Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ quân khu 1 lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2003 đến năm 2013 (Trang 121 - 126)

2. 3 Đảng bộ Quân khu1 chỉ đạo thực hiện công tác dân vận (2003 2008)

4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế

Hạn chế

Thứ nhất, một số cấp ủy, cán bộ, chiến sĩ trên địa bàn Quân khu 1 chưa nhận thức đúng về công tác dân vận.

125

chất phức tạp của công tác dân vận hiện nay của một số cấp uỷ, tổ chức đảng và chỉ huy chưa thực sự sâu sắc, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân vận của Quân khu trong tình hình mới. Một số cấp ủy, cán bộ, chiến sĩ cịn xem nhẹ và nhìn nhận cơng tác dân vận một cách giản đơn, theo lối tư duy hành chính, coi đó là trách nhiệm của cơ quan chính trị, của chính uỷ, chính trị viên, cán bộ chuyên trách cơng tác dân vận. Chính vì vậy có lúc, có nơi chưa phát huy hết trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc và sơ, tổng kết rút kinh nghiệm chưa thật tốt. Một số đơn vị chưa được chú trọng thường xuyên, dẫn tới cán bộ, chiến sĩ còn lúng túng, bị động trước các vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn tiến hành công tác vận động quần chúng ở một số cán bộ, chiến sĩ nhận thức, trách nhiệm về công tác dân vận cịn hạn chế, chưa coi đó là một nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Thứ hai, nội dung, phương pháp tiến hành cơng tác dân vận ở một số đơn vị cịn chậm đổi mới, kết quả còn hạn chế.

Cơng tác dân vận cịn nhiều vấn đề chưa được giải quyết đang hàng ngày, hàng giờ tác động vào mọi mặt đời sống xã hội, chất lượng công tác dân vận vẫn cịn nhiều hạn chế. Đó là việc gần dân, nắm dân ở một số khu vực, địa bàn trọng điểm một số đơn vị cịn thiếu sâu sát. Hình thức, phương pháp hoạt động công tác dân vận có lúc chưa có chiều sâu, nội dung ở nhiều đơn vị chưa thực sự bám sát định hướng chính trị, nhiệm vụ của địa phương và đơn vị. Chưa coi đây là một mặt cơ bản, quan trọng, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh trong tình hình mới. Hình thức, phương pháp vận động có đơn vị chậm đổi mới, chưa phát huy hết tiềm năng, sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng, chủ yếu tập trung vào những người khéo giao tiếp, biết tiếng dân tộc là chính. Cơng tác xây dựng kế hoạch, tổ chức phối hợp với địa phương và các đơn vị trên địa bàn trong thực hiện công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số còn bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương và các đơn vị. Năng lực nhận thức và vận dụng những quan điểm,

126

chính sách về dân tộc, tơn giáo của tổ, đội cơng tác ở các đơn vị cịn hạn chế. “Công tác tuyên truyền vận động đồng bào thiếu sức thuyết phục, nhất là đối với các chức sắc tôn giáo, các già làng, trưởng bản” [69, tr. 11].

Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chưa có nhiều đổi mới, chưa đáp ứng được u cầu tình hình mới, có phong trào có lúc chưa tổng kết kịp thời. Một số chủ trương chưa được thực hiện nghiêm túc như: xây dựng cốt cán chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Công tác dân vận, các cấp, các ngành chuyển biến chưa đồng đều, tác phong, lề lối làm việc, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm cơng tác dân vận có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Công tác triển khai, tổ chức thực hiện các phong trào dân vận có nơi chưa đồng bộ, chưa thường xuyên, sâu sát, chỉ đạo cịn lúng túng. Điển hình, trong phong trào “Dân vận khéo”, có đơn vị chỉ ra nghị quyết mà chưa tổ chức phát động phong trào, hoặc phong trào chưa được phát động đều khắp, chưa đồng đều trên các lĩnh vực, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn âm mưu “diễn biến hịa bình” với các thủ đoạn quyết liệt nhằm chia rẽ mối quan hệ Đảng - dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Thứ ba, vai trị tham mưu, trình độ, năng lực và kinh nghiệm vận động quần chúng của một số cơ quan, đơn vị, cán bộ dân vận còn hạn chế.

Trong quan hệ với địa phương khi tiến hành công tác dân vận có lúc cịn thiếu chủ động, trong khảo sát nắm tình hình nên hạn chế khả năng đề xuất, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương xử lý tình hình, tiến hành các hoạt động vận động nhân dân. Một số cơ quan quân sự địa phương chưa tích cực trong việc thực hiện chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và làm trung tâm phối hợp hiệp đồng giữa các đơn vị vũ trang đứng chân trên địa bàn. Chưa thực sự coi trọng tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền

127

địa phương củng cố và thúc đẩy phong trào hành động cách mạng, trước hết là các phong trào về giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, củng cố quốc phịng - an ninh, phòng chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội; xây dựng và huấn luyện dân quân tự vệ.

Các tổ, đội công tác và cán bộ tăng cường xuống cơ sở trong thời gian qua chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp ngay trong bản thân nội bộ đơn vị. Chưa được huấn luyện kỹ, nhất là khâu bồi dưỡng những kiến thức cần thiết về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương làm cơ sở cho việc tuyên truyền, vận động thuyết phục quần chúng. Mặt khác, năng lực của lực lượng này cũng còn hạn chế, nhất là năng lực nắm tình hình, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền và năng lực thuyết phục, tuyên truyền, cảm hố quần chúng. Thực tế cho thấy, các hình thức kết nghĩa, hành quân dã ngoại làm công tác dân vận tuy đã phát huy tác dụng hiệu quả trong nhiệm vụ xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh toàn diện, tăng cường mối quan hệ quân - dân và cả trong xây dựng các đơn vị trên địa bàn Quân khu vững mạnh tồn diện, nhưng vẫn cịn một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng mức nên còn lúng túng trong vận dụng, chưa phát huy hết hiệu quả các hình thức. Một số đơn vị cịn có biểu hiện lúng túng, bị động khi tham gia giải quyết các “điểm nóng” liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Bốn là, năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách làm cơng tác dân vận cịn

bộc lộ những hạn chế nhất định. Các đơn vị ở vùng sâu, vùng xa biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, một số đồng chí cán bộ chun trách làm cơng tác cơng tác dân vận chưa biết tiếng dân tộc, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ mới ra trường; trình độ, năng lực, phương pháp cơng tác và sự am hiểu về phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc còn nhiều hạn chế. Một bộ phận cán bộ, chiến sỹ thiếu tâm huyết, tinh thần khắc phục khó khăn có lúc cịn chưa tốt. Bên cạnh đó, việc tu dưỡng, rèn luyện, học tập của một bộ phận cán bộ chuyên trách làm công tác công tác dân vận chưa được thường xuyên, thiếu nghiêm khắc với

128

chính mình, ý thức tự phê bình và phê bình cịn hạn chế. Việc nắm bắt tình hình địa bàn, tình hình nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, biên giới có lúc chưa kịp thời.

Nguyên nhân:

Cấp uỷ Đảng, chỉ huy và cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị một số đơn vị chưa coi trọng đúng mức công tác dân vận trong thời kỳ mới. Chính vì vậy, chưa quan tâm tồn diện đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động công tác dân vận, việc quán triệt, học tập cho cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân viên chức quốc phịng chưa thường xun. Công tác phối hợp hiệp đồng giữa đơn vị và địa phương trong số một chương trình hoạt động chưa chặt chẽ, kịp thời, chưa khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của mỗi bên. Công tác kiểm tra, tổ chức thực hiện, chế độ gặp gỡ trao đổi thông tin, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm chưa kịp thời, chỉ đạo chưa sâu sát.

Việc thể chế hóa chủ trương của Đảng bộ Qn khu về cơng tác dân vận cịn chậm, cơng tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về cơng tác dân vận có đơn vị chưa thực sự quan tâm. Cơng tác triển khai, tổ chức thực hiện các phong trào dân vận ở một số địa phương chưa đồng bộ, chưa thường xuyên, sâu sát, chỉ đạo còn lúng túng.

Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện công tác dân vận ở một số địa phương chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể chưa có chuyên mục riêng về cơng tác dân vận. Nội dung tun truyền cịn dàn trải, chưa sát với thực tế và chưa gắn với nhiệm vụ từng cơ quan, địa phương. Sự phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở chưa chặt chẽ, phương pháp vận động, tập hợp quần chúng chưa phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên, người theo đạo. Việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm cơng tác dân vận có lúc chưa đáp ứng u cầu nhiệm vụ cơng tác dân vận hiện nay. Sự phân hóa giàu - nghèo,

129

phân tầng xã hội, cùng với tệ quan liêu, tham nhũng, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân là thách thức không nhỏ đối với công tác dân vận và mối quan hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ quân khu 1 lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2003 đến năm 2013 (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)