10 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2 Các biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn
3.2.1 Nâng cao chất lượng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác của tổ
môn và của giáo viên.
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Lập kế hoạch là giai đoạn quan trọng nhất trong q trình quản lí đổi mới hoạt động giáo dục. Hoạt động này nhằm xác định hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để đạt được trạng thái mong muốn của hoạt động đổi mới hoạt động giáo dục khi kết thúc một giai đoạn phát triển. Do đó, biện pháp này nhằm mục tiêu:
- Tổ chuyên môn và giáo viên triển khai hoạt động giáo dục theo một quy trình khoa học và logic (mục đích quan trọng nhất);
- Giải quyết một hay một số vấn đề giáo dục cụ thể trong thực tiễn của tổ hoặc cá nhân giáo viên;
- Thực thi các hoạt động giáo dục phù hợp với các đối tượng mà mình quản lí (nhóm giáo viên, học sinh…)
- Tổ chuyên môn và giáo viên chủ động trong việc triển khai các hoạt động giáo dục; đánh giá mức độ đạt được theo từng giai đoạn của kế hoạch; có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục trong tổng thể kế hoạch của nhà trường; lựa chọn được các phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục phù hợp với chức năng của mình; tận dụng được thời gian tối ưu để thực hiện kế hoạch giáo dục tốt nhất.
3.2.1.2. Tổ chức thực hiện
- Nhà trường lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động giáo dục và các quy chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đến cán bộ, GV một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác;
- Đối với các văn bản về quy chế chun mơn do Hiệu phó chun mơn triển khai cho tất cả GV trong phiên họp chuyên mơn chung tồn trường; đối với các loại văn bản chỉ đạo về giảng dạy từng bộ môn cụ thể, do tổ trưởng chuyên môn triển khai thực hiện trong các buổi sinh hoạt tổ. Ngồi ra trong phịng hội đồng, các phòng thiết bị…. chọn một chỗ thuận lợi để niêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyên môn mới để cán bộ, GV tiện theo dõi học tập và thực hiện.
- Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch cả về hình thức và nội dung. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; làm tốt công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác QL kế hoạch DH môn học của nhà trường và tổ chuyên môn.
- Hiệu phó chun mơn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chun mơn chung tồn trường trong từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học, dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn sinh hoạt; Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đề giảng dạy, phân công GV thao giảng minh hoạ chuyên đề, ...
- Quán triệt cho các tổ trưởng về nguyên tắc xây dựng kế hoạch.
Kế hoạch chuyên môn là cương lĩnh hoạt động của TCM trong trường học. Với tư cách là bộ phận trong kế hoạch tổng thể năm học của trường, kế hoạch TCM phải đạt được những yêu cầu sau đây:
+ Phải thể hiện và cụ thể hóa được định hướng của nhà trường về HĐCM. + Phải đảm bảo tính khả thi trên cơ sở các mục tiêu đè xuất và điều kiện phù
hợp về nhân lực, vật lực tài lực nhằm phát huy tối đa năng lực của từng thành viên trong tổ.
+ Phải cụ thể rõ ràng về các mục tiêu phấn đấu, thời gian thực hiện, người phụ trách được tập thể tổ nhất trí cao.
+ Kế hoạch hoạt động của TCM xây dựng phải thể hiện các nội dung cơ bản sau: Đặc điểm tình hình tổ khi bước vào năm học; Cơng việc được giao và chỉ tiêu phấn đấu của tổ, nhóm bộ mơn và từng cá thể trên các mặt: Chất lượng đại trà bộ môn trong các kỳ học, lên lớp, tốt nghiệp? Chất lượng được giao về hoạt động mũi nhọn? Chất lượng lớp chủ nhiệm? số đề tài sáng kiến kinh nghiệm? Chỉ tiêu về hồ sơ? Về các danh hiệu thi đua…; Biện pháp và phương hướng hoạt động thể hiện cụ thể theo thời gian hàng tuần, hàng tháng đối với TCM; Những dự đoán phát sinh và biện pháp phòng ngừa.
- Sau khi các đơn vị tổ hoàn thiện báo cáo được xây dựng từ tổ; Hiệu trưởng tổ chức hội nghị báo cáo kế hoạch của các đơn vị tổ trong hội nghị cán bộ chủ chốt để tham góp thêm ý kiến và chốt thống nhất kế hoạch.
- Hiệu trưởng ký duyệt với tổ trưởng và văn bản đó được. Thống nhất lịch duyệt và phê chuẩn kế hoạch để nó có hiệu lực thi hành.
- Hướng dẫn cho giáo viên mẫu viết kế hoạch, các yêu cầu về hình thức, nội dung kế hoạch.
- Sử dụng tốt kết quả kiểm tra việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để đánh giá xếp loại công chức và thi đua hàng năm.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng là người trực tiếp xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn như một nội dung trọng yếu. Yêu cầu kế hoạch phải đạt bao gồm:
- Các nội dung cụ thể định hướng mục tiêu, nội dung, phương pháp cho từng mặt hoạt động.
- Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên xác định mục tiêu cần đạt được của đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn và đánh giá tính khả thi của mục tiêu đó. Xác định các nội dung đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn tương ứng với các mục tiêu. Xác định các nguồn lực thực hiện đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn của nhà trường.
- Các mốc thời gian nghiệm thu sản phẩm cơng việc (từng phần và hồn thiện) - Cơ chế thực hiện bao gồm các căn cứ văn bản chỉ đạo, nhân lực, CSVC và kinh phí thực hiện.