Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 145 - 149)

4.3.1 Mục đích khảo nghiệm

Lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia, nhà quản lý và giảng viên của 03 trường cao đẳng sư phạm trung ương về các giải pháp đã đề xuất.

4.3.2 Đối tượng khảo nghiệm

Trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi 90 người của 03 nhóm đối tượng: (1) Lãnh đạo Trường, Khoa và phòng, ban của 03 trường: 20 người. (2) Các chuyên gia quản lý giáo dục: 12 người.

4.3.3 Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm các giải pháp quản lý ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương, bao gồm:

(1) Xây dựng qui hoạch quản lí đội ngũ giảng viên theo chiến lược phát triển của trường.

(2) Tuyển dụng đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non theo vị trí việc làm và khung năng lực.

(3) Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển kĩ năng sư phạm của đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non.

(4) Xây dựng mạng lưới đội ngũ giảng viên nòng cốt về đào tạo giáo viên mầm non.

(5) Đánh giá đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non dựa trên khung năng lực.

(6) Xây dựng môi trường sư phạm và đổi mới chính sách tạo động lực dựa trên định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.

Nội dung khảo nghiệm được thiết kết thành mẫu (xem phụ lục 7).

4.3.4 Phương pháp khảo nghiệm

Luận án xác định mẫu khảo nghiệm cho từng trường, gửi trực tiếp phiếu khảo nghiệm cho đối tượng khảo nghiệm, nhận phiếu trả lời và gửi về.

(1) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Để tìm hiểu việc đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất, luận án đã thiết kế 01 mẫu phiếu gồm các câu hỏi về mức độ cần thiết và mức độ khả thi. Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý và giảng viên đào tạo giáo viên mầm non của 03 trường cao đẳng sư phạm trung ương.

Luận án thiết kế thang đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp theo 05 mức: yếu, trung bình, khá, tốt và rất tốt. Điểm cao nhất là 5, điểm thấp nhất là 1. Điểm trung bình càng cao thì mức độ phù hợp càng cao. Các mức độ của thang đo:

- Yếu: 1 < Điểm trung bình ≤ 2.58.

- Trung bình: 2.58 < Điểm trung bình ≤ 3.45. - Khá: 3.45 < Điểm trung bình ≤ 4.47.

- Tốt: 4.47 < Điểm trung bình ≤ 4.71. - Rất tốt: 4.71 < Điểm trung bình ≤ 5.

Phỏng vấn sâu nhằm thu thập, bổ sung và làm rõ hơn mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp mà luận án đề xuất. Luận án sử dụng bảng phòng vấn sâu dành cho 05 lãnh đạo các trường và chuyên gia trong lĩnh vực quản lí, đào tạo giáo viên mầm non. Những thông tin thu được sẽ xử lý theo các phương pháp định tính.

(3) Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kế tốn học:

Số liệu sau khi điều tra chính thức sẽ được xử lý bằng chương trình SPSS, phiên bản 20.0 trong mơi trường Window. Các chỉ số phân tích thống kê mơ tả bao gồm tần số tuyệt đối (số đếm) và tần số tương đối (tỉ lệ phầm trăm) đối với các biến số dạng chuỗi và biến dạng chuỗi với các nhóm hạng khơng thứ bậc. Tần số tương đối tích lũy (cộng dồn) đối với các biến định lượng (hoặc biến dạng chuỗi với các nhóm hạng có thứ bậc). Tần số tuyệt đối và tần số tương đối cho phép mơ tả dữ liệu bất kì phân phối có dạng khác nhau. Kiểm tra các trị số cho từng biến có thể nhận dạng các sai số đo đạc, mã hóa (hoặc mã hóa lại), hoặc cả những trị số tưởng là chính xác nhưng lại khác nhau nhiều so với những trị số khác trong cùng mẫu nghiên cứu. Điểm trung bình cộng (mean) được sử dụng trong việc tính điểm diễn đạt của các mệnh đề trong bảng hỏi.

4.3.5 Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp được tính theo thang điểm, chia thành 05 mức: từ mức 01 - hồn tồn khơng cần thiết/hồn tồn khơng khả thi – tương ứng với 01 điểm đến mức 05 – rất cần thiết/rất khả thi – tương ứng với 05 điểm.

4.3.6 Kết quả lấy ý kiến khảo nghiệm

Bảng 4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp đã đề xuất

TT Nhóm giải pháp Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ bậc

1 Xây dựng qui hoạch quản lí đội ngũ giảng viên theo chiến

lược phát triển của trường. 3,8 0,81 6

2 Tuyển dụng đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non

theo vị trí việc làm và khung năng lực. 4,0 0,80 4

3 Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển kĩ năng sư phạm

của đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non. 4,3 0,83 2

4 Xây dựng mạng lưới đội ngũ giảng viên nòng cốt về đào tạo

giáo viên mầm non. 3,5 0,77 7

5 Đánh giá đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non dựa

trên khung năng lực. 3,9 0,79 5

6 Xây dựng môi trường sư phạm và đổi mới chính sách tạo

động lực dựa trên định hướng đổi mới giáo dục hiện nay. 4,6 0,87 1

Số liệu bảng trên cho thấy các ý kiến cho rằng các giải pháp là cần thiết trong quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương, điểm trung bình các tiêu chí là 4,1, độ lệch chuẩn là 0,82. Giải pháp “Xây dựng môi trường sư phạm và đổi mới chính sách tạo động lực” có điểm trung bình cao nhất (4,6); giải pháp “Xây dựng mạng lưới đội ngũ giảng viên nịng cốt” có điểm trung bình thấp nhất (3,5). Một số ý kiến cho rằng có 02 giải pháp phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan là “Xây dựng qui hoạch đội ngũ giảng viên theo chiến lược phát triển của trường” và “Xây dựng mạng lưới đội ngũ giảng viên nòng cốt”.

Bảng 4.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

TT Nhóm giải pháp Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ bậc

1 Xây dựng qui hoạch quản lí đội ngũ giảng viên theo chiến

lược phát triển của trường. 3,8 0,79 6

2 Tuyển dụng đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non

theo vị trí việc làm và khung năng lực. 4,1 0,80 3

3 Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển kĩ năng sư

phạm của đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non. 4,6 0,82 1

4 Xây dựng mạng lưới đội ngũ giảng viên nòng cốt về đào

tạo giáo viên mầm non. 3,7 0,79 7

5 Đánh giá đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non

dựa trên khung năng lực. 3,9 0,79 5

6 Xây dựng môi trường sư phạm và đổi mới chính sách tạo

động lực dựa trên định hướng đổi mới giáo dục hiện nay. 4,5 0,84 2

Tổng cộng 4,1 0,82

Số liệu bảng trên cho thấy các ý kiến công nhận các giải pháp là khả thi trong quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương, điểm trung bình các tiêu chí là 4,1, độ lệch chuẩn là 0,82. Giải pháp “Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực cho đội ngũ giảng viên” xếp hạng cao nhất (4,6), giải pháp “Xây dựng mạng lưới đội ngũ giảng viên nòng cốt” xếp hạng thấp nhất (3,7),

Thầy L.VT, cho rằng: ”Các giải pháp đề xuất để quản lí ĐNGV đào tạo

giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương có nội dung phù hợp với thực tiễn tại các trường, có thể áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lí ĐNGV”.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 145 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)