, các chương trình giáo dục chăm sóc trẻ em, tuyên truyền phòng chống HIV-AIDS…)
- Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, hiểu biết thực tế về môi trường và điều kiện giáo dục phổ thông, hiểu biết tâm lý học sinh phổ thông.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
- Ban giám hiệu, giáo viên là người có lương tâm, trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề, làm việc với cái tâm trong sáng.
- Hiệu trưởng cần có kế hoạch sử dụng kinh phí mua tài liệu học tập, đầu tư cho giáo viên đi học nâng cao trình độ.
- Động viên, khích lệ quần chúng phần đấu và bố trí nhân sự hợp lý để giáo viên có ý trí phấn đấu, có thời gian tập trung cho bồi dưỡng, học tập.