Quản lý đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 61 - 74)

cứ để đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này.

Thứ tư, mơ hình quản lý nguồn nhân lực của Nadler đề cao việc phát huy vai trò nội tại của đội ngũ. Đánh giá đúng thực trạng và phát huy nguồn nhân lực hiện có là cơ sở, là nền tảng quan trọng trong việc đề ra những giải pháp quản lí đội ngũ trong thời gian tới. Điều này phù hợp với bối cảnh hiện nay của thực trạng ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non. Phát huy nội tại để phát triển là một trong những định hướng cơ bản của các trường cao đẳng sư phạm trung ương.

Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu của luận án, các quan điểm như đã nêu ở trên của các mơ hình quản trị nhân lực khác cũng sẽ được tác giả vận dụng phù hợp.

2.4 Quản lý đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương cao đẳng sư phạm trung ương

2.4.1 Khái niệm quản lý đội ngũ giảng viên

Đặng Bá Lãm (2012) cho rằng quản lý ĐNGV nhằm sự tăng trưởng về mặt số lượng, chất lượng ĐNGV, là quá trình chuẩn bị lực lượng để giảng viên có thể theo kịp được sự thay đổi và chuyển biến của giáo dục [35]. Quản lý ĐNGV chính là quản lý nguồn nhân lực cho giáo dục và đào tạo, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý giáo dục và của các cấp quản lý giáo dục. Quản lý ĐNGV bao gồm cả tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nghề nghiệp; hướng tới xây dựng một tập thể sư phạm trong đó mỗi cá nhân

có tinh thần trách nhiệm, gắn bó với nhà trường, tham gia tích cực, sáng tạo vào trong quá trình giảng dạy và học tập.

Quản lý ĐNGV là một quá trình liên tục nhằm thay đổi thực trạng hiện tại của đội ngũ này để ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt, đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng giáo dục và đào tạo trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, từng bước tiếp cận với trình độ của các nước phát triển trên thế giới. Đồng thời, quản lý ĐNGV là một q trình kép, bao gồm sự tích cực tự vận động phát triển của người giảng viên và sự thúc đẩy của môi trường (sự vận động phát triển của xã hội, nhà trường, đồng nghiệp) đối với giảng viên, trong đó sự tích cực tự vận động phát triển của cá nhân giảng viên viên giữ vai trò quan trọng, đảm bảo cho sự trưởng thành về nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, nhân cách của người giảng viên trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển của nhà trường.

Theo quan điểm truyền thống, nội dung, mục tiêu cuối cùng của quản lý ĐNGV được tập trung vào ba vấn đề chính là số lượng, chất lượng và cơ cấu. Theo quan điểm tiếp cận quản lý nguồn nhân lực, quản lý ĐNGV chính là việc quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiểm tra đánh giá và thực hiện chính sách đãi ngộ, tạo môi trường thuận lợi cho ĐNGV.

Như vậy, có thể hiểu khái quát, quản lý ĐNGV là quản lý nhân sự trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm các khâu quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá và thực hiện chính sách đãi ngộ, nhằm tạo ra ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu (tổ chức, độ tuổi, giới tính), đảm bảo về chất lượng (trình độ, phẩm chất, năng lực), tạo lập mơi trường văn hóa chất lượng, thực hiện tốt các yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong từng thời kỳ phát triển của đất nước.

2.4.2 Đặc điểm đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương

Các trường cao đẳng sư phạm trung ương được giao nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng, trung cấp trong cả nước. Đến năm 2007, các trường mới bắt đầu mở rộng, đa ngành đào tạo, nhưng nhiệm vụ chủ yếu vẫn là đào tạo giáo viên mầm non. Vì thế, hầu hết đội ngũ giảng viên trong trường đều tham gia đào tạo giáo viên mầm non.

Đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau: giảng viên có đội

tuổi từ 50 trở lên thì đa số được đào tạo ở các nước Liên Xơ cũ, giảng viên trẻ hơn thì đa số được đào tạo cử nhân tại các trường đại học sư phạm, sau đó học sau đại học trong nước (đa số học giáo dục mầm non, một số học trái ngành như quản lí giáo dục, …), một số học ở nước ngồi như Hàn Quốc, Đan Mạch, Phần Lan. Một số ít (khoảng 10%) được đào tạo từ chính các trường cao đẳng sư phạm trung ương và được giữ lại làm giáo viên mầm non ở các trường mầm non thực hành trực thuộc trường cao đẳng sư phạm trung ương. Sau một thời gian đào tạo, bồi dưỡng, các giáo viên này được tuyển dụng thành giảng viên đào tạo giáo viên mầm non. Nguồn nhân lực này góp phần tăng thêm tính thực tiễn trong đào tạo giáo viên mầm non.

Các trường cao đẳng sư phạm trung ương phát triển theo định hướng đào tạo nghề, chủ yếu là nghề mầm non và các lĩnh vực liên quan đến trẻ em. Do đó, ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương phải đạt chuẩn theo quy định của nhà nước như (1) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy; (2) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; (3) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; (4) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương còn phải nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân cơng giảng dạy và có kiến thức tổng qt về một số mơn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm; nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các mơn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo; biên soạn giáo án, tập hợp các tài liệu tham khảo liên quan của bộ mơn, chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm; có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học; ứng dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào công tác giáo dục và đào tạo, sản xuất và đời sống; có phương

pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên.

Hoạt động giảng dạy của ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương cũng có sự khác biệt so với giảng viên khác, xuất phát từ yêu đối tượng giáo dục là học sinh lứa tuổi mầm non và yêu cầu đặc thù riêng của nghề mầm non. Giảng viên đào tạo giáo viên mầm non phải có những kĩ năng nghề nghiệp riêng biệt như ca hát, đàn, múa, kể chuyện, đọc diễn cảm, ngâm thơ, hội họa, … Đặc điểm này không chỉ xuất phát từ sự chăm chỉ học tập, rèn luyện mà phải xuất phát từ năng khiếu, năng lực vốn có của mỗi giảng viên.

Đặc điểm tâm lý của ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương cũng có những đặc trưng riêng. Lịng u trẻ và những kĩ năng chăm sóc trẻ phải được hình thành, vun đắp trong mỗi người giảng viên. Môi trường sống, ý thức được giáo dục từ gia đình, nhà trường… sẽ góp phần hình thành đặc điểm nhân cách riêng biệt cho giảng viên đào tạo giáo viên mầm non. Những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, áp lực từ thu nhập, áp lực thời gian làm việc, áp lực từ những yêu cầu cao của xã hội, từ phụ huynh… phải được người giảng viên đào tạo giáo viên mầm non hiểu và có phương pháp, kiến thức, kĩ năng để trang bị cho học sinh, sinh viên đào tạo ngành giáo dục mầm non.

Vì thế, ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương ngoài những u cầu chung của nhà nước thì họ có những đặc điểm đặc thù về phẩm chất, năng lực riêng, xuất phát từ yêu cầu nghề nghiệp mầm non. Những đặc điểm đặc thù riêng của ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương là những năng khiếu, những năng lực được vun đắp hình thành trong một khoảng thời gian giáo dục, bồi dưỡng trước đó. Việc lựa chọn giảng viên phù hợp để tham gia đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương địi hỏi có những u cầu khác biệt.

2.4.3 Khái niệm quản lý đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương

Đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương được coi là một trong những đối tượng quản lý cơ bản của hoạt động quản lý tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương. Đó là tập hợp các giảng viên đào tạo giáo viên mầm non, bao gồm giảng dạy chuyên ngành sư phạm mầm non, giảng viên giảng dạy các chuyên ngành cơ bản như tâm lý, giáo

dục, chính trị, tiếng Việt, thể dục thể thao, tin học, ngoại ngữ… Họ làm việc cùng nhau, gắn bó nhau thơng qua lợi ích vật chất, tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật và đặc thù riêng của từng trường.

Trong hoạt động quản lý ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương, nhà quản lý cần phải xem xét đến các đặc trưng riêng cũng như đối tượng đặc thù chịu sự quản lý gián tiếp, đó là ngành giáo dục mầm non và giáo viên mầm non, để có cơ chế quản lý phù hợp.

Quản lý ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương có thể hiểu bao gồm các khâu quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, thực hiện chính sách đãi ngộ và xây dựng môi trường làm việc nhằm tạo ra ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, tạo lập môi trường văn hóa chất lượng, thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo và định hướng phát triển của các trường cao đẳng sư phạm trung ương, trong đó có xét đến đặc thù khung chương trình đào tạo cũng như chuẩn đầu ra của ngành giáo dục mầm non.

2.4.4 Nội dung quản lý đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương

2.4.4.1 Quy hoạch đội ngũ giảng viên

Quy hoạch ĐNGV là xây dựng kế hoạch dài hạn bố trí, sắp xếp ĐNGV. Quy hoạch ĐNGV khơng chỉ nhằm mục đích khơng ngừng xây dựng, kiện tồn ĐNGV hiện thời mà còn đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững chắc của các thế hệ giảng viên kế tiếp. Mạc Văn Trang (2003) xác định lập kế hoạch nhân lực là một tiến trình đề ra và thực hiện các công việc về nhân lực để đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực, đáp ứng nhu cầu của đơn vị hay tổ chức và đảm bảo việc bố trí sử dụng nhân lực có hiệu quả [75].

Mục tiêu của quy hoạch về số lượng ĐNGV là duy trì đủ, ổn định ĐNGV, đảm bảo số lượng, cơ cấu theo quy định. Mục tiêu của quy hoạch về cơ cấu của ĐNGV là tạo ra sự đồng bộ và cân đối ĐNGV trong nhà trường thể hiện ở độ tuổi, giới tính, trình độ, ngành nghề. Mục tiêu của quy hoạch về chất lượng ĐNGV là để đảm bảo ĐNGV có trình độ, năng lực, phẩm chất theo chuẩn quy định và đáp ứng được mục tiêu đào tạo nghề; tạo ra sự kế tục giữa các thế hệ giảng viên, không bị hụt hẫng về chất lượng ĐNGV.

Để thực hiện công tác quy hoạch hiệu quả, nhà quản lý thực hiện các nội dung: (1) Phân tích mơi trường, xác định mục tiêu; (2) Đánh giá thực trạng đội ngũ; (3) Quy hoạch quản lý đội ngũ; (4) Lập kế hoạch quản lý ĐNGV. Quy

hoạch quản lý ĐNGV đòi hỏi mục tiêu và nội dung của quy hoạch cần được xác định dựa trên phân tích, thiết kế vị trí cơng việc ĐNGV hiện tại so với tương lai theo các giai đoạn khác nhau của trường cao đẳng.

Những tiêu chí cơ bản để đánh giá cơng tác quy hoạch ĐNGV gồm: Mục tiêu quy hoạch ĐNGV phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển trường; Nội dung quy hoạch ĐNGV được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển trường; Định kỳ điều chỉnh quy hoạch ĐNGV phù hợp thực tiễn; ban giám hiệu, trưởng khoa, phòng, ban, trung tâm quyết định kế hoạch quy hoạch ĐNGV; ban giám hiệu, trưởng khoa, phòng, ban, trung tâm tham gia phát triển các mục tiêu của chiến lược phát triển trường; Quá trình quy hoạch ĐNGV có sự tham gia của các cơ quan hữu quan, nhà tuyển dụng; Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ĐNGV dựa trên những tiêu chí cụ thể; Sử dụng đa dạng kênh thông tin kế hoạch quy hoạch ĐNGV.

2.4.4.2 Tuyển dụng đội ngũ giảng viên

Tuyển dụng ĐNGV là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu cơng việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp cơng lập. Cơng việc này địi hỏi phải xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng, từng bộ môn cần được tuyển chọn, trong đó vừa có những tiêu chuẩn chung vừa có những tiêu chuẩn riêng biệt phù hợp với yêu cầu của ngành nghề. Tuyển dụng ĐNGV trong nhà trường phải nhằm hướng đến mục tiêu sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn, đảm bảo điều kiện môi trường chuyên môn để họ dạy tốt, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng giảng viên, hỗ trợ bổ sung giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, phát huy thế mạnh, hạn chế khiếm khuyết.

Tuyển dụng thực hiện theo trình tự, thủ tục được luật định. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu cơng việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tuyển dụng đội ngũ giảng viên tiến hành theo các bước:

(1) Chuẩn bị tổ chức tuyển dụng: xác định các văn bản pháp quy về tuyển dụng cần tuân theo, số lượng giảng viên cần tuyển, tiêu chuẩn giảng viên cần tuyển, thành phần hội đồng tuyển dụng, quyền hạn trách nhiệm của hội đồng tuyển dụng. Trường phải thực hiện phân tích và thiết kế cơng việc, xây dựng đề án vị trí việc làm. Phân tích và thiết kế công việc của ĐNGV được xây dựng dựa trên xu thế phát triển của trường, được miêu tả rõ ràng được khung năng lực

cũng như cơ cấu từng vị trí cơng việc của giảng viên, dựa trên dự báo nhu cầu nguồn lực ĐNGV. Bản mô tả công việc giảng viên xác định rõ ràng được các làm việc cho từng vị trí cơng việc, được phổ biến kế hoạch quy hoạch đến tồn thể ĐNGV. Cơng tác tổ chức thực hiện kế hoạc và đánh giá thực hiện kế hoạch phải được thực hiện hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 61 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)