Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 118 - 124)

giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương

Bảng 3.20. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non

T

T Nội dung khảo sát

Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứb ậc

1 Sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo Trường

3,37 0,73 6

2 Kế hoạch chiến lược phát triển của từng trường 4,06 0,80 4 3 Năng lực lãnh đạo, quản lí của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,

quản lí các trường

3,39 0,81 5

4 Sự say mê, tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong công việc

4,85 0,89 1

5 Sự đồng thuận của đội ngũ giảng viên 3,31 0,79 9 6 Uy tín, thương hiệu nhà trường 4,61 0,79 3 7 Chính sách đãi ngộ của nhà nước 4,79 0,84 2 8 Mơi trường kinh tế, chính trị, khoa học, cơng nghệ 3,31 0,80 8

9 Mơi trường văn hóa, giáo dục 3,69 0,71 7

Kết quả khảo sát cho thấy việc quản lí ĐNGV chịu tác động của nhiều yếu tố. Đa số các ý kiến đều đồng tình ở mức đồng ý về các chỉ báo đánh giá. Chỉ báo xếp bậc 1 là “Sự say mê, tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong công việc”, cho thấy xây dựng phẩm chất và năng lực của ĐNGV vẫn là nhân tố quyết định trong việc quản lí ĐNGV.

Cơ Ng.T.H, Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang, phân tích: “Lòng yêu nghề, sự say mê nghề nghiệp vẫn là yếu tố then chốt, tác động mạnh

mẽ đến quản lý ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non. Trước những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non cần được trang bị nhiều hơn nữa những kĩ năng sư phạm, kĩ năng nghề nghiệp, tăng cường giáo dục truyền thống nghề sư phạm, kết hợp giữa tạo môi trường làm việc theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và thay đổi chế độ, chính sách, quan tâm chăm sóc ĐNGV”. Nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận với những

phương pháp giảng dạy hiện đại cũng là cách để giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nghề cho ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non.

Các chỉ báo xếp hạng 2 là “Chính sách đãi ngộ của nhà nước”, xếp hạng 3 là “Uy tín, thương hiệu nhà trường”, là những nội dung thực chất theo xu thế phát triển của thị trường lao động, xu thế hội nhập kinh tế, văn hóa giáo dục của thế giới. Đây là cơ hội, nhưng cũng là những thách thức trong quản lí ĐNGV. Quyền tự chủ của các trường về quản lí ĐNGV cũng đặt ra vấn đề cốt lõi trong đổi mới quản trị đại học, cao đẳng hiện nay, trong đó có quản lí ĐNGV là giao quyền tự chủ cho các trường, bắt đầu bằng tự chủ tài chính. Lộ trình tự chủ đã được Chính phủ và các Bộ ngành xây dựng khung pháp lý. Một số trường đại học đã được giao tự chủ tài chính. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề ra lộ trình yêu cầu các trường trực thuộc xây dựng kế hoạch tự chủ. Với các trường cao đẳng sư phạm trung ương, khó khăn trong việc tự chủ vẫn rất lớn. Ở thời điểm hiện tại, khi phỏng vấn thì nhiều nhà quản lí vẫn cho rằng các trường chưa thể tự chủ được, thậm chí một số ý kiến cho rằng không nên tự chủ ở các trường. Chính sách đãi độ địi hỏi sự cơng bằng và đồng bộ. Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh, ĐNGV các trường cao đẳng sư phạm trực thuộc thành phố được hưởng riêng chế độ đãi ngộ gấp 2 hoặc 3 lần thu nhập của ĐNGV các trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng gắn bó nghề nghiệp với các trường cao đẳng sư phạm trung ương gặp khó khăn. Chế độ chính sách cịn liên quan chặc chẽ đến mơ hình phát triển của các trường cao đẳng sư phạm trung ương, nhất là việc

quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm hiện nay chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, Luật giáo dục nghề nghiệp phân loại các trường cao đ8ảng khơng cịn là đại học, mà thuộc khối giáo dục nghề nghiệp. Chế độ, chính sách đối với giảng viên các trường cao đẳng cũng khác, cơ bản là không bằng giảng viên các trường đại học.

Ở nhóm chỉ báo xếp bậc thấp như chỉ báo “Sự đồng thuận của đội ngũ giảng viên” xếp bậc 9, chỉ báo “Môi trường kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ” xếp bậc 8, chỉ báo “Mơi trường văn hóa, giáo dục” xếp bậc 7 nhưng vẫn là những yếu tố tác động lớn đến quản lí ĐNGV. Tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương, ĐNGV được đào tạo ở nước ngoài (chủ yếu là Liên Xô cũ) được Bộ Giáo dục và Đào tạo phân công về công tác đã về hưu gần hết. Lớp trẻ tiếp nối có khoảng cách khá xa về độ tuổi (đa số sinh năm 1976 trở về sau). ĐNGV có tuổi đời từ 40 đến 55-60 hầu như khơng cịn cơng tác. Tỉ lệ giảng viên nữ chiếm hơn 2/3, nếu tính riêng Khoa Giáo dục mầm non thì đến 100% giảng viên là nữ.

Cô L.T.Th.Ng, cho rằng: “Điều kiện môi trường làm việc vẫn là yếu tố

quan trọng tác động đến quản lí giảng viên. Điều kiện môi trường làm việc hiện nay vẫn cịn khó khăn. Phịng giáo viên, phương tiện giảng dạy, … đang thiếu thốn. Sự đồng thuận của ĐNGV, ở một phương diện quản lí nào đó, được xem là yếu tố then chốt trong phương pháp, mục tiêu quản lí. Quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non nhằm hướng đến sự đồng thuận để phát triển”.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 này, luận án đã tập trung phân tích (1) Thực trạng phẩm chất và năng lực của ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương, (2) Thực trạng quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương , (3) Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương.

Về thực trạng phẩm chất và năng lực của ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương, cả 02 nhóm khác thể đều chỉ ra rằng ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non các trường cao đẳng sư phạm trung ương có số lượng, cơ cấu, chất lượng cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay; có nhân cách, phẩm chất, đạo đức tốt, lối sống giản dị, tinh thần chấp hành pháp luật, đồn kết, đồng thuận trong tập thể cao; có năng lực chun mơn, năng lực dạy học tốt; tích cực đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường thực hành, thực tập trong giảng dạy. Tuy nhiên, cần quan tâm đến việc nâng số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ, chun gia có chun môn sâu; đồng thời quan tâm đến đánh giá phẩm chất, năng lực ĐNGV để nhìn rõ hơn bản chất về chất lượng ĐNGV, nhất là năng lực nghiên cứu khoa học, xây dựng chương trình đào tạo; ĐNGV có chuyên tiếp cận được nhiều chuyên ngành khác nhau nên sẽ gây khó khăn cho chủ trương dạy học tích cực, tích hợp trong giai đoạn tới; kĩ năng thực hành nghề nghiệp chậm được đổi mới để phù hợp với nhu cầu của xã hội trong đào tạo giáo viêm mầm non.

Thực trạng quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương có nhiều điểm tích cực. Cơng tác tuyển dụng thực hiện đúng quy định pháp luật, công khai, minh bạch, công bằng, phân cấp, phân quyền đến tổ bộ mơn; có chú ý đến tiêu chí tuyển dụng giảng viên đảm bảo chất lượng, yêu cầu tực hiện nhiệm vụ; chính sách tuyển dụng linh hoạt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm, đầu tư nhiều kinh phí, đa dạng hình thức, bước đầu quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngồi. Cơng tác bố trí, sử dụng, đánh giá giảng viên được thực hiện thường xuyên, đúng quy định, góp phần tạo mơi trường an tâm để giảng viên làm việc. Môi trường làm việc dân chủ, chế độ chính sách được chi trả đúng quy định, kịp thời, công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện bài bản, nội dung công khai, huy động ý kiến phản biện của giảng viên được tổ chức tốt.

Cơng tác quản lí ĐNGV của các trường vẫn còn một số điển hạn chế. Về qui hoạch, các trường chưa xây dựng được chiến lược phát triển ĐNGV trong giai đoạn từ năm 2016 trở về sau. Về tuyển dụng, các trường chưa xây dựng đề án vị trí việc làm nhằm xác định số lượng, chuẩn năng lực của ĐNGV; chưa có chính sách thu hút nguồn giảng viên có trình độ cao và giảng viên người nước ngoài. Về đào tạo, bồi dưỡng, các trường chưa chú trọng phát triển các chuyên gia, các nhà khoa học; hoạt động của Tổ Bộ mơn chưa phát huy vai trị đầu tàu trong quản lý và thúc đẩy hoạt động chuyên môn. Về đánh giá ĐNGV, các trường vẫn cho thầy cịn bất cập như tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, chỉ đánh giá về định lượng, chưa đánh giá định tính; quy trình đánh giá, tần suất đánh giá cịn ít; mục đích đánh giá chủ yếu phục vụ cho bình xét thi đua cuối năm học; phương pháp đánh giá còn đơn giản, một chiều do hệ thống đánh giá, quan điểm đánh giá trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay cịn chung chung. Về chính sách đãi ngộ và tạo mơi trường làm việc, các trường cho thấy thu nhập của ĐNGV vẫn cịn thấp, cơng tác tơn vinh, khen thưởng cho ĐNGV chưa tạo mơi trường để ĐNGV có niềm tin, u nghề. Ngun nhân cốt lõi của những hạn chế trong quản lí ĐNGV xuất phát từ cơ chế quản lý chưa thống nhất, năng lực nhà quản lý từ cấp trường đến cấp khoa, chưa định hướng rõ ràng và chưa có nhiều cơ chế khuyến khích phát triển chun mơn.

Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng cho thấy các yếu tố chủ quan và khách quan đều ảnh hưởng đến hoạt động quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương. Các yếu tố chủ quan có xu hướng tác động, ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khách quan.

Chương 4.

GIẢI PHÁP QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG 4.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương

4.1.1 Đảm bảo tính hệ thống

Hệ thống là chính thể các yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, tác động quy định cho nhau. Cách tiếp cận hệ thống phải xem xét đối tượng như một hệ thống hồn chỉnh, phát triển, có cấu trúc tương tác với nhau. Sự tương tác theo quy luật riêng của các thành tố cấu tạo hệ thống đã sinh ra chất lượng toàn vẹn của hệ thống. Vì vậy, ngun tắc này địi hỏi các giải pháp quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non phải được xây dựng trên khung lí thuyết chung về quản lí ĐNGV, có tính hệ thống, có mối quan hệ hữu cơ theo hướng thúc đẩy lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau trong quá trình thực hiện. Nội dung quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non được vận dụng từ những yếu tố của lý thuyết quản lí nguồn nhân lực dựa trên mối liên hệ chặc chẽ với nhau.

4.1.2 Đảm bảo tính kế thừa

Các giải pháp được đề xuất có xem xét, kế thừa, phát huy những giải pháp tốt, những giải pháp đã thành công trong việc phát huy được những điểm mạnh của ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non đã có trong những năm trước, những ưu điểm và thành quả cịn phù hợp với hệ thống quản lí hiện hành. Các giải pháp đảm bảo kế thừa thành quả hơn 40 năm hình thành và phát triển của các trường, trên cơ sở pháp lý và chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, các giải pháp thực hiện chưa hiệu quả cũng được nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện thực hiện để có cách khắc phục cho phù hợp, hiệu quả hơn. Ngoài ra, các giải pháp được đề xuất trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm đã được nhiều cơ sở giáo dục cao đẳng áp dụng.

4.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn

Các trường cao đẳng sư phạm trung ương là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, kinh phí hầu hết được nhà nước cấp. Do đó, các giải pháp đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn dựa trên khả năng, yêu cầu của các trường để giải quyết những bất cập yếu kém về ĐNGV, phải phù hợp với mục tiêu quản lí ĐNGV là đạt chuẩn về năng lực chuyên môn, sư phạm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội, phù hợp thực tiễn từng trường, yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, các

giải pháp cũng phải xuất phát từ thực trạng ĐNGV các trường cao đẳng sư phạm, dựa trên những phân tích về mặt mạnh, mặt yếu của quản lí ĐNGV.

4.1.4 Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả

Các giải pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động để cơng tác quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non được thuận lợi và trở thành hiện thực đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên mơn. Lựa chọn một giải pháp nào đó phải cân nhắc đến tính vừa sức với các điều kiện nguồn lực hiện có. Giải pháp nào đưa đến kết quả cao nhất, với chi phí nguồn lực hợp lý, sẽ được lựa chọn. Đồng thời, các yếu tố xã hội, môi trường, cơ chế hoạt động đang chi phối cũng cần được tính đển để tránh rủi ro có thể xảy ra.

4.1.5 Đảm bảo tính pháp lý

ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương là những viên chức làm việc theo quy định của pháp luật lao động, Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Điều lệ trường Cao đẳng…. Do đó, những giải pháp đề xuất để quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương phải dựa trên cơ sở pháp luật quy định, không được đối lập với pháp luật. Những giải pháp đề xuất còn phải tuân thủ những quy định đã sẵn có tại trường, đã được duy trì, thực hiện hiệu quả trong nhiều năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 118 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)