Các nghiên cứu xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhiễm orientia tsutsugamushi, ấu trùng mò tại khu vực tây bắc và chế tao bộ sinh phẩm phát hiện (Trang 37 - 39)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Tác nhân gây bệnh và các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán

1.3.2. Các nghiên cứu xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh học

Hiện nay, xét nghiệm chẩn đoán bệnh do Orientia tsutsugamushi gây ra chủ yếu dựa vào các phương pháp xét nghiệm huyết thanh học phát hiện kháng thể đặc hiệu của Orientia tsutsugamushi [108], [124], [129].

Phản ứng Weil-Felix có giá trị trong chẩn đoán sơ bộ bệnh sốt mò, trên cơ sở phát hiện kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi trong máu bệnh nhân bằng phản ứng ngưng kết trên ống nghiệm với chủng vi khuẩn Proteus

mirabilis (do kháng nguyên OX-K của vi khuẩn Proteus mirabilis có mối

tương quan đặc biệt với Orientia tsutsugamushi). Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp Weil-Felix thấp, khoảng 50% ở tuần thứ hai của bệnh. Hiệu giá ngưng kết sẽ đạt giá trị cao nhất vào cuối tuần thứ ba, sau đó giảm nhanh, và thường biến mất vào tuần thứ 5 hoặc thứ 6 sau khi nhiễm bệnh [77], [89], [91].

Kỹ thuật chẩn đoán kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) và kỹ thuật chẩn đoán miễn dịch gắn enzyme peroxidase gián tiếp (IIP) từng được chấp nhận như tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán huyết thanh học bệnh sốt mò. Tuy nhiên, hai phương pháp này mất nhiều thời gian thực hiện, cần phải có trang thiết bị đặc biệt cũng như nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, giá thành cao trong khi độ nhạy và độ đặc hiệu khơng cao. Vì vậy, các kỹ thuật này chưa đáp ứng được điều kiện chẩn đoán bệnh sớm để được điều trị kịp thời vì xét nghiệm khơng cung cấp kết quả chẩn đốn ở giai đoạn đầu của bệnh, chỉ có thể phát hiện được kháng thể đặc hiệu có trong mẫu bệnh phẩm khi hiệu giá của chúng khá cao, hay nói cách khác là chúng ta chỉ có thể chẩn đốn được khi bệnh nhân bước vào giai đoạn hồi phục bệnh, thường là sau khoảng 2 tuần kể từ khi bệnh khởi phát. Do đó, dù xét nghiệm đã được biết đến trong nhiều năm, nhưng đến nay kỹ thuật IFA vẫn không được áp dụng rộng rãi tại những khu vực lưu hành bệnh sốt mò [67], [104].

bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động (PHA): Quá trình phân lập

Orientia tsutsugamushi trên phơi trứng hay trên các dịng tế bào thường được

sử dụng ở các trung tâm nghiên cứu có tính tham khảo, bởi nguy cơ lây nhiễm phịng thí nghiệm cao, đòi hỏi trang thiết bị đặc biệt và cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu [135].

Phương pháp xét nghiệm bằng kỹ thuật ELISA cho kết quả xét nghiệm có độ nhạy và đặc hiệu khá cao, có thể thay thế các xét nghiệm IFA và IIP, dễ sử dụng, giá cả và độ chính xác phù hợp để sàng lọc và chẩn đoán. Các xét nghiệm dựa trên ELISA hiện nay được coi là sự thay thế tốt cho xét nghiệm IFA [58], [92].

Xét nghiệm bằng RDT miễn dịch khơng cần sử dụng kính hiển vi, cho kết quả chẩn đốn nhanh chóng và khá chính xác, nhạy hơn IFA truyền thống trong chẩn đốn sớm bệnh sốt mị, đặc biệt phù hợp để sử dụng thay thế các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán khác ở thực địa và ở khu vực chưa có điều kiện trang bị máy móc, thiết bị chẩn đốn bệnh sốt mị [112], [150]. Nghiên cứu của Zhang Lijuan và cộng sự (2011) về độ nhạy của RDT tại Trung Quốc cho thấy với 94 mẫu huyết thanh dương tính O. tsutsugamushi và 82 mẫu huyết thanh âm tính, độ đặc hiệu của RDT là 100% cho cả xét nghiệm IgM và IgG. Trong 33 bệnh nhân sốt mị, có 5 trường hợp khi sử dụng RDT xét nghiệm IgM và 2 trường hợp sử dụng RDT xét nghiệm IgG phát hiện bệnh sớm hơn so với IFA. Độ nhạy của RDT lần lượt là 93,9% và 90,9% đối với IgM và IgG. Khi xem xét RDT xét nghiệm IgM và IgG cùng nhau, độ nhạy là 100%. Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đưa ra kết luận RDT nhạy hơn IFA truyền thống trong chẩn đốn sớm bệnh sốt mị và RDT rất phù hợp để sử dụng ở khu vực nông thôn [150].

Trong nghiên cứu của tác giả Pradutkanchana J. và cộng sự (1997) tại Thái Lan đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của 3 loại xét nghiệm là que thử gắn chất hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme dot-blot Dip-S-Ticks, IIP và

Weil-Felix để chẩn đốn bệnh sốt mị, sử dụng xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) làm tiêu chuẩn tham khảo. Kết quả thử nghiệm trên 117 mẫu huyết thanh dương tính với O. tsutsugamushi và 75 mẫu âm tính cho thấy Dip-S-Ticks có độ nhạy 94% và độ đặc hiệu 98,7%; IIP có độ nhạy 90,6% và độ đặc hiệu 100%; Cả 3 đều vượt trội so với Weil- Felix. Xét nghiệm Dip-S-Ticks rất dễ thực hiện và không yêu cầu thiết bị phức tạp, kết quả có sẵn trong vịng một giờ. Do đó, các tác giả khuyến cáo xét nghiệm này phù hợp để sử dụng ở vùng nông thôn Thái Lan, nơi phổ biến bệnh sốt mò [112].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhiễm orientia tsutsugamushi, ấu trùng mò tại khu vực tây bắc và chế tao bộ sinh phẩm phát hiện (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)