Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 84 - 87)

3.2.1 Khách thể nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu

3.2.1.1 Khách thể nghiên cứu

(1) Khách thể là giảng viên: Tổng số khách thể nghiên cứu định lượng

gồm 330 giảng viên tại 03 trường cao đẳng sư phạm trung ương. Số lượng khách thể nghiên cứu phân bổ đều cho 03 trường, mỗi trường có 110 giảng viên.

Bảng 3.2. Sự phân bố khách thể trong nhóm nghiên cứu

Các tiêu chí Số lượng trả lời (người) Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 96 29% Nữ 234 71% Tổng số 330 100% Độ tuổi Dưới 30 108 32,7% 30-39 110 33,3% 40-49 61 18,4% Từ 50 trở lên 51 15,6% Tổng số 330 100% Trình độ chuyên môn Tiến sĩ 14 4,2% Thạc sĩ 230 69,7% Cử nhân 86 26,1% Tổng số 330 100% Thâm niên công tác Dưới 5 năm 85 25,8% Từ 5-10 năm 88 26,7% Từ 11 đến 20 năm 62 18,8% Trên 20 năm 95 28,7% Tổng số 330 100% Hạng giảng viên Hạng II (giảng viên chính) 45 13,6%

Hạng III (giảng viên) 285 86,4%

Tổng số 330 100%

(2) Khách thể là sinh viên, học sinh: Tổng số khách thể nghiên cứu định lượng gồm 99 sinh viên, học sinh tại 03 trường cao đẳng sư phạm trung ương. Số lượng khách thể nghiên cứu phân bổ đều cho 03 trường, mỗi trường có 33

sinh viên, học sinh. Tất cả là sinh viên năm thứ 3 hệ cao đẳng và năm thứ 2 hệ trung cấp chuyên nghiệp.

3.2.1.2 Địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành tại 03 trường:

- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.

- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang.

- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.2. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

3.2.2.1. Mục đích nghiên cứu

Tìm kiếm tư liệu để xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương.

3.2.2.2. Nội dung nghiên cứu

(1) Khái quát các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước về quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương.

(2) Xây dựng các khái niệm công cụ: quản lí, giảng viên, đội ngũ giảng viên, đào tạo giáo viên mầm non, quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương.

(3) Nghiên cứu bối cảnh giáo dục, sư phạm và lựa chọn mơ hình quản lí nguồn nhân lực để tiếp cận hướng nghiên cứu của đề tài.

(4) Nghiên cứu khung năng lực của ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương và những đặc thù của ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương.

(5) Xác định các yếu tố tác động đến quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương, gồm nhóm các yếu tố chủ quan và nhóm các yếu tố khách quan.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

Sưu tầm, phân tích các nghiên cứu đã được cơng bố của các tác giả nước ngoài và các tác giả Việt Nam.

3.2.3. Giai đoạn thiết kế công cụ điều tra và khảo sát thử

3.2.3.1. Thiết kế cơng cụ điều tra

a. Mục đích: Xây dựng bộ cơng cụ điều tra sơ bộ; khảo sát thử để điều chỉnh. b. Nội dung: Xây dựng nội dung sơ bộ cho bảng hỏi, phiếu phỏng vấn sâu. c. Cách thức tiến hành

Luận án tham khảo các nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài và thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để có căn cứ cho việc xây dựng bảng hỏi, phiếu phỏng vấn.

3.2.3.2. Khảo sát thử

a. Mục đích: Xác định độ tin cậy của bảng hỏi, tiến hành chỉnh sửa những mệnh

đề khơng đạt u cầu (nếu có).

b. Nội dung nghiên cứu: Thử nghiệm bảng hỏi, phiếu phỏng vấn sâu. c. Cách thức tiến hành

Luận án tiến hành khảo sát thử trên 40 giảng viên Trường Cao đẳng sư phạm trung ương thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 11/2016 – 01/2017. Số liệu được xử lý bằng chương trình SPSS, phiên bản 20.0 và phân tích độ tin cậy phương pháp tính hệ số Alpha của Cronbach của các thang đo.

d. Kết quả nghiên cứu

(1) Kết quả tính độ tin cậy Alpha của Cronbach đối với năng lực và phẩm chất của ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương lần lượt là:

- Kết quả đối với cán bộ, giảng viên: Độ tin cậy toàn thang đo Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non (Alpha = 0.821); Năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non (Alpha = 0.845); Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ và phát triển quan hệ xã hội của đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non (Alpha = 0.809); Phẩm chất của đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non (Alpha = 0.853).

- Kết quả đối với sinh viên, học sinh: Độ tin cậy toàn thang đo Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non (Alpha = 0.799); Năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non (Alpha = 0.785); Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ và phát triển quan hệ xã hội của đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non (Alpha = 0.801); Phẩm chất của đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non (Alpha = 0.832).

(2) Kết quả tính độ tin cậy Alpha của Cronbach thực trạng quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương là:

Độ tin cậy thang đo Thực trạng công tác quy hoạch ĐNGV (Alpha = 0.834); Độ tin cậy thang đo Thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng ĐNGV (Alpha = 0.802); Độ tin cậy thang đo Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng

ĐNGV (Alpha = 0.878); Độ tin cậy thang đo Thực trạng công tác đánh giá ĐNGV (Alpha = 0.865); Độ tin cậy thang đo Thực trạng thực hiện chế độ đãi ngộ và xây dựng môi trường sư phạm (Alpha = 0.765); Độ tin cậy thang đo các yếu tố ảnh hưởng quản lí ĐNGV (Alpha = 0.826).

Các kết quả tính độ tin cậy, là cơ sở giúp luận án chính thức sử dụng bảng hỏi; phiếu phỏng vấn vào giai đoạn điều tra chính thức.

3.2.4. Giai đoạn điều tra chính thức

3.2.4.1. Mục đích

Trên cơ sở khảo sát thực trạng quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương, đề xuất một số giải pháp quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương.

3.2.4.2. Nội dung

(1) Khảo sát và phỏng vấn về thực trạng ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương: số lượng, cơ cấu, năng lực và phẩm chất ĐNGV.

(2) Khảo sát và phỏng vấn về thực trạng quản lí ĐNGV đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương: qui hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, thực hiện chế độ đãi ngộ và xây dựng môi trường sư phạm, các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lí.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

Khảo sát qua bảng hỏi 330 giảng viên tại 03 trường cao đẳng sư phạm trung ương (chia số lượng đều cho 03 trường, mỗi trường 110 giảng viên), phỏng vấn 15 người là Ban Giám hiệu và chuyên gia trong lĩnh vực mầm non, khảo sát 99 sinh viên, học sinh. Thời gian tiến hành từ tháng 02 đến tháng 4/2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non tại các trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)