Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 74)

mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương

2.5.1 Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan là các yếu tố bên trong nhà trường và ĐNGV ảnh hưởng đến quản lý ĐNGV mà nhà trường và giảng viên có thể kiểm sốt được.

(1) Sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo trường

Những chủ trương, định hướng, chính sách của Đảng và nhà nước, các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lí về cơng tác phát triển nguồn lực con người là những căn cứ có tính định hướng và cơ sở quan trọng cho các trường cao đẳng sư phạm trung ương xây dựng qui hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ trong tầm nhìn chiến lượt dài hạn. Các chính sách vĩ mơ của quốc gia được qui định trong Luật Giáo dục, Điều lệ trường cao đẳng cũng được xem là căn cứ pháp lí quan trọng để các trường xây dựng các chính sách nội bộ cho giảng viên, phù hợp với nội bộ từng trường.

Cơ sở giáo dục muốn phát triển mạnh, cần sự lãnh đạo của Đảng về chủ trương đúng đắn, đặt trọng tâm lãnh đạo của Đảng ủy về việc quản lý ĐNGV [11]. Nghị quyết của Đảng ủy cần xác định đúng mục tiêu, yêu cầu đối với quản lý ĐNGV, có chủ trương, định hướng nội dung quản lý ĐNGV. Các cấp ủy Đảng cần xác định rõ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt, đặc biệt là ban giám hiệu tham gia các hoạt động về quản lý ĐNGV. Cấp ủy cần tạo điều kiện, động viên ĐNGV và đảng viên gương mẫu, đi đầu trong việc học tập nâng cao trình độ, phát triển ĐNGV. Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ sở đào tạo cần có chủ trương đúng về công tác lãnh đạo về quản lý ĐNGV đại học, căn cứ vào thực tiễn đào tạo bồi dưỡng ĐNGV của các đơn vị, các cấp ủy cần kiểm tra đánh giá kết quả, chỉ rõ nội dung đã đạt được và nội dung chưa đạt được, đồng thời chỉ ra nguyên nhân và biện pháp quản lí ĐNGV. Quản lí ĐNGV phải tuân thủ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt chú ý đến hệ thống pháp luật có liên quan đến giáo dục và đào tạo, quản lý nhà nước và quản lý xã hội về quản lí ĐNGV. Mặc dù đã có những cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước, của ngành có ảnh hưởng tích cực đến quản lí ĐNGV.

Tuy nhiên, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện không đầy đủ, thiếu đồng bộ, cịn chồng chéo... nên gây khó khăn trong cơng tác quản lí ĐNGV như chưa có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để năng cao năng lực chuyên môn cho ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non, chưa có cơ chế đặc thù cho hoạt động nghiên cứu khoa học, chế độ chính sách, lương, thưởng chưa đảm bảo đời sống cho ĐNGV, nhất là ĐNGV nữ….

(2) Kế hoạch chiến lược phát triển của từng trường

Kế hoạch chiến lược phát triển xác định các định hướng lớn, tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi, mục đích, mục tiêu trọng tâm và các giải pháp chiến lược, cụ thể cho các hoạt động cốt lõi của từng trường trong một giai đoạn nhất định. Quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược phát triển của các trường cao đẳng sư phạm trung ương. Quản lí và phát triển ĐNGV dựa trên những phân tích thực trạng (thời cơ, thách thức, điểm yếu, điểm mạnh) ĐNGV và đề ra những giải pháp quản lí hiệu quả nhất. Do vậy, chiến lược phát triển trường là một nhân tố ảnh hưởng quyết định đến các giải pháp quản lí ĐNGV.

(3) Năng lực lãnh đạo, quản lí của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí

Năng lực phát triển tự thân của ĐNGV gồm năng lực định hướng, xác định mục tiêu, lựa chọn các giá trị, tự đánh giá, điều chỉnh bản thân, tự học và

học tập suốt đời, thích ứng, nhạy bén với những thay đổi và xu thế phát triển khách quan của thời đại…Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà trường [36]. Để tạo được môi trường sư phạm tốt, nâng cao chất lượng ĐNGV, cán bộ quản lý nhà trường phải là những người đầu đàn trong giảng dạy, nắm chắc và hiểu sâu sắc mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo, biết chỉ đạo, tổ chức giảng dạy học tập có hiệu quả, là trung tâm thu hút đội ngũ giảng viên, sinh viên và được đồng nghiệp kính trọng. Các trường cao đẳng sư phạm trung ương phải có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng để hoạt động có hiệu quả. Do đó, việc xây dựng bộ máy quản lý có vai trị quan trọng đối với việc phát triển các trường cao đẳng sư phạm trung ương trong đó có cơng tác quản lý ĐNGV.

(4) Sự say mê, tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong công việc

Sự ham mê, sáng tạo, say sưa với công việc cùng với ý thức trách nhiệm của giảng viên đối với các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo trong nhà trường là yếu tố rất quan trọng, tác động đến sự phấn đấu, tìm hiểu và tự nguyện trau dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân người giảng viên đào tạo giáo viên mầm non. Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức cá nhân là mức độ phát triển cao của ý thức, là khả năng tự nhận thức về bản thân, có thái độ rõ ràng đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh hành vi theo mục đích tự giác, từ đó tự giáo dục và tự hồn thiện. Đối với giảng viên đào tạo giáo viên mầm non, bên cạnh những quyền lợi trong ngành, với tư cách là những giảng viên chân chính, giảng viên cần nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội đó là giảng dạy, giáo dục sinh viên, nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt, quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường đòi hỏi năng lực giảng viên đào tạo giáo viên mầm non phải được nâng cao thường xuyên và giảng viên phải có ý thức, có tinh thần trách nhiệm trong việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để phát triển năng lực.

Lương tâm đạo đức là gốc của nhân cách nói chung và nhân cách người giảng viên nói riêng [30]. Bất cứ một cá nhân nào khi tham gia vào hoạt động nghề nghiệp, để mang lại chất lượng và hiệu quả bền vững, bên cạnh năng lực chuyên môn cần phải có đạo đức nghề nghiệp. Dạy học là nghề đào tạo con người, nghề mà công cụ chủ yếu được sử dụng để thực hiện quá trình đào tạo là nhân cách của chính mình, đó là phẩm chất đạo đức chính trị, là sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ; là lòng yêu nghề, là lối sống, là cách xử sự của đội

ngũ giảng viên. Vì vậy, lương tâm đạo đức nghề nghiệp là thước đo chuẩn mực của ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non, là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo.

Trong đào tạo giáo viên mầm non, lòng yêu nghề, yêu trẻ và kĩ năng biết vượt qua những mặt trái của nền kinh tế thị trường là yêu cầu bắt buộc, có tác động trực tiếp và tồn diện đến hiệu quả của việc đào tạo. Cơng việc quản lý giảng viên đào tạo giáo viên mầm non cũng xuất phát từ đặc điểm tác động này. Truyền thống, tinh thần say mê, yêu nghề của ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non sẽ quyết định hướng quản lý ĐNGV của các trường cao đẳng sư phạm trung ương.

(5) Sự đồng thuận của đội ngũ giảng viên

Đứng trước yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, địi hỏi mỗi cá nhân giảng viên khơng chỉ cần làm việc sáng tạo, mà còn phải biết kết hợp, chia sẻ với đồng nghiệp, các thành viên khác trong khoa, trong bộ môn cùng tham gia trong cơng việc chung; cùng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tập thể đảm nhận. Sự đồng thuận của ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non được thể hiện ở tình đồn kết, nhất trí trong tập thể và có chung tầm nhìn, quan điểm về phát triển nhà trường. Tuy nhiên, sự đồng thuận không làm mất đi cá tính, khơng loại bỏ những khác biệt cá nhân làm cho mọi người giống nhau; mà đồng thuận sẽ làm cho tính sáng tạo của mỗi cá nhân có điều kiện phát triển và phát huy tác dụng. Sự đồng thuận của đội ngũ được đảm bảo bởi việc tạo ra vốn tổ chức qua thiết chế “Tổ chức biết học hỏi” của đội ngũ này. Tính đồng thuận của ĐNGV theo nghĩa hẹp là xây dựng được tình đồn kết của giảng viên trong tập thể sư phạm; song, nghĩa rộng hơn và ý nghĩa sâu sắc hơn là xây dựng ĐNGV trong nhà trường thành tổ chức biết học hỏi. Như vậy, ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non có tính đồng thuận và ln biết học hỏi chính là biểu hiện của văn hóa nhà trường - văn hóa chất lượng. Đó là mơi trường mà mọi người cùng thi đua học tập, rèn luyện; mọi hành vi của giảng viên trong đội ngũ đều hướng đến khát vọng là hồn thiện nhân cách của mình, nhằm góp sức nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

(6) Uy tín, thương hiệu nhà trường

Uy tín, thương hiệu nhà trường càng mạnh thì càng thu hút được giảng viên và công tác quản lý ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non càng thuận lợi. Bất cứ giảng viên nào cũng muốn làm việc trong một tổ chức có uy tín, được nhiều người biết đến. Khi nhà trường có thương hiệu thì mối liên hệ giữa giảng viên và nhà trường càng gắn bó, cơng tác quản lý giảng viên sẽ thuận lợi hơn. Mặt khác, uy tín và thương hiệu nhà trường mạnh sẽ giúp nhà trường thuận lợi trong cơng

tác tuyển sinh, góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ giảng viên tốt hơn. Đây là động lực khiến giảng viên muốn gắn bó với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác quản lí ĐNGV. Mơi trường sư phạm có ảnh hưởng đến cơng tác quản lí ĐNGV của nhà trường. Nó tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên trong nhà trường. Bầu khơng khí làm việc trong trường tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là quản lí ĐNGV.

(7) Chính sách đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơng tác quản lý ĐNGV. Chính sách đãi ngộ, sử dụng giảng viên phải tạo điều kiện, cơ hội bình đẳng cho mọi giảng viên có thể phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình. Đời sống và thu nhập của ĐNGV còn thấp, nếu giải quyết được hài hịa lợi ích vật chất và tinh thần cho họ thơng qua các chính sách, chế độ thì ĐNGV mới n tâm tập trung cho công tác, phát triển năng lực bản thân, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Cùng với chính sách đãi ngộ hay chế độ đãi ngộ cán bộ là chính sách sử dụng và quản lý. Đó là việc bố trí và sử dụng giảng viên đúng tiêu chuẩn, phù hợp với năng lực, sở trường của giảng viên; là việc đề bạt, bãi nhiệm, đúng người, đúng việc, đúng lúc. Việc thực hiện chính sách cán bộ phải gắn với chế độ quản lý chặt chẽ ĐNGV. Cấp ủy phải nắm chắc từng cán bộ giảng viên cả về đức và tài, trên cơ sở đó có kế hoạch sử dụng đề bạt, giúp đỡ, khen thưởng đúng mức những giảng viên có thành tích, đồng thời phải xử lý kịp thời, nghiêm minh những giảng viên vi phạm. Có như vậy, chính sách đãi ngộ mới thật sự là động lực thúc đẩy tính tích cực của ĐNGV.

2.5.2 Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan là các yếu tố bên ngoài nhà trường ảnh hưởng đến quản lí ĐNGV mà nhà trường và giảng viên không thể quyết định được. Các yếu tố đó bao gồm: Yêu cầu cao của Nhà nước về tiêu chuẩn, phẩm chất và năng lực của giảng viên; nhận thức của cấp lãnh đạo đối về vai trị, vị trí của trường đối với sự phát triển của ngành giáo dục mầm non; sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo về cơng tác quản lý đội ngũ nói chung, ĐNGV nói riêng; quy định về cơng tác tuyển dụng ĐNGV; quyền tự chủ của nhà trường về quản lý ĐNGV; chính sách thu hút, đãi ngộ giảng viên: chính sách về vật chất, chính sách động viên về tinh thần; điều kiện, môi trường làm việc của ĐNGV; độ tuổi trung bình của ĐNGV; tác động của nền kinh tế thị trường đến từng giảng viên; vai trị của các đồn thể: Đảng, đồn thanh niên, cơng đồn...

(1) Mơi trường kinh tế, chính trị, khoa học, cơng nghệ

Mơi trường kinh tế, chính trị, khoa học, cơng nghệ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lí ĐNGV; thời đại cơng nghệ 4.0 đặt ra những yêu cầu mới về năng lực, phẩm chất của ĐNGV; thể chế chính trị xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu công bằng, dân chủ, văn minh tạo ra không gian cho việc thực thi các giải pháp quản lí ĐNGV theo tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội. Khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão tạo ra sự liên kết thế giới ngày càng chặt chẽ hơn, đồng thời cũng đặt ra cho các quốc gia những thách thức lớn hơn, mở ra nhiều cơ hội hợp tác với thế giới bên ngoài kể cả vốn, kinh nghiệm, phát triển nguồn nhân lực [66]. Thực tế đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ tay nghề cao điều này kéo theo đội ngũ giảng viên phải nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ để đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực trạng đã tác động đến sự quản lý ĐNGV phải đảm bảo về số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

(2) Mơi trường văn hóa, giáo dục

Hội nhập quốc tế làm nảy sinh yêu cầu trao đổi, giao lưu, hợp tác văn hóa giữa các nền văn hóa, giữa các quốc gia có truyền thống, sắc thái văn hóa để hướng đến xây dựng một thế giới thống nhất đa dạng. Điều đó làm cho người giảng viên phải có nhãn quan mới mở rộng hơn, thái độ bao dung hơn và thích ứng nhanh với sự đa dạng văn hóa, thái độ tơn trọng các nền văn hóa. Chủ trương cải cách giáo dục đều coi giáo dục là động lực tăng trường kinh tế, là chìa khóa để tiến vào tương lai thông qua đào tạo nguồn lực con người chất lượng cao, là yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững. Giảng viên các trường cao đẳng sư phạm đóng vai trị trong đội ngũ tiên phong, dẫn dắt, thức đẩy sự thay đổi. Họ phải có năng lực tự học và học tập suốt đời để phát triển nghề nghiệp trong một xã hội học tập và giáo dục suốt đời.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương này của luận án đã xác định các khái niệm về giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương, ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương và quản lý ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương. Luận án đã tiếp cận quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non theo chức năng quản lí. Từ đó, luận án xác định nội dung quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương gồm các khâu qui hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, kiểm tra đánh giá và cụ thể hóa cơ chế, chính sách tạo mơi trường thuận lợi cho ĐNGV làm việc.

Chương này của luận án cũng đã nghiên cứu và phân tích những yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)