Chủ trương của Đảng và Đảng bộ Quân đội về công tác dân vận (2003 2008)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ quân khu 1 lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2003 đến năm 2013 (Trang 42 - 52)

vận (2003 - 2008)

Chủ trương của Đảng về công tác dân vận

Bước vào thế kỷ XXI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đã kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII và tổng kết 15 năm thực hiện đường lối đổi mới. Đại hội thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001- 2010 và phương hướng, nhiệm vụ phát

46

triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001- 2005) nhằm mục tiêu: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [74, tr.159].

Đại hội đúc kết bốn bài học chủ yếu sau 15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, trong đó nhấn mạnh bài học: Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn sáng tạo. Về công tác dân

vận, Đại hội xác định quan điểm chỉ đạo: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội…” [74, tr.123].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) đã ra ba nghị quyết quan trọng về công tác vận động quần chúng, đó là: Nghị quyết số 23/NQ/TW, ngày 12-3-2003 Về phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Nghị quyết số 24/NQ/TW, ngày 12-3-2003 Về công tác dân tộc và Nghị quyết số 25/NQ/TW, ngày 12-3-2003 Về công tác tôn giáo. Nghị quyết Đại hội IX (2001) cùng với các Nghị quyết được thông qua

tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) nêu trên đã thể hiện rõ những nội dung cơ bản trong công tác dân vận của Đảng như sau:

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12-3-2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết tồn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Nghị quyết xác định mục tiêu của công tác dân vận trong thời kỳ mới là:

Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội [1, tr.12].

47

Nghị quyết chỉ rõ, công tác dân vận cần quán triệt thực hiện tốt các quan điểm: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân. Đại đoàn kết là sự nghiệp của tồn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng. Nghị quyết đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng phong cách dân vận đối với cán bộ làm cơng tác dân vận nói riêng và cán bộ cơng chức nói chung. Muốn làm tốt cơng tác dân vận, cán bộ phải trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân

và có trách nhiệm với dân; nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin [1, tr.22].

Vấn đề dân tộc được Đảng xác định là vấn đề “có vị trí chiến lược lớn” do đó, cơng tác vận động quần chúng của Đảng đối với đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc nêu lên những

quan điểm cơ bản, mục tiêu cụ thể và những giải pháp chủ yếu, cấp bách về công tác dân tộc trong tình hình mới. Nghị quyết khẳng định: Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc được coi là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài và cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu chia rẽ dân tộc, phát triển tồn diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách dân tộc. Do đó, Nghị quyết nhấn mạnh việc đổi mới nội dung và phương pháp công

48

tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc với phương châm chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc, sử dụng nhiều phương thức phù hợp với đặc thù của từng dân tộc, từng địa phương [2, tr.34 -35].

Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo nêu rõ 5 quan điểm của

Đảng về cơng tác tơn giáo, trong đó khẳng định: Đảng, Nhà nước thực hiện nhất qn chính sách đại đồn kết dân tộc. Đồn kết đồng bào theo các tơn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với cơng dân vì lý do tín ngưỡng, tơn giáo. Đồng thời nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tơn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [3, tr.48-50].

Công tác vận động đồng bào các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc, thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, quốc phịng - an ninh. Bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tơn giáo, làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của tồn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng. Nghị quyết nêu rõ nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và các nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Cơng tác dân vận của Đảng tiếp tục có những chuyển biến quan trọng, cơng tác dân vận và

49

đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận đã hướng về cơ sở, phát huy dân chủ, gắn bó với nhân dân. Ban Dân vận Trung ương và các Ban dân vận các cấp cùng với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, góp phần quan trọng vào phát triển đất nước.

Từ thực tiễn xây dựng Đảng trong những năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học về công tác dân vận: “ Đảng phải gắn bó mật thiết với dân, tơn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Phải xây dựng các thể chế mở rộng và phát huy dân chủ, bảo đảm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều có sự tham gia xây dựng của nhân dân, phản ánh ý chí, lợi ích của nhân dân, của quốc gia, dân tộc. Cán bộ đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân” [79, tr.227].

Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Đại hội khẳng định:

Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [79, tr.116].

Đại hội yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng tổ chức và động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, làm kinh tế giỏi, phát triển kinh tế đi đơi với phát triển văn hóa-xã hội … Chăm lo và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm công bằng

50

xã hội. Đại hội đề ra chủ trương, chính sách cụ thể đối với các giai cấp, tầng lớp: cơng nhân, nơng dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi; các dân tộc, tơn giáo, đồng bào định cư ở nước ngồi; Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị và các hội quần chúng. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và các hội quần chúng, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phơ trương, hình thức; làm tốt cơng tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, Đảng đặc biệt chú trọng đến công tác dân vận. Trong 5 năm (2006 - 2010), Trung ương Đảng và Bộ Chính trị đã liên tiếp ra các Nghị quyết quan trọng về công tác vận động quần chúng: Ngày 27-4-2007, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 11-NQ/TW Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bộ Chính trị nêu rõ quan

điểm: “Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạnh Việt Nam trong thời kỳ mới. Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tồn xã hội và từng gia đình”.

Tiếp đó, ngày 01-08-2007, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ra Nghị quyết số 17- NQ/TW Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Nghị quyết khẳng định: Đại đoàn kết

toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

51

quốc… Ngày 28-01-2008, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ra Nghị quyết số 20- NQ/TW Về tiếp tục xây dựng giai cấp công

nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị

quyết khẳng định: “Xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người cơng nhân và toàn thể xã hội”. Trung ương Đảng xác định các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thế hệ trẻ việt Nam đứng trước những cơ hội mới song cũng phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức.Vì thế, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác thanh niên sẽ góp phần bồi dưỡng thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là vấn đề cấp thiết. Từ nhận thức đó, ngày 25-7-2008, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X ra Nghị quyết số 25 NQ/TW Về tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết chỉ rõ: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn,

một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Bước vào thế kỷ XXI, nhận thức rõ vị trí, vai trị quan trọng của đội ngũ trí thức trong giai đoạn cách mạng mới, ngày 6-8-2008, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X ra Nghị quyết số 27-NQ/TW Về xây dựng đội ngũ

trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị

quyết xác định 3 quan điểm chỉ đạo, trong đó nhấn mạnh: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế… Xây dựng đội ngũ trí

52

thức là trách nhiệm chung của tồn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Đảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định”. Trung ương Đảng chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trên đây là những nghị quyết quan trọng, thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể, thiết thực của Đảng đối với tất cả các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo. Sự ra đời của các Nghị quyết đó thể hiện rõ “ý Đảng hợp với lịng dân” nên đã nhanh chóng đi vào đời sống xã hội, được tồn dân đồng tình hưởng ứng, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức cho cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân. Về phát huy vai trị, sức mạnh đại đồn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chủ trương của Đảng bộ Quân đội về công tác dân vận (2003 -2008)

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ VII, VIII về “Tăng

cường công tác dân vận của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới tham gia xây dựng cở sở địa phương vững mạnh tồn diện, góp phần bảo đảm giữ vững ổn định chính trị xã hội”. Tiếp đó, ngày 1-8-2003, Đảng ủy Quân sự Trung ương ra Nghị quyết 152/NQ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ quân khu 1 lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2003 đến năm 2013 (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)