Vị trí, đặc điểm của địa bàn Quân khu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ quân khu 1 lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2003 đến năm 2013 (Trang 33 - 36)

Quân khu 1 nằm ở Đơng Bắc của Tổ quốc, bao gồm tồn bộ phần thượng du và một phần trung du Bắc Bộ, liền sát và án ngữ phía Bắc Thủ đơ Hà Nội. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, phía Tây sát liền với vùng rừng núi Tây Bắc rộng lớn và hiểm trở, phía Đơng có đường bộ, đường thủy thơng ra biển. Quân khu 1 bao gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, có 59 huyện, (thị xã, thành phố) trong đó, có 17 huyện miền núi, 26 huyện vùng cao dân số khoảng 5 triệu người, phân bố khơng đều, có 25 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng chung sống. Có ba vùng (rừng núi, trung du, đồng bằng), trong đó rừng núi chiếm 90% diện tích, có 564,865 km đường biên giới trên bộ giáp với Trung Quốc (thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn với 14 huyện biên giới và 65 xã giáp biên); có 01 cửa khẩu quốc tế, 06 cửa khẩu quốc gia, cùng hàng trăm đường tiểu ngạch thơng thương với nước bạn. Có vị trí quan trọng cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Địa bàn Quân khu chủ yếu là rừng núi, nhiều địa phương, cơ sở thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi, sơng, suối, giao thơng đi lại khó khăn (nhiều nơi, từ huyện lỵ đến trung tâm xã phải đi hết cả ngày đường và đi lại giữa các thôn, bản trong một xã cũng rất khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa), nên ảnh hưởng nhiều đến công tác vận động quần chúng, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số [29, tr.19].

Là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước trong chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ biên giới trước đây và trong suốt quá trình xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng bào các dân tộc Việt Bắc đã sớm giác ngộ cách mạng , kiên cường bất khuất, liên tiếp vùng lên chống lại áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, địa bàn Việt Bắc đã sớm trở thành “cái nôi của cách mạng”, được Trung ương Đảng chọn làm

37

“An tồn khu - ATK” “Thủ đơ kháng chiến” và là “Chiến trường chính của chiến trường chính Bắc Bộ” trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Là hậu phương lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là “cảng nổi” giữ vai trò giao lưu quốc tế của cả nước nơi tiếp nhận vận chuyển hàng hóa viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Viện trợ chi viện cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Việt Bắc - Quân khu 1 là địa bàn chiến lược quan trọng trong xây dựng thế trận phịng thủ quốc gia, là cửa ngõ thơng thương, giao lưu giữa nước ta với Trung Quốc. Là nơi tập trung nhiều khu cơng nghiệp lớn, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, Quân khu đã có hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, xây dựng nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân vững mạnh [29, tr.20 - 24].

Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội: sau 15 năm đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh của các địa phương tuy đã có cải thiện, nhưng nhìn chung đời sống của nhân dân cịn khó khăn. Trình độ dân trí thấp và không đồng đều, nhất là ở các huyện vùng cao, miền núi và vùng đồng bào dân tộc Dao, H‟Mơng, tình trạng mù chữ, tái mù chữ vẫn cịn sẩy ra. Trên địa bàn Quân khu hiện nay có 3 tơn giáo chính (Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Đạo Tin Lành). Trong đó: Thiên Chúa giáo có 81.820 giáo dân, chiếm 1,47% dân số. Phật giáo có 1.334.229 phật tử, chiếm 23,94% dân số. Đạo Tin Lành có 52.361 tín đồ, chiếm 0,94% dân số. Phần đơng tín đồ các tơn giáo là nhân dân lao động, cư trú tập trung ở các địa bàn trung tâm về chính trị, kinh tế, quốc phịng an ninh. Một bộ phận là đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng cịn gặp nhiều khó khăn như: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình (Cao Bằng); Pắc Nậm, Ba Bể, Chợ Mới (Bắc Kạn); Võ Nhai, Đồng Hỷ (Thái Nguyên) [85, tr.2].

38

Các địa phương trên địa bàn Quân khu đã và đang hình thành phát triển các khu công nghiệp của Trung ương và địa phương, song phân bố không đều, chủ yếu ở trung du và đồng bằng, đô thị. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm so với cả nước (tỷ lệ xã nghèo còn cao), đến năm 2008 trên địa bàn Quân khu còn 232 xã nghèo, trọng điểm (tỉnh Cao Bằng: 106 xã, tỉnh Bắc Kạn: 84 xã, tỉnh Lạng Sơn: 17 xã, tỉnh Bắc Giang : 14 xã, tỉnh Thái Nguyên: 11 xã, những vùng trọng điểm như: Bảo Lạc (Cao Bằng), Sơn Động (Bắc Giang), Na Rì (Bắc Kạn), tỷ lệ đói nghèo 35 - 55%. “Số người khơng có cơng ăn việc làm chiếm tỷ lệ cao, nhiều tiềm năng ở địa phương chưa được phát huy, cơ sở hạ tầng các tỉnh, huyện miền núi phát triển chậm, khó khắc phục được trong thời gian ngắn” [90, tr.18].

Lợi dụng những vấn đề đó, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, kích động, lôi kéo nhân dân để chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Mặt khác, trên địa bàn Quân Khu còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định, như: trên tuyến biên giới còn nhiều điểm tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tình hình dân tộc, tơn giáo ở một số địa phương khá phức tạp, với các hoạt động: di cư tự do, giáo dân đòi đất để mở rộng, cơi nới nhà thờ, nhà nguyện, hoạt động truyền đạo trái pháp luật; các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng (riêng số nghiện hút có khoảng 3 vạn người). Các loại tội phạm ở tuyến biên giới vẫn chưa được ngăn chặn; tình hình thiên tai, dịch bệnh vẫn còn xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác dân vận quốc phịng, an ninh và xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân [85, tr.3].

Tóm lại, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và con người của địa

bàn Quân khu 1 có những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới, nhưng cũng có nhiều nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện cơng tác dân vận, trong đó, những thách thức đặt ra đối với công tác dân vận ở Quân khu 1 là:

39

Thứ nhất, địa bàn Quân khu 1, điểm xuất phát thấp, nhiều địa phương còn xa các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước. Nên việc nâng cao đời sống nhân dân gắn với việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước còn hạn chế.

Thứ hai, các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang trên địa bàn Qn khu 1 có diện tích khá rộng, phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn., Dân cư lại sống phân tán, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Đây cũng là nơi các thế lực thù địch thường xuyên chống phá quyết liệt, âm mưu chia cắt, lôi kéo, chi phối đồng bào các dân tộc. Do vậy các tổ, đội công tác lực lượng tiến hành công tác vận động nhân dân chấp hành đường chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước gặp nhiều khó khăn

Thứ ba, Địa bàn hai tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh là vùng trung du,

đồng bằng, đô thị tập trung nhiều khu cơng nghiệp lớn, có tiềm năng phát triển kinh tế xong tình trạng tranh chấp đất đai, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội diễn ra phức tạp nên việc tuyên truyền, vận động xây dựng khối đại đồn kết dân tộc gặp khơng ít khó khăn.

Thứ tư, địa bàn Quân khu 1 hội đủ ba yếu tố: dân tộc, tôn giáo và biên giới.

Đây là những vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm mà các thế lực thù địch ln tìm cách lợi dụng để chống phá.

Tình hình trên đặt ra yêu cầu cho Quân khu 1 cần phải đổi mới công tác dân vận, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Đặc biệt là phải có chủ trương, biện pháp đúng đắn phù hợp, để thúc đẩy các phong trào quần chúng, tạo được sự chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh trên địa bàn chiến lược này.

2.1.4. Thực trạng lãnh đạo công tác dân vận của Đảng bộ Quân khu 1 trước năm 2003

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ quân khu 1 lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2003 đến năm 2013 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)