Thử nghiệm giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 149 - 171)

4.4.1 Mục đích thử nghiệm

Kiểm chứng sự cần thiết và tính hiệu quả của việc triển khai 01 giải pháp trong số các giải pháp luận án đề xuất nhằm để chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết đã nêu.

4.4.2 Giả thuyết thử nghiệm

Nếu áp dụng giải pháp “Đánh giá đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên

mầm non dựa trên khung năng lực” trong đánh giá kết quả hoạt động của

ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2017-2018 thì nâng cao hiệu quả, chất lượng của kết quả đánh giá.

4.4.3 Giới hạn thử nghiệm

(1) Giới hạn nội dung: chỉ thử nghiệm giải pháp “Đánh giá đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non dựa trên khung năng lực”.

(2) Giới hạn thời gian: thử nghiệm áp dụng trong một năm học (12 tháng), từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018.

(3) Giới hạn không gian: thử nghiệm tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh.

4.4.4 Nội dung thử nghiệm

Xây dựng và áp dụng các biện pháp “Đánh giá đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non dựa trên khung năng lực.”.

4.4.5 Tiến trình thử nghiệm

(1) Tham mưu cho Ban Giám hiệu đưa vào kế hoạch năm học 2017-2018 của Trường về nội dung “Đánh giá đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non dựa trên khung năng lực.”. Giao cho Phòng Tổ chức – Hành chính tham mưu các biện pháp cụ thể theo quy trình ISO 9001:2008 mà Trường đã ban hành.

(2) Phịng Tổ chức – Hành chính tham mưu văn bản. (3) Đảng ủy, Ban Giám hiệu cho ý kiến lần 1.

(4) Các khoa, phịng, ban trong trường tổ chức họp tồn thể cán bộ, viên chức trong đơn vị và cho ý kiến góp ý văn bản dự thảo.

(5) Phịng Tổ chức – Hành chính tiếp thu và đề xuất chỉnh sửa. (6) Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để góp ý.

(7) Phịng Tổ chức – Hành chính tiếp tục tiếp thu và đề xuất chỉnh sửa. (8) Ban Giám hiệu cho ý kiến lần 2 và kí ban hành văn bản.

4.4.6 Đối tượng thử nghiệm và cách thức đối chứng

(1) Đối tượng thử nghiệm: Các biện pháp đánh giá ĐNGV trong năm học

2016-2017.

(2) Cách thức đối chứng: Thống kê kết quả trước và sau khi áp dụng hoạt

động thử nghiệm, thực hiện phiếu hỏi lãnh đạo trường, lãnh đạo khoa, phòng, ban và giảng viên về hiệu quả áp dụng hoạt động thử nghiệm.

Thang đánh giá kết quả thử nghiệm được đo theo 05 mức: yếu, trung bình, khá, tốt và rất tốt. Điểm cao nhất là 5, điểm thấp nhất là 1. Điểm trung bình càng cao thì mức độ phù hợp càng cao. Các mức độ của thang đo:

- Yếu: 1 < Điểm trung bình ≤ 2.85.

- Trung bình: 2.85 < Điểm trung bình ≤ 3.72. - Khá: 3.72 < Điểm trung bình ≤ 4.64.

- Tốt: 4.64 < Điểm trung bình ≤ 4.85. - Rất tốt: 4.85 < Điểm trung bình ≤ 5.

4.4.7 Chuẩn bị các điều kiện thử nghiệm

(1) Ban hành văn bản chính thức về đánh giá ĐNGV năm học 2017-2018. (2) Xây dựng tiến độ giám sát, thu thập thông tin về kết quả thử nghiệm theo các khâu của q trình đánh giá: giảng viên đăng kí nhiệm vụ năm học và lãnh đạo phê duyệt đến hết tháng 9/2017, thực hiện nhiệm vụ từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tháng 6/2018. Mỗi giai đoạn, nghiên cứu sinh cùng các đơn vị liên quan tổ chức cuộc họp bàn nhận định và điều chỉnh kế hoạch đánh giá ĐNGV cho phù hợp thực tiễn.

(3) Xây dựng mẫu thống kê kết quả đánh giá ĐNGV năm học 2014-2015, 2015-2016 và 2016-2017 để so sánh đối chiếu.

(4) Xây dựng phiếu hỏi đánh giá kết quả thử nghiệm.

(5) Chuẩn bị công cụ đo lường độ tin cậy của việc so sánh kết quả đánh giá và thống kê phiếu hỏi.

4.4.8 Kết quả thử nghiệm

(1) Trước năm học 2017-2018, Trường chưa có thang đánh giá ĐNGV mà công tác đánh giá ĐNGV được xen lẫn qui định về thi đua khen thưởng, Hàng năm, ĐNGV được xếp loại như sau: khơng hồn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua. Kết quả đánh giá ĐNGV năm học

2016-2017 như sau: 28 giảng viên (28,6%) chiến sĩ thi đua, 69 giảng viên (70,4%) lao động tiên tiến, 01 giảng viên (1%) hồn thành nhiệm vụ. Tổng cộng có 98 giảng viên được đánh giá.

Khi thử nghiệm đưa bộ tiêu chí đánh giá ĐNGV năm học 2017-2018 thì kết quả đánh giá như sau: 17 giảng viên (17,3%) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,

67 giảng viên (68,4%) hoàn thành tốt nhiệm vụ, 05 giảng viên (5,1%) hoàn thành nhiệm vụ, 01 giảng viên (1%) khơng hồn thành nhiệm vụ, số còn lại chưa đủ điều kiện đánh giá.

Biểu đồ 4.1 So sánh kết quả đánh giá đội ngũ giảng viên trước và sau thử nghiệm

Như vậy, kết quả thử nghiệm đã điều chỉnh được tên các mức độ đánh giá ĐNGV theo đúng qui định của pháp luật: bỏ tên phân loại là chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến (vì đây là hình thức thi đua), thay bằng hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời, kết quả cũng điều chỉnh được thực chất về tỉ lệ giảng viên ở cách mức xếp loại: giảm tỉ lệ giảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tăng tỉ lệ giảng viên hồn thành nhiệm vụ và khơng hồn thành nhiệm vụ.

(2) Kết quả khảo sát ý kiến của 100 giảng viên: 100% đồng ý bộ tiêu chí phù hợp thực tiễn.

Bảng 4.4. Kết quả khảo sát ý kiến

về bộ tiêu chí đánh giá đội ngũ giảng viên trong năm học 2017-2018

TT Tiêu chí Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ bậc 1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 4,2 0,81 3 2 Giảng dạy 4,5 0,83 1

3 Nghiên cứu khoa học 4,4 0,83 2

4 Hoạt động chuyên môn khác 4,0 0,82 4

5 Điểm thưởng cho thành tích đặc biệt xuất sắc 3,9 0,79 5

Thầy Ng.V.Th, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cho rằng: “Bộ tiêu

chí đánh giá được chất lượng hoạt động của ĐNGV, khái quát hầu hết nhiệm vụ thực hiện của ĐNGV trong năm học. Phương pháp đánh giá phù hợp, đa chiều, phát huy được tính dân chủ trong đánh giá. Cơng khai kết quả đánh giá dân chủ, minh bạch”. Cô Ng.T.Th.L, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố

Hồ Chí Minh, cho rằng: “Trong quá trình đánh giá, ĐNGV được thắc mắc,

khiếu nại về kết quả đánh giá và được kịp thời giải đáp; phân cấp, phân quyền đến tổ bộ mơn trong đánh giá ĐNGV, trong đó làm rõ vai trị, tính chịu trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị”. Cô Ng.T.H, Trường Cao đẳng Sư phạm

Trung ương Nha Trang, đề nghị: “Cần tăng cường đánh giá năng lực ĐNGV

thông qua cơ chế dự giờ trên lớp, đánh giá kết quả đổi mới phương pháp giáo dục, ghi nhận những đóng góp xã hội của giảng viên và đặc biệt là quyết liệt đưa tiêu chí định lượng cụ thể về nghiên cứu khoa học vào đánh giá”.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Trong chương 4, dựa trên việc xác định 05 nguyên tắc: (1) Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, (2) Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, (3) Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, (4) Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, (5) Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý, luận án đã đề xuất 06 giải pháp có mối liên hệ chặt chẽ nhau gồm: (1) Qui hoạch ĐNGV theo chiến lược phát triển của trường, (2) Nâng cao hiệu quả cơng tác tuyển dụng ĐNGV theo vị trí việc làm và khung năng lực, (3) Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực cho ĐNGV, (4) Xây dựng mạng lưới ĐNGV nòng cốt, (5) Đánh giá ĐNGV dựa trên khung năng lực, (6) Xây dựng mơi trường sư phạm và đổi mới chính sách tạo động lực.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp có tính cần thiết và tính khả thi khá cao, phù hợp thực tiễn và có thể áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Giải pháp “Đánh giá ĐNGV dựa trên khung năng lực” được thử nghiệm thành công tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2017-2018 cũng cho thấy tính thực tiễn của giải pháp đề xuất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Dựa trên kết quả nghiên cứu của các chương, luận án kết luận một số nội dung như sau:

(1) Về mặt lý luận:

- Luận án đã xây dựng được những đặc điểm ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương, đặc điểm và yêu cầu của phẩm chất và năng lực của ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non các trường cao đẳng sư phạm trung ương. Lòng yêu nghề, yêu trẻ, kĩ năng nghề nghiệp trong chăm sóc trẻ em, tăng cường thực hành, thực tế tại các trường mầm non, phương pháp giáo dục hiện đại… là những đặc thù riêng của ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non các trường cao đẳng sư phạm trung ương.

- Quản lý ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương gồm các khâu cơ bản qui hoạch, thu hút và tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, kiểm tra đánh giá và cụ thể hóa cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho ĐNGV làm việc và sáng tạo. Mục tiêu cuối cùng của quản lý ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương là đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển của trường. Đồng thời, công tác quản lý ĐNGV cũng chịu sự tác động của yếu tố khách quan, chủ quan trong xu thế đổi mới giáo dục, nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.

(2) Kết quả khảo sát thực tiễn:

- Cả hai nhóm khách thể đều cho rằng ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương có số lượng, cơ cấu, chất lượng ĐNGV cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. ĐNGV có nhân cách, phẩm chất, đạo đức tốt, lối sống giản dị, tinh thần chấp hành pháp luật, đoàn kết, đồng thuận trong tập thể cao. Năng lực chuyên môn, năng lực dạy học tốt; tích cực học tập, nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường thực hành, thực tập trong giảng dạy; bước đầu gắn đào tạo với nhu cầu xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới chưa được tiếp cận đồng bộ, hệ thống nên chất lượng ĐNGV hiểu biết và vận dụng phương pháp chưa cao; ĐNGV tiếp cận được nhiều chuyên ngành khác nhau nên sẽ gây khó khăn cho chủ trương dạy học tích cực, tích hợp trong giai đoạn tới; kĩ năng thực hành nghề nghiệp chậm được đổi mới để phù hợp với nhu cầu của xã hội

trong đào tạo giáo viêm mầm non, ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tuy có tăng nhưng khơng kịp u cầu chất lượng. Giảng viên dạy nhiều nên ít thời gian nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên mơn. Số lượng giảng viên có kinh nghiệm giảm dần, số giảng viên trẻ chưa kịp phát triển chuyên môn để kế thừa. Phương pháp giảng viên, hình thức đánh giá kết quả học học của sinh viên, học sinh cịn mang tính chất truyền thống.

- Về thực trạng quản lí ĐNGV, nhóm khách thể là cán bộ quản lí và giảng viên cho rằng có nhiều điểm tích cực. Cơng tác tuyển dụng thực hiện đúng quy định pháp luật, công khai, minh bạch, công bằng, phân cấp, phân quyền đến tổ bộ mơn; có chú ý đến tiêu chí tuyển dụng giảng viên đảm bảo chất lượng, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; chính sách tuyển dụng linh hoạt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm, đầu tư nhiều kinh phí, đa dạng hình thức, bước đầu quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngồi. Cơng tác bố trí, sử dụng, đánh giá giảng viên được thực hiện thường xuyên, đúng quy định, góp phần tạo mơi trường an tâm để giảng viên làm việc. Môi trường làm việc dân chủ, chế độ chính sách được chi trả đúng quy định, kịp thời, công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện bài bản, nội dung công khai, huy động ý kiến phản biện của giảng viên được tổ chức tốt.

- Cơng tác quản lí ĐNGV của các trường vẫn còn một số điểm hạn chế. Cơng tác bố trí, sử dụng giảng viên trong q trình đào tạo cịn nhiều vấn đề cần tháo gỡ như việc nhiều các học phần giảng dạy chưa được bố trí giảng viên có chun mơn đúng chun ngành theo yêu cầu của Đề án vị trí việc làm; cơng tác đào tạo, bồi dưỡng chậm đổi mới, chất lượng thấp, phương thức bồi dưỡng chưa theo kịp yêu cầu nội dung; các trường chưa xây dựng được chiến lược phát triển ĐNGV trong giai đoạn từ năm 2016 trở về sau do các trường đang chờ kết luận của Bộ về qui hoạch mạng lưới các trường sư phạm và những tác động của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các trường chưa xây dựng đề án vị trí việc làm nhằm xác định số lượng, tiêu chuẩn, mô tả cơng việc và vị trí việc làm của từng giảng viên. Công tác tuyển dụng chưa thu hút nguồn giảng viên có trình độ cao do chưa có những tiêu chí cụ thể trong tuyển dụng giảng viên, chưa xây dựng cơ chế đặc thù để thu hút nhân tài, thu hút giảng viên người nước ngồi. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV chưa chú trọng phát triển ĐNGV cốt cán, các chuyên gia, các nhà khoa học; hoạt động của Tổ Bộ môn chưa phát huy vai trò đầu tàu trong quản lý và thúc đẩy hoạt động chun mơn; chưa có nhiều giảng viên đạt học bổng đào tạo ở nước ngoài. Công tác tôn vinh, khen thưởng cho ĐNGV chưa tạo mơi

trường để ĐNGV có niềm tin, u nghề. Cơng tác đánh giá ĐNGV cịn bất cập như tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, chỉ đánh giá về định lượng, chưa đánh giá định tính; quy trình đánh giá, tần suất đánh giá cịn ít; mục đích đánh giá chủ yếu phục vụ cho bình xét thi đua cuối năm học; phương pháp đánh giá còn đơn giản, một chiều do hệ thống đánh giá, quan điểm đánh giá trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay còn chung chung; các trường cũng chưa mạnh dạn đổi mới tư duy đánh giá do dễ va chạm, gây mất đồn kết; văn hóa, tư duy bao biện, ghen tị, xếp hàng vẫn còn tồn tại trong một bộ phận giảng viên. Nguyên nhân cốt lõi của những hạn chế trong quản lí ĐNGV xuất phát từ cơ chế quản lý chưa thống nhất, năng lực nhà quản lý từ cấp trường đến cấp khoa, chưa định hướng rõ ràng và chưa có nhiều cơ chế khuyến khích phát triển chun mơn.

Trên cơ sở nhìn nhận, phân tích thực trạng quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương, luận án đễ đề xuất các giải pháp có mối liên hệ khăng khít nhau gồm: (1) Xây dựng qui hoạch quản lí đội ngũ giảng viên theo chiến lược phát triển của trường; (2) Tuyển dụng đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non theo vị trí việc làm và khung năng lực; (3) Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển kĩ năng sư phạm của đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non; (4) Xây dựng mạng lưới đội ngũ giảng viên nòng cốt về đào tạo giáo viên mầm non; (5) Đánh giá đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non dựa trên khung năng lực; (6) Xây dựng mơi trường sư phạm và đổi mới chính sách tạo động lực dựa trên định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.

(3) Kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp có tính cần thiết và tính khả thi khá cao, phù hợp thực tiễn và có thể áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Giải pháp “Đánh giá đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non dựa trên khung năng lực.” được thử nghiệm thành công tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy tính thực tiễn của giải pháp đề xuất.

II. KHUYẾN NGHỊ

(1) Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Luận án khuyến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm chỉ đạo một số nội dung cần thiết sau đây.

(i) Trao quyền tự chủ đầy đủ trong quản lí ĐNGV nói riêng và quản lí nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 149 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)