Giải pháp quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 124 - 145)

trường cao đẳng sư phạm trung ương

4.2.1 Xây dựng qui hoạch quản lí đội ngũ giảng viên theo chiến lược phát triển của trường

4.2.1.1 Mục tiêu và ý nghĩa

Công tác qui hoạch ĐNGV tạo sự chủ động trong cơng tác quản lí ĐNGV, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp giữa các thế hệ ĐNGV, giữ vững đoàn kết nội bộ và ổn định chính trị. Từ đó, nhà trường xây dựng kế hoạch về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV.

4.2.1.2 Nội dung và cách thức thực hiện

(1) Dự báo xu thế phát triển đội ngũ giảng viên dựa trên quy mô đào tạo giáo viên mầm non

Trong dự kiến, cả 03 trường đều định hướng nâng cấp phát triển thành Học viện giáo dục trẻ em (dự kiến vào khoảng năm 2022) nên quy mô đào tạo giáo viên mầm non trong thời gian tới có nhiều thay đổi.

Bảng 4.1. Dự báo quy mô đào tạo giáo viên mầm non tại 03 trường cao đẳng sư phạm trung ương

TT Tên trường Năm 2020 Năm 2025

Cao đẳng chính quy Cao đẳng vừa làm vừa học Trung cấp chính quy Trung cấp vừa làm vừa học Cao đẳng chính quy Cao đẳng vừa làm vừa học Trung cấp chính quy Trung cấp vừa làm vừa học 1 Trường Cao đẳng Sư phạm trung ương 1250 500 500 200 1600 700 0 0 2 Trường Cao đẳng Sư phạm trung ương Nha Trang

600 200 80 40 700 200 0 0 3 Trường Cao đẳng Sư phạm trung ương thành phố Hồ Chí Minh 1100 400 150 70 1500 600 0 0

(Nguồn: Kế hoạch chiến lượt phát triển)

Nghiên cứu dự báo nguồn nhân lực có nhiều nội dung có thể chia thành dự báo số lượng và chất lượng, dự báo cung – cầu nguồn nhân lực. Về mặt số lượng, nguồn nhân lực biểu hiện ở số người lao động hay số lượng giờ lao động thực hiện trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Số lượng lao động phụ thuộc vào quy mô dân số, cơ cấu dân số theo độ tuổi, theo giới tính, tỷ lệ nguồn nhân lực trong tổng dân số, số giờ làm việc trong tuần cũng như số tuần làm việc trong năm. Về mặt chất lượng, nguồn nhân lực, biểu hiện cuối cùng được thể hiện ở năng suất lao động xã hội.

Trường giao cho Phòng Tổ chức – Hành chính thành lập các nhóm nghiên cứu để trình bày kế hoạch nghiên cứu dự báo xu thế phát triển ĐNGV trong từng giai đoạn 05 năm, 10 năm, 20 năm. Thành phần nhóm nghiên cứu gồm Ban Giám hiệu, lãnh đạo một số khoa, phòng chức năng, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lí cấp Bộ, thành phố, trưởng phòng giáo dục và đào tạo một số quận, huyện, hiệu trưởng các trường mầm non công lập, tư thục, quốc tế. Nhóm nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp để dự báo, được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu phải xây dựng được báo cáo dự báo xu thế phát triển ĐNGV trong giai đoạn 05 năm, 10 năm và 20 năm tới. Báo cáo được thảo luận và thông qua Hội đồng Khoa học và Đào tạo cấp trường và Đảng ủy, Ban Giám hiệu phê duyệt.

(2) Xây dựng quy trình qui hoạch đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non

Trên cơ sở báo cáo dự báo xu thế phát triển của ĐNGV, Trường thực hiện quy trình qui hoạch quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non.

Các bước tổ chức thực hiện tại các trường như sau:

Bước 1: Phòng Tổ chức – Hành chính tham mưu kế hoạch qui hoạch.

Thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, thực hiện kế hoạch qui hoạch. Ban chỉ đạo xây dựng biểu mẫu, cách thức thực hiện và tổ chức triển khai, tập huấn, hướng dẫn cho các khoa tham gia đào tạo giáo viên mầm non thực hiện báo cáo qui hoạch tại đơn vị mình.

Bước 2: Tổ Bộ môn thực hiện báo cáo qui hoạch ĐNGV và quản lí

ĐNGV. Dự thảo báo cáo phải được thông qua tập thể giảng viên của tổ. Chi ủy, Ban Chủ nhiệm, Tổ trưởng Tổ Cơng đồn thảo luận và kết luận về báo cáo qui hoạch ĐNGV và quản lí ĐNGV của Tổ Bộ mơn.

Bước 3: Khoa xây dựng qui hoạch ĐNGV và quản lí ĐNGV của khoa

trên cơ sở qui hoạch ĐNGV và quản lí ĐNGV của Tổ Bộ mơn. Dự thảo báo cáo phải được lấy ý kiến rộng rãi giảng viên trong khoa, thông qua Hội đồng khoa, chi ủy khoa. Cuối cùng, Ban Giám hiệu sẽ phê duyệt báo cáo qui hoạch ĐNGV và quản lí ĐNGV của khoa.

Bước 4: Ban chỉ đạo xây dựng báo cáo qui hoạch ĐNGV và quản lí

ĐNGV của trường. Báo cáo được triển khai lấy ý kiến rộng rãi trong giảng viên, xin ý kiến các chuyên gia, nhà quản lí trực tiếp, xin ý kiến Hội đồng khoa học và Đào tạo, ý kiến của Đảng ủy, của cán bộ chủ chốt. Cuối cùng, Ban giám hiệu duyệt quy hoạch và ban hành văn bản.

Bước 5: Định kì 06 tháng, các đơn vị thực hiện kiểm tra, giám sát kết quả.

Định kì hàng năm, các báo cáo qui hoạch phải được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn. Qui trình điều chỉnh giống như qui trình qui trình qui hoạch ban đầu.

4.2.1.3 Điều kiện thực hiện giải pháp

(1) Xây dựng kế hoạch qui hoạch trên cơ sở kế hoạch chiến lược phát triển trường.

(2) Kế hoạch qui hoạch phải được tham gia, tham vấn của giảng viên, các đơn vị, các nhà quản lí cho chun mơn sâu, chun gia và những lực lượng bên ngồi có liên quan.

(3) Cơng tác kiểm tra, giám sát thực hiện qui hoạch phải thực hiện thường xuyên, liên tục và điều chỉnh kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắt. Đồng

thời, tổng kết những mơ hình, giải pháp qui hoạch hiệu quả để nhân rộng điển hình cho các đơn vị khác học tập, ứng dụng.

4.2.2. Tuyển dụng đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non theo vị trí việc làm và khung năng lực

4.2.2.1 Mục tiêu và ý nghĩa

Công tác tuyển dụng giảng viên là khâu đầu tiên có tính quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của trường. Luật Viên chức nêu rõ việc tuyển dụng giảng viên phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế (số người làm việc theo vị trí việc làm) và thơng qua thi tuyển, xét tuyển theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh. Hình thức thi, nội dung thi tuyển, xét tuyển giảng viên phải phù hợp với ngành, nghề, đảm bảo lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Để làm được điều này phải kết hợp đồng bộ cùng với các giải pháp khác như: xây dựng chuẩn nghề nghiệp giảng viên, từ đó làm cơ sở để tuyển dụng đúng người, đúng việc, đúng số lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý.

4.2.2.2 Nội dung và cách thực thực hiện

(1) Xác định Đề án vị trí việc làm, bản mơ tả công việc, khung năng lực cho ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non

Hầu như các trường cao đẳng sư phạm trung ương chưa hồn chỉnh Đề án vị trí việc làm. Việc này cần làm ngay. Xác định vị trí việc làm, bản mơ tả cơng việc, khung năng lực trên cơ sở một số căn cứ pháp lý như sau: (1) Nghị định số 41/NĐ-CP, ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; (2) Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 Hướng dẫn thực hiện nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; (3) Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; (4) Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; (5) Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ làm việc của giảng viên; (6) Thông tư 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học công lập.

Bước 1: Trường ban hành kế hoạch, hướng dẫn việc xây dựng vị trí việc

làm trên cơ sở qui định của pháp luật. Kế hoạch được tổ chức triển khai, tập huấn cho lãnh đạo khoa, các tổ trưởng tổ tộ môn, giáo vụ khoa, trợ lí khoa. Phịng Tổ chức – Hành chính là tổ chức triển khai, tập huấn và tổng hợp kết quả.

Bước 2: Mỗi khoa tham gia đào tạo giáo viên mầm non thực hiện các

cơng việc theo trình tự như sau:

(1) Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị: Thống kê những cơng việc có tính chất thường xun, liên tục, ổn định, lâu dài, lặp đi lặp lại có tính chu kỳ mà ĐNGV thực hiện, gồm: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn khác.

(2) Phân nhóm cơng việc: Trên cơ sở thống kê cơng việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, trường triển khai việc tổng hợp và phân nhóm cơng việc theo tổ bộ mơn và khoa.

(3) Xác định các yếu tố ảnh hưởng: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định vị trí việc làm trong của ĐNGV, gồm: Chế độ làm việc của giảng viên; Phạm vi hoạt động của trường; Tính đa dạng về lĩnh vực đào tạo của trường; Mơ hình tổ chức và cơ chế hoạt động của trường; Mức độ hiện đại hóa cơng sở.

(4) Thống kê, đánh giá thực trạng ĐNGV: Thống kê thực trạng về số lượng và chất lượng ĐNGV, gồm: Trình độ đào tạo, chuyên ngành được đào tạo, ngoại ngữ, tin học, giới tính, tuổi đời; chức danh nghề nghiệp, thâm niên công tác (kinh nghiệm nghề nghiệp).

(5) Danh mục vị trí việc làm của ĐNGV: Trên cơ sở thống kê, phân nhóm cơng việc; các yếu tố ảnh hưởng; thống kê, đánh giá thực trạng ĐNGV và chức danh nghề nghiệp, trường xác định vị trí việc làm. Mỗi vị trí việc làm của ĐNGV gắn với nội dung chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể, gắn với chức danh nghề nghiệp, hạng chức danh nghề nghiệp và chức danh lãnh đạo, quản lí.

(6) Bản mơ tả cơng việc của từng vị trí việc làm: Trên cơ sở danh mục vị trí việc làm được xác định, việc xây dựng bản mô tả cơng việc của từng vị trí việc làm được thực hiện như sau: Mơ tả về nội dung, quy trình, thủ tục và thời gian hồn thành từng cơng việc tại từng vị trí việc làm; Kết quả (sản phẩm), khối lượng cơng việc của vị trí việc làm; Điều kiện làm việc (trang thiết bị, phần mềm quản lí, phương tiện, mơi trường làm việc,...).

(7) Khung năng lực của từng vị trí việc làm: Khung năng lực của từng vị trí việc làm được xây dựng căn cứ trên cơ sở yêu cầu thực hiện công việc, được

phản ánh trên bản mô tả công việc tương ứng, gồm các năng lực và kỹ năng cần có để hồn thành nhiệm vụ được giao.

Bước 3: Phòng Tổ chức – Hành chính tham mưu thành lập các hội đồng

thẩm định kết quả đề xuất của các khoa. Hội đồng gồm lãnh đạo trường, các chuyên gia quản lí giáo dục, các nhà khoa học, nhà giáo có kinh nghiệm trong khoa, lãnh đạo các phòng chức năng liên quan như Tổ chức – Hành chính, Đào tạo, Quản lí khoa học, Khảo thí. Hội đồng thảo luận và cho ý kiến đề xuất về kết quả mà khoa đề xuất. Lãnh đạo khoa tham gia phản biện với hội đồng. Trên cơ sở đó, Phịng Tổ chức – Hành chính tổng hợp và tham mưu cho Ban Giám hiệu kết quả cuối cùng để phê duyệt và ban hành chính thức.

Bước 4: Phòng Tổ chức – Hành chính tham mưu để các khoa xem xét

điều chỉnh nếu cần thiết theo chu kì 03 năm một lần.

(2) Xây dựng bộ tiêu chí tuyển dụng cho các vị trí cơng việc của đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non theo khung năng lực

Muốn tuyển dụng hiệu quả, cần có tiêu chí tuyển dụng rõ ràng. Xây dựng bộ tiêu chí tuyển dụng đối với các vị trí cơng việc giúp cho việc tuyển dụng đáp ứng được yêu cầu, việc đánh giá trở nên khách quan, khoa học và dễ dàng hơn. Số lượng người làm việc lớn, với nhiều ngành đào tạo, lĩnh vực khác nhau nhưng cách tuyển dụng hiện nay chưa thật sự hiệu quả, đúng người, đúng việc. Tiêu chí tuyển dụng cho từng vị trí giảng viên trong trường được xây dựng dựa trên khung năng lực chung của các trường cao đẳng sư phạm trung ương. Phòng Tổ chức – Hành chính thống nhất với các khoa để trình Ban Giám hiệu phê duyệt bộ tiêu chí tuyển dụng và cơng khai cho giảng viên, viên chức và ứng viên xin tuyển dụng được biết.

(3) Nâng cao năng lực tuyển dụng (kiến thức, kỹ năng, thái độ) cho người làm công tác tuyển dụng

Các trường cần xây dựng đội ngũ làm công tác tuyển dụng tại Phịng Tổ chức – Hành chính đảm bảo có chun mơn, kinh nghiệm và thường xuyên tiếp cận các phương pháp tuyển dụng mới. Đối với lực lượng có sẵn, hàng năm, trường lập kế hoạch cử chuyên viên, lãnh đạo Phòng Tổ chức – Hành chính tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phương pháp tuyển dụng hiện đại (kể cả ở khu vực tư nhân). Đối với vị trí tuyển dụng mới, trường phải tuyển dụng đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp. Đồng thời, thường xuyên tổ chức những hội thảo, giao lưu kinh nghiệm giữa các Phịng Tổ chức – Hành chính của các trường cao đẳng sư phạm trung ương, các trường trong khối sư phạm.

(4) Xây dựng trang thơng tin điện tử về tuyển dụng nhân sự

Phịng Tổ chức – Hành chính phối hợp với Phịng Công nghệ thông tin hoặc bộ phận công nghệ thông tin xây dựng trang thông tin điện tử trên nên dữ liệu của trang thông tin điện tử của trường. Đồng thời, thành lập Ban quản trị trang thông tin. Nội dung trang tin gồm thông tin về tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, tiêu chí tuyển dụng; các qui định của nhà nước về tuyển dụng, qui trình tuyển dụng của trường; thơng báo tuyển dụng của trường trong năm học, kết quả tuyển dụng trong năm học, danh sách ứng viên tham gia xét tuyển; kinh nghiệm tuyển dụng, hồ sơ ứng viên; các tin tức tuyển dụng trong ngành sư phạm. Trang tin tuyển dụng đảm bảo tính tương tác giữa người làm công tác tuyển dụng và ứng viên xin việc. Các chuyên viên và lãnh đạo làm công tác tuyển dụng phải được yêu cầu thường xuyên đọc và cập nhật thông tin tuyển dụng hàng ngày. Ý kiến của ứng viên phải được phân công trả lời kịp thời, đúng chức năng, thẩm quyền. Ban Quản trị trang thông tin cũng thường xuyên tổ chức lấy kiến phản hồi từ lãnh đạo các đơn vị và giảng viên để điều chỉnh nội dung trang tin hiệu quả. Đồng thời, thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin giữa 03 trường cao đẳng sư phạm trung ương, các trường đại học sư phạm trong vùng để cập nhật thêm thông tin tuyển dụng.

(5) Đánh giá động cơ, thái độ của người dự tuyển

Trường phải đưa vào quy đinh tuyển dụng nội dung đánh giá động cơ, thái độ người dự tuyển. Nội dung đánh giá động cơ là những bài kiểm tra tâm lý học ứng dụng. Do đó, trong qui trình tuyển dụng, trường cần bổ sung thành phần là những nhà tâm lí học có kinh nghiệm, bổ sung bước thực hiện các bài kiểm tra tâm lí của ứng viên. Các bài kiểm tra tâm lí, phương pháp đánh giá, các xác định kết quả phải được biên soạn, thông qua và được sự đồng ý của Hội đồng tuyển dụng. Nội dung bài kiểm tra tâm lí hướng đến kiểm tra lịng u nghề, yêu đất nước, yêu trường, suy nghĩ về thu nhập, cơ hội thăng tiến và mục tiêu công việc. Mặc dù, bài kiểm tra vẫn mang tính lý thuyết nhưng phần nào giúp Hội đồng tuyển dụng đánh giá được một phần động cơ xin việc của ứng viên, làm cho ứng viên của xác định động cơ đúng đắn khi nộp hồ sơ ứng tuyển.

(6) Sử dụng hình thức xét tuyển đội ngũ giảng viên, tăng cường thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 124 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)