Thực trạng quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 98 - 118)

các trường cao đẳng sư phạm trung ương

3.5.1 Qui hoạch đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non

Công tác qui hoạch được các trường thực hiện qua các bước như phân tích mơi trường, xác định mục tiêu; đánh giá thực trạng đội ngũ; qui hoạch quản lí đội ngũ; lập kế hoạch phát triển đội ngũ. Qui hoạch phát triển ĐNGV đòi hỏi mục tiêu và nội dung của quy hoạch cần được xác định dựa trên phân tích, thiết kế vị trí cơng việc ĐNGV hiện tại so với tương lai theo các giai đoạn khác nhau của trường cao đẳng.

Nhiều giải pháp được các trường thực hiện hiệu quả. Các trường tập trung xây dựng kế hoạch bổ sung kịp thời lực lượng cho ĐNGV có năng lực cho các chuyên ngành và phù hợp cơ cấu, chuyên môn của lĩnh vực công tác. Đổi mới công tác tuyển dụng và chế độ chính sách liên quan nhằm thu hút sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, cán bộ và giảng viên có bằng thạc sĩ, tiến sĩ và trình độ chuyên môn tốt về công tác tại trường. Thường xuyên rà sốt lại thực trạng đội ngũ, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho ĐNGV; đồng thời xem xét và có giải pháp phù hợp với các trường hợp không đáp ứng được yêu cầu công tác. Các trường ưu tiên lựa chọn giảng viên có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt để tập trung đào tạo ngoại ngữ, nâng cao tỷ lệ thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở nước ngồi. Bên cạnh đó, các trường chú trọng đến cải tiến cơ chế quản lí, tăng cường kỷ cương và kỷ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của giảng viên; cải tiến chính sách, chế độ về bổ nhiệm, sử dụng, ưu đãi, kiểm tra, đánh giá đối với giảng viên. Đặc biệt chú trọng cải tiến chế độ ưu đãi đối với đội ngũ đang theo học chương trình thạc sĩ, tiến sĩ và đội ngũ đã có học vị tiến sĩ.

Cô V.T.Ng, Trường Cao đẳng Sư phạm trung ương thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng: “Các trường cao đẳng sư phạm trung ương đều thực hiện quy

hoạch ĐNGV giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu cơ bản là ĐNGV phải đảm bảo các tiêu chí đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu tổ chức của trường và với qui mơ đào tạo; có sức khỏe tốt, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển trường; có ý thức tự chủ và tự chịu trách nhiệm; có trình độ cao về chuyên môn và nghiệp vụ; năng động và sáng tạo, có tư duy đổi mới”.

Kết quả khảo sát thực trạng qui hoạch ĐNGV:

Bảng 3.12. Kết quả khảo sát thực trạng qui hoạch đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non

T

T Nội dung khảo sát

Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ bậc

1 Mục tiêu qui hoạch ĐNGV phù hợp với mục tiêu của

chiến lược phát triển trường 2,71 0,79 6

2 Nội dung qui hoạch ĐNGV được xây dựng dựa trên

chiến lược phát triển trường 2,53 0,70 7

3 Định kì điều chỉnh qui hoạch ĐNGV phù hợp thực tiễn 3,43 0,81 5 4 Ban Giám hiệu, Trưởng khoa, phòng, ban, trung tâm

quyết định kế hoạch qui hoạch ĐNGV 3,82 0,77 4 5 Quá trình qui hoạch ĐNGV có sự tham gia của các cơ

quan hữu quan, nhà tuyển dụng 4,06 0,83 3

6 Đánh giá kết quả thực hiện qui hoạch ĐNGV dựa trên

những tiêu chí cụ thể 4,17 0,80 2

7 Sử dụng đa dạng kênh thông tin kế hoạch qui hoạch

ĐNGV 4,22 0,79 1

Tổng cộng 3,6 0,79

Số liệu ở bảng trên cho thấy, mức độ đánh giá của các đối tượng khảo sát ở mức đồng ý. Khi khảo sát từ hồ sơ, văn bản qui hoạch ĐNGV được viết chung vào kế hoạch chiến lược phát triển của các trường. Chỉ báo “Sử dụng đa dạng kênh thơng tin kế hoạch qui hoạch ĐNGV” có thứ bậc 1, chỉ báo “Đánh giá kết quả thực hiện qui hoạch ĐNGV dựa trên những tiêu chí cụ thể” có thứ bậc 2, chỉ báo “Q trình qui hoạch ĐNGV có sự tham gia của các cơ quan hữu quan, nhà tuyển dụng” có thứ bậc 3. Điều này cho thấy lãnh đạo các trường có xây dựng qui hoạch ĐNGV và được công khai đến ĐNGV, bước đầu xác định được tiêu chí rõ ràng, phù hợp. Chỉ báo “Nội dung qui hoạch ĐNGV được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển trường” có thứ bậc 7, chỉ báo “Mục tiêu qui hoạch ĐNGV phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển trường” có thứ bậc 6 cũng cho thấy công tác qui hoạch chỉ đạt ở mặt hình thức, cịn nội dung vẫn chưa có chiều sâu, mục tiêu chính nhất của cơng tác qui hoạch ĐNGV vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trường. Khi phỏng vấn, hầu hết các ý kiến đều cho rằng lãnh đạo các trường đều quan tâm đến qui hoạch ĐNGV. Tuy nhiên, định

hướng qui hoạch gặp những vấn đề khó khăn cốt lõi, dẫn đến các trường chưa mạnh dạn thực hiện kế hoạch qui hoạch.

Nguyên nhân chủ yếu là do tác động từ định hướng phát triển các trường sư phạm trong tồn quốc và những chính sách đối với giảng viên các trường cao đẳng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu qui hoạch các trường sư phạm trong toàn quốc. Mục tiêu chủ yếu là sắp xếp lại các trường sư phạm để phát huy hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực giáo viên hiện nay. Tuy nhiên, đến nay, Bộ vẫn chưa kết luận cuối cùng. Khi Luật Giáo dục nghề nghiệp ra đời, các trường cao đẳng được tách ra khỏi Luật Giáo dục đại học và hoạt động theo Luật Giáo dục nghề nghiệp. Bộ chủ quản của hầu hết các trường cao đẳng là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, riêng 03 trường sư phạm trung ương vẫn trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những thay đổi này dẫn đến định hướng phát triển các trường sư phạm trung ương không xác định được rõ ràng. Họ không biết phát triển theo hướng nào, ĐNGV sẽ phát triển ra sao… Thầy N.Đ.Đ, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, cho rằng: “Chế độ chính sách hiện nay chưa tạo

động lực cho ĐNGV các trường cao đẳng sư phạm như chính sách khuyến khích học nghiên cứu sinh, chính sách cho tiến sĩ khi giảng dạy ở trường cao đẳng, quyền lợi của giảng viên khi được cơng nhận Phó Giáo sư khơng được đảm bảo, cạnh tranh trong đấu thầu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ gặp nhiều khó khăn, chính sách thu hút và giữ chân ĐNGV giỏi gặp rất nhiều bất lợi…”.

Công tác quy hoạch phát triển ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non của các trường cao đẳng sư phạm trung ương còn chịu sự tác động mạnh mẽ của Kết luận số 64 của Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa XXI) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hồn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”, nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống và quản lí, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, quyết định số 1233 và 1234 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình hành độ thực hiện Nghị quyết 19- NQ/TW. Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, cơ bản không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị (trừ trường hợp lập thêm tổ chức hoặc được giao nhiệm vụ mới). Cơ cấu lại và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, có chính sách và biện pháp đồng bộ để thay thế những người không đáp ứng được yêu cầu. Đồng thời các đơn vị sự nghiệp công lập cần đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập, xã hội hóa dịch vụ cơng, từng bước

giảm chi lương viên chức từ ngân sách nhà nước; thống nhất quản lý chặt chẽ việc thành lập mới các đơn vị sự nghiệp công lập và số lượng viên chức ở các đơn vị sự nghiệp công lập. Các trường phài thực hiện đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với thực hiện luân chuyển để rèn luyện trong thực tiễn. Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu cấp chiến lược ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước. Gắn chính sách tinh giản biên chế với việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, nâng cao thu nhập cho đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức. Có chính sách phù hợp với đội ngũ chuyên gia, chính sách thu hút người tài vào làm việc trong cơ quan của hệ thống chính trị; thu hút cán bộ trẻ, có trình độ đại học về công tác ở cơ sở; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên ưu tú ở địa phương bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng thi tuyển công chức, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh; quan tâm đào tạo cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc.

3.5.2 Tuyển dụng giảng viên đào tạo giáo viên mầm non

Các trường thực hiện tuyển dụng theo vị trí việc làm đã được xác định. Việc phân tích và thiết kế cơng việc bắt đầu được quan tâm đi vào thực chất của thiết kế nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của giảng viên. Thực tế, các trường đã áp dụng quản lí theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 khoảng 06 năm trở lại đây, trong đó bắt buộc phải thực hiện mô tả và thiết kế công việc. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đẩy mạnh công tác đánh giá kiểm định nên các trường cao đẳng sư phạm trung ương đã thực hiện đăng kí kiểm định và đang hồn thiện các tiêu chí đánh giá, trong đó có tiêu chí về mơ tả và thiết kế cơng việc cho ĐNGV. Tuy nhiên về bản chất, các trường chưa xây dựng được Đề án vị trí việc làm theo đúng quy định của Nghị định số 41/NĐ-CP, ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập (01 trường đã dự thảo nhưng chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, 01 trường chưa hoàn thành dự thảo). Việc làm này ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các khâu trong quản lý ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non của các trường.

Theo Luật Viên chức, các viên chức là những người được kí hợp đồng làm việc với trường. Khi kí hợp đồng làm việc thì lãnh đạo trường và giảng viên cần xác định rõ cơng việc kí kết, nhưng việc này được xác định rất chung chung

trong hợp đồng. Hầu như giảng viên làm việc theo sự phân công của lãnh đạo khoa trong từng việc cụ thể, không bàn tới nội dung hợp đồng khi làm việc. Bản thân giảng viên cũng không hiểu biết về mảng quy định này nên cũng không xảy ra tranh chấp hợp đồng làm việc. Họ làm việc theo tinh thần tuân thủ, phục tùng chỉ đạo của lãnh đạo. Thông tư 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập đã mô tả chi tiết nhiệm vụ, tiêu chuẩn của giảng viên. Đây là văn bản áp dụng chung cả nước, cho nhiều khối đại học, cao đẳng nên việc các trường thực hiện việc phân tích và thiết kế cơng việc của ĐNGV là rất cần thiết. Tuy nhiên, cơng việc phân tích và thiết kế công việc hiện nay chưa được quan tâm nhiều, nội dung còn chung chung, chưa miêu tả rõ khung năng lực từng vị trí giảng viên.

Qui trình tuyển dụng cơ bản tuân thủ qui định tuyển dụng của Luật Viên chức: (1) Đề xuất, tổng hợp, duyệt nhu cầu; Lập kế hoạch, thông báo tuyển dụng; Tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ xin tuyển dụng; Thành lập hội đồng tuyển dụng. (2) Phỏng vấn ứng viên, kí hợp đồng thử việc, đánh giá hợp đồng thử việc. (3) Thông báo kết quả tuyển dụng, quyết định tuyển dụng, kí hợp đồng tập sự, đánh giá hợp đồng tập sự. (4) Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, kí hợp đồng không xác định thời hạn.

Khi nhận hồ sơ ứng viên, Phịng Tổ chức – Hành chính xem xét, đối chiếu thông tin trong hồ sơ với những yêu cầu, qui định về tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng. Những hồ sơ đạt u cầu, Phịng Tổ chức – Hành chính tham khảo ý kiến của trưởng khoa và tổng hợp trình Hiệu trưởng xem xét. Hội đồng tuyển dụng sẽ họp và phỏng phấn ứng viên. Nội dung phỏng vấn xoay quanh chế độ chính sách, kinh nghiệm, năng lực, đánh giá động cơ, phong cách, điều kiện gia đình của ứng viên. Tuy nhiên, việc đánh giá động cơ của ứng viên cần thực hiện bài bản hơn, có thể mời các chuyên gia tâm lý, giáo dục tham gia đánh giá dựa trên những tiêu chí cụ thể. Hội đồng sẽ biểu quyết đồng ý cho những ứng viên đạt yêu cầu và thực hiện chế độ thử việc. Thời gian thử việc thông thường là 02 tháng. Nội dung thử việc do trưởng khoa giao nhiệm vụ, chủ yếu là kiểm tra ứng viên về năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tác phong, đạo đức. Ứng viên phải tham gia dự giờ ít nhất 02 tiết và giảng dạy ít nhất 02 tiết. Nội dung tiêu chí đánh giá, qui trình dự giờ theo qui định hiện hành về đánh giá chuyên môn của giảng viên. Số tiết dự giờ phải bố trí cấp khoa và cấp tổ bộ mơn (nếu đơn vị có tổ bộ mơn), số tiết dự giờ cấp khoa phải nhiều hơn số tiết dự giờ cấp tổ bộ môn.

Thành phần hội đồng dự giờ do trưởng khoa quyết định. Trong thời gian thử việc, ứng viên được trả thù lao và người hướng dẫn thử việc củng được trả thù lao. Thử việc là cách làm phù hợp để ứng viên và người sử dụng lao động có thời gian đánh giá sự phù hợp với công việc giảng viên, làm cơ sở cho việc tuyển dụng được người tài, người phù hợp. Cô P.T.L.X. cho rằng: “Cần tăng

cường thời gian thực hành tại các cơ sở giáo dục, đào tạo để ứng viên có điều kiện thể hiện năng lực nghề nghiệp, xem xét rút ngắn hơn nữa thời gian thử việc (có thể là 01 tháng) để giữ chân được ứng viên giỏi và phù hợp với quy định kí hợp đồng từ 01 tháng trở lên phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)”.

Kết quả tuyển dụng tính dựa trên kết quả thống nhất (biểu quyết) của Hội đồng tuyển dụng trong buổi phỏng vấn ứng viên và kết quả thử việc tại khoa (tập thể viên chức khoa bỏ phiếu khi họp xét đánh giá kết quả thử việc). Trong khi Luật viên chức qui định kết quả tuyển dụng được tính dựa trên kết quả quy đổi ra điểm 100 của kết quả phỏng vấn, thực hành, kết quả học tập, kết quả tốt nghiệp. Với quy định của Luật Viên chức thì trong thực tiễn có trường hợp ứng viên có kết quả học tập rất cao (đa số ở các trường địa phương) nên có lợi thế rất lớn trong tính điểm tuyển dụng, cịn một số ứng viên có kết quả học tập đủ tiêu chuẩn tuyển dụng nhưng thấp hơn nhiều khi quy đổi ra điểm tuyển dụng nên bất lợi trong tính kết quả. Thực tiễn qua nhiều năm tuyển dụng cũng chứng minh rằng ứng viên có điểm học tập, tốt nghiệp rất cao (có thể là xuất sắc) nhưng khi phỏng vấn, thử việc thì khơng đạt yêu cầu. Thầy L.V.T. nêu ý kiến: “Các tính

kết quả này là các làm linh hoạt để phù hợp thực tiễn, khắc phục lỗ hỏng trong quy định của Luật Viên chức. Tuy nhiên, so với Luật Viên chức thì tính kết quả chưa phù hợp”.

Trong thời gian tập sự, viên chức tập sự phải xây dựng kế hoạch tập sự, thường xuyên tham gia dự giờ giảng viên hướng dẫn và các giảng viên khác có

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 98 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)