Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 87 - 90)

(1) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: sử dụng các tài liệu lý luận, nghị quyết, chủ trương của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật; cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan; sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, khái qt hóa lý thuyết trong q trình nghiên cứu các tài liệu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của luận án. Luận án chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, gồm những nội dung sau: phân tích nguồn tài liệu, phân tích tác giả, phân tích nội dung. Sau khi phân tích, tiến hành tổng hợp lý thuyết: bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch, lựa chọn tài liệu cần, đủ để xây dựng

luận cứ, sắp xếp tài liệu theo lịch đại, sắp xếp tài liệu, giải thích quy luật. Từ đó, tổng hợp lại để thống nhất đưa ra khái niệm công cụ.

(2) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm từ thực

tiễn cơng tác quản lí ĐNGV các trường đại học, cao đẳng, từ các nước trong khu vực và trên thế giới.

(3) Phương pháp điều tra, khảo sát:

Tiến hành thu thập dữ liệu thông qua điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lí, giảng viên các trường cao đẳng sư phạm trung ương về thực trạng ĐNGV và thực trạng quản lí ĐNGV; thống kê số liệu và kết quả hoạt động chỉ đạo quản lí ĐNGV giai đoạn 2012-2017 của 03 trường cao đẳng.

Khảo sát bằng bảng hỏi gồm 01 phiếu hỏi dành cho cán bộ, giảng viên và 01 phiếu hỏi dành cho sinh viên. Luận án thiết kế thang đánh giá thực trạng phẩm chất, năng lực và thực trạng quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương theo 05 mức độ: yếu, trung bình, khá, tốt và rất tốt. Thang đo này được thiết kế trên cơ sở các nội dung cơ bản của thực trạng phẩm chất, năng lực và thực trạng quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương.

Điểm cao nhất là 5, điểm thấp nhất là 1. Điểm trung bình càng cao thì mức độ phù hợp càng cao. Các mức độ của thang đo:

- Yếu: Điểm trung bình - 2SD ≥ Điểm trung bình > 1; 1 < Điểm trung bình ≤ 2.93.

- Trung bình: Điểm trung bình - 1SD ≥ Điểm trung bình > Điểm trung bình - 2SD; 2.93 < Điểm trung bình ≤ 3.44.

- Khá: Điểm trung bình - 1SD ≥ Điểm trung bình > Điểm trung bình + 1SD; 3.44 < Điểm trung bình ≤ 4.46.

- Tốt: Điểm trung bình + 2SD ≥ Điểm trung bình > Điểm trung bình + 1SD; 4.46 < Điểm trung bình ≤ 4.97.

- Rất tốt: 5 ≥ Điểm trung bình > Điểm trung bình + 2SD; 4.97 < Điểm trung bình ≤ 5.

Dựa trên kết quả đánh giá, luận án phân loại mức độ phù hợp, căn cứ thực tiễn để xác định số điểm trung bình của tồn thang đo.

(4) Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vấn sâu về những nội dung

Khách thể phỏng vấn: 15 người là Ban Giám hiệu và chuyên gia trong lĩnh vực mầm non tại 03 trường trong địa bàn nghiên cứu và công chức tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung phỏng vấn:

- Những thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong việc xây dựng và

thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên?

- Trường có xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng, đánh giá đội ngũ giảng viên

khơng? Các tiêu chuẩn chính để tuyển dụng và đánh giá đội ngũ giảng viên tại trường hiện nay là gì?

- Quy trình, cách thức tuyển dụng giảng viên của trường được thực hiện

như thế nào?

- Việc sử dụng đội ngũ giảng viên trong trường hiện nay có phù hợp hay

khơng? Những bất cập trong việc sử dụng đội ngũ giảng viên hiện nay là gì?

- Các nội dung, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

của trường được thực hiện như thế nào? Những bất cập của công tác này trong giai đoạn hiện nay là gì?

- Thầy/Cơ có ý kiến gì về chính sách đãi ngộ của trường đối với đội ngũ

giảng viên trong giai đoạn hiện nay?

Cách thức tiến hành: gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp khách thể. Khách thể trả lời trên phiếu phỏng vấn trong 01 ngày và gửi lại cho nghiên cứu sinh.

(5)Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện, luận án đã tiến hành xin ý kiến các chun gia có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu, là các nhà quản lý có kinh nghiệm, là các nhà khoa học đầu ngành. Các chuyên gia đã góp ý nhằm chuẩn hóa các khái niệm cơng cụ, phương pháo nghiên cứu, cách thức tiến hành nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, hướng phân tích số liệu. Luận án đã xin ý kiến 03 Hiệu trưởng, 01 Giáo sư, 03 Phó Giáo sư, 05 nhà khoa học tại 03 trường trong địa bàn nghiên cứu và Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

(6) Phương pháp thống kê kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm

Thống kê kết quả nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 20.0.

- Phương pháp thống kê mô tả:

Sử dụng thang đo Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của cỡ mẫu nghiên cứu và nội dung các câu hỏi trong bảng hỏi nghiên cứu và khảo nghiệm. Các câu hỏi trong bảng hỏi phải có hệ số tương quan ≥ 0,3 thì được lựa chọn, những câu hỏi có hệ số tương quan ≤ 0,3 được điều chỉnh hoặc loại bỏ.

Mức độ giá trị của các câu hỏi khi sử dụng thang đo Cronbach’s Alpha như sau: từ 0,8 đến 0,95 – câu hỏi rất tốt, từ 0,7 đến gần bằng 0,8 – câu hỏi tốt, từ 0,6 trở lên – câu hỏi đủ điều kiện nghiên cứu, trên 0,95 là hiện tượng trùng biến – câu hỏi không sử dụng được hoặc đã sử dụng trùng lắp.

Đối với các câu hỏi mở, luận án thực hiện mã hóa như sau: (1) liệt kê các tiêu chí ngắn gọn từ các câu trả lời của phiếu, (2) tập hợp các tiêu chí chung thành nhóm, (3) đặt tên cho nhóm, (4) gán giá trị cho nhóm như câu hỏi đóng bằng thang đo Cronbach’s Alpha.

- Phương pháp thống kê suy luận:

Sử dụng phép kiểm định Chi – bình phương (pearson Chi square statistic) để kiểm định về tính độc lập giữa hai biến cột và biến dòng của bảng chéo hai chiều; kiểm định ngang về tỷ lệ dọc theo các hàng (hoặc cột). Phép so sánh giá trị trung bình (compare mean) cũng được sử dụng trong luận án.

Luận án cũng sử dụng phép phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA) khi so sánh giá trị trung bình của 03 nhóm trở lên. Phép ANOVA sẽ cho biết các giá trị trung bình có ý nghĩa khác nhau về mặt thống kê khi F-test của phân tích biến thiên có giá trị vượt ngưỡng thống kế với xác suất p <0.05.

Đối với phép so sánh giá trị trung bình của 02 nhóm, luận án sử dụng phép kiểm định t về độc lập 02 mẫu (independent samples T test) để cho biết một nhóm đơn thì trung bình của một nhóm chủ thể này có khác với trung bình của các nhóm chủ thể khác khơng. Các giá trị trung bình được coi là có ý nghĩa thống kê khi T-test của phân tích biến thiên có giá trị vượt ngưỡng thống kế với xác suất p <0.05.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)