Tạo động lực làm việc cho cán bộ giáo viên trong đổi mới hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện văn lâm, tỉnh hưng yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 98)

10 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2 Các biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

3.2.5 Tạo động lực làm việc cho cán bộ giáo viên trong đổi mới hoạt động giáo dục

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng được đội ngũ giáo viên đoàn kết, đủ năng lực hồn thành tốt nhiệm vụ. Tăng cường tính tự giác, tự nguyện của cán bộ giáo viên để tạo ra động lực làm việc nhằm thu được kết quả thực hiện cơng việc thật tốt và có khi ngồi mong đợi.

- Cán bộ giáo viên thấy u thích cơng việc và làm việc hăng say, nâng cao hiệu quả cơng việc.

- Phát huy được tính sáng tạo của giáo viên, tăng sự gắn bó với cơng việc, tạo cho họ cảm thấy có ý nghĩa trong cơng việc, cảm thấy mình quan trọng và có ích và từ đó khơng ngừng hồn thiện bản thân mình hơn nữa.

- Tạo ra bầu khơng khí làm việc hăng say, thoải mái, góp phần xây dựng văn hoá nhà trường.

3.2.5.2. Tổ chức thực hiện

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời tiến độ, chính sách của Nhà nước đối với giáo viên. - Xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ vật chất, tinh thần cho giáo viên của địa phương, của nhà trường phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội địa phương và khả năng của nhà trường.

- Thực hiện sử dụng đội ngũ giáo viên có hiệu quả, đúng với yêu cầu, nhiệm vụ, năng lực và cống hiến của mỗi người.

- Tạo được môi trường làm việc tốt, tạo cơ hội cho mỗi giáo viên có cơ hội để phát huy năng lực bản thân và đóng góp cho sự thành cơng của nhà trường.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Ban giám hiệu nhà trường chủ động phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, điều chỉnh chế độ chính sách hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành chính sách ưu đãi nhà giáo mà trước hết là thu nhập, điều kiện sinh hoạt và làm việc của giáo viên.

- Lãnh đạo nhà trường phối hợp chặt chẽ với cơng đồn trường thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của giáo viên; kịp thời giải quyết khó khăn, thắc mắc của các đoàn viên; đề xuất kịp thời lên cấp trên để xem xét, giải quyết.

- Xây dựng được môi trường làm việc văn hóa và sư phạm trong nhà trường, sử dụng đúng năng lực, sở trường, tạo cơ hội cho mỗi người thành công trong sự nghiệp.

- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, thưởng, vật chất khác; các hình thức khen thưởng tinh thần; các danh hiệu thi đua, đề bạt, thăng chức;....

3.2.6. Chỉ đạo tổ chun mơn hướng dẫn giáo viên tìm những biện pháp hay trong các lĩnh vực mà giáo viên đảm nhận để viết sáng kiến kinh nghiệm.

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học, đúc rút kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật cho cán bộ quản lí và giáo viên trong hoạt động giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới của ngành.

- Thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng các sáng kiến, phương pháp mới có hiệu quả cao của đội ngũ cán bộ giáo viên vào thực tiễn giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

và nhân rộng điển hình ứng dụng sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, năng lực tay nghề của giáo viên và đây cũng sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho các giáo viên trẻ mới vào nghề.

3.2.6.2. Tổ chức thực hiện

- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên đăng ký thi đua, đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm học.

- Xác định các đề tài cần thiết ứng dụng thực tế tại trường. Ưu tiên các đề tài tháo gỡ vấn đề mà trường đang bức xúc. Thống kê số lượng đề tài cần có giao cho các đơn vị tổ chuyên môn. Các sáng kiến kinh nhiệm của giáo viên tập trung vào những nhóm nội dung như: đổi mới cơng tác quản lý giáo dục; đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn và giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo, thực hiện xã hội hoá giáo dục; thực hiện đổi mới nội dung, chương trình...

- Cung cấp lý luận viết SKKN bằng hình thức tự lên lớp hoặc chuyên gia lên lớp tập huấn cho tổ trưởng và giáo viên toàn trường.

- Hỗ trợ các điều kiện: tư liệu, thời gian khảo sát, kinh phí… trong q trình thực thi theo đề xuất của đơn vị tổ.

- Tổ chức đánh giá kết quả của Hội đồng khoa học trường và báo cáo kết quả, giới thiệu những SKKN tốt lên Hội đồng khoa học cấp trên xem xét, công nhận.

- Tổng kết đánh giá quá trình, thơng báo kết quả SKKN và khen thưởng; đồng thời triển khai, phổ biến áp dụng các SKKN.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

- Tổ trưởng chuyên môn xác định các đề tài cho giáo viên lựa chọn, đăng ký đề tài để viết thông qua hội thảo của tổ. Chú trọng giải pháp cho nhóm tác giả cùng thực hiện.

- Xây dựng nhóm tác giả, hướng dẫn quy trình phối hợp cùng thực hiện đề tài trong đó có chủ đề tài và đồng tác giả và nhóm phản biện cùng nghiên cứu đề tài

- Trao đổi, góp ý, hồn chỉnh đề cương SKKN bằng hội thảo chuyên đề có sự phản biện của nhóm phản biện.

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá sinh hoạt tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. mới giáo dục hiện nay.

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

đúng thực trạng, làm cơ sở cho việc sử dụng, đề bạt, khen thưởng, bố trí, sắp xếp lại, tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm; đánh giá ý thức chấp hành kỷ luật, trách nhiệm nghề nghiệp, việc chấp hành luật pháp từ đó phát hiện những sai phạm, hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân của những ưu điểm, khuyết điểm để cá nhân giáo viên, các cấp quản lý kịp thời điều chỉnh, phát huy những mặt tốt đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém.

- Thu thập thơng tin chính xác về phẩm chất năng lực cá nhân giáo viên và tập thể sư phạm nhà trường, từ đó làm cơ sở để có biện pháp phát triển đội ngũ hiệu quả nhất.

- Tạo động lực cho giáo viên tự giác, nỗ lực trong lao động, học tập để đạt được kết quả cao hơn.

3.2.7.2. Tổ chức thực hiện

Kiểm tra, đánh giá là chức năng quan trọng trong q trình quản lí và cũng là điểm khởi đầu làm tiền đề cho việc ra quyết định, lập kế hoạch… Đó là cơng việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, là việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của tổ chức, nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế để điều chỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo.

- Chỉ ra xem các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên mơn có được thực hiện đầy đủ khơng? Có được thực hiện theo tiêu chuẩn cao nhất có thể hay khơng, và chúng có hướng tới kết quả mong đợi không?

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch sinh hoạt tổ chun mơn có giúp đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đặt ra khơng?

- Các hoạt động có được thực hiện theo kế hoạch khơng?

- Các hoạt động có được thực hiện theo tiêu chuẩn cao nhất không? - Các chỉ số có đo được hoặc đánh giá được khơng?

- Có tiến hành rà sốt và chỉnh sửa kế hoạch hoạt động trong quá trình thực hiện khơng? - Có đạt được các kết quả mong đợi khơng?

Để công tác chỉ đạo kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động giáo dục đạt hiệu quả, Hiệu trưởng nhà trường chú ý các vấn đề:

- Kiểm tra trực tiếp công việc của tổ trưởng chuyên môn với mong muốn tổ trưởng chuyên môn thực hiện thường xuyên sinh hoạt tổ chun mơn. Tìm ngun nhân nhằm phát hiện vì sao sinh hoạt tổ chuyên môn chưa đạt yêu cầu ở từng tổ chuyên môn.

- Khi tiến hành kiểm tra, Hiệu trưởng dựa vào sự giúp đỡ của các tổ trưởng chuyên mơn hoặc lực lượng giáo viên giỏi nịng cốt của bộ mơn, hoặc các tổ chức đồn thể, qua đó để thúc đẩy sự tự kiểm tra thường xuyên của cá nhân cũng như bộ phận.

- Thông qua kiểm tra đánh giá được mức độ thực hiện kế hoạch và theo đó cần phải thơng tin kịp thời cho tổ trưởng chun mơn để họ có thể nắm bắt những ưu nhược điểm của bản thân cần phát huy hoặc điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng nội dung kiểm tra cũng như chuẩn đánh giá cụ thể cho từng nội dung để việc tổ chức kiểm tra thuận lợi và sự đánh giá mới đầy đủ chính xác.

- Quán triệt cho đội ngũ giáo viên nhận thức rằng kiểm tra là công việc quản lí của người lãnh đạo để xây dựng đội ngũ cán bộ tiến bộ hơn, qua đó giáo viên khơng cảm thấy gị bó, nặng nề về mặt tâm lý và chính nhờ sự kiểm tra mới thúc đẩy người giáo viên thực hiện nhiệm vụ của mình bằng sự nổi trội phấn đấu vươn lên không ngừng.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện

- Các cấp quản lý phải coi trọng việc kiểm tra, đánh giá, coi đó là biện pháp quản lý hữu hiệu, là động lực để giáo viên phấn đấu vươn lên.

- Tạo sự đồng thuận cao trong tập thể, cá nhân nhà trường; coi kiểm tra đánh giá là việc bình thường, thường xuyên và là dịp để mỗi cá nhân bộc lộ năng lực bản thân.

- Công cụ phương pháp đánh giá phải đầy đủ, rõ ràng, các minh chứng đưa ra phải có sức thuyết phục cao.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lý mà tác giả đã đề xuất ở trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện, cùng góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường. Tuy nhiên các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng quản lý và từng điều kiện riêng biệt của mỗi tổ chuyên môn, mỗi nhà trường.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của hệ thống biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm kiểm chứng sự phù hợp của các BPQL sinh hoạt tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay tại các trường THPT đã đề xuất, hiệu quả của quá trình triển khai thử nghiệm và có cơ sở điều chỉnh q trình nghiên cứu của đề tài đạt mục tiêu mong muốn.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Dùng phương pháp lấy phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL, GV trường THPT Trưng Vương và trường THPT Văn Lâm. Đây là những người có thâm niên cơng tác, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như quản lí sinh hoạt tổ chun mơn có trách nhiệm, uy tín cao trong nhà trường.

3.4.3. Thang đánh giá khảo nghiệm

Về tính cấp thiết: với câu hỏi ở 4 mức độ, mỗi biện pháp trả lời “Rất cần thiết” được tính 4 điểm, “Cần thiết” được tính 3 điểm, “Ít cần thiết” được tính 2 điểm “khơng cần thiết” được tính 1 điểm.

Về tính khả thi: với câu hỏi ở 4 mức độ, mỗi biện pháp trả lời “Rất tốt” được tính 4 điểm, “Tốt” được tính 3 điểm, “Trung bình” được tính 2 điểm, “chưa tốt” được tính 1 điểm.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của hệ thống biện pháp

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp

TT Biện pháp QL sinh hoạt tổ chuyên môn

trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khơng cần thiết Tổng điểm Giá trị TB X Thứ bậc (4đ) (3đ) (2đ) (1đ) 1

Nâng cao chất lượng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác của tổ chuyên môn và của giáo viên.

60 60 0 0 420 3.5 4

2

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, năng lực thích ứng cho tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn và đội ngũ giáo viên.

44 76 0 0 404 3.37 6

3

Chỉ đạo đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo định hướng

phát triển năng lực học sinh 94 24 2 0 452 3.76 2

4

Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh

94 25 1 0 453 3.77 1

5 Tạo động lực làm việc cho cán bộ giáo

viên trong đổi mới hoạt động giáo dục. 63 55 2 0 421 3.51 3

6

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tìm những biện pháp hay trong các lĩnh vực mà GV đảm nhận để viết SKKN

34 85 1 0 390 3.25 7

7

Tăng cường kiểm tra, đánh giá sinh hoạt tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo

dục hiện nay. 55 65 0 0 415 3.45 5

Nhận xét

Nhìn chung CBQL, GV đánh giá rất cao mức độ cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất (có 52,8% đánh giá là rất cấp thiết, 46,4% đánh giá cấp thiết và 0.8% ý kiến đánh giá ít cấp thiết, 0% đánh giá khơng cấp thiết). Qua đó có thể thấy các biện pháp đề xuất là khá thống nhất, chứng tỏ các biện pháp hiện đang là rất cần thiết đối với hiệu trưởng các trường THPT. Biện pháp được đánh giá cần thiết nhất là biện pháp 4 (cóX = 3.77, xếp thứ 1), biện pháp được đánh giá ở mức độ cần thiết thấp nhất là biện pháp 6 (có X = 3.25, xếp thứ 7). Điều đó hồn tồn phù hợp với thực trạng quản lí sinh hoạt tổ chun mơn của các trường THPT ở huyện Văn Lâm năm học 2014 - 2015.

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp QL sinh hoạt tổ chuyên môn

trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khơng cần thiết Tổng điểm Giá trị TB X Thứ bậc (4đ) (3đ) (2đ) (1đ) 1

Nâng cao chất lượng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác của tổ chuyên môn và của giáo viên.

64 56 0 0 424 3.53 4

2

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, năng lực thích ứng cho tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và đội ngũ giáo viên.

39 80 1 0 398 3.31 6

3

Chỉ đạo đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

94 24 2 0 452 3.76 1

4

Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh

92 27 1 0 451 3.75 2

5 Tạo động lực làm việc cho cán bộ giáo

viên trong đổi mới hoạt động giáo dục. 63 56 1 0 422 3.51 5

6

Chỉ đạo tổ chuyên mơn hướng dẫn giáo viên tìm những biện pháp hay trong các lĩnh vực mà GV đảm nhận để viết SKKN

40 76 4 0 396 3.3 7

7

Tăng cường kiểm tra, đánh giá sinh hoạt tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

65 55 0 0 425 3.54 3

Nhận xét

Tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được CBQL, GV đánh giá khá cao, điểm trung bình của các biện pháp là khá đồng đều, giá trị nhỏ nhất là 3.3, giá trị lớn nhất là 3.76 và điểm trung bình chung là 3.53. Chứng tỏ các biện pháp đề xuất về cơng tác quản lí sinh hoạt tổ chun mơn của hiệu trưởng nhà trường được đánh giá là rất

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện văn lâm, tỉnh hưng yên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)