Chủ trương của Đảng và Đảng bộ Quân đội về công tác dân vận (2008-2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ quân khu 1 lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2003 đến năm 2013 (Trang 80 - 96)

2. 3 Đảng bộ Quân khu1 chỉ đạo thực hiện công tác dân vận (2003 2008)

3.1.3. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ Quân đội về công tác dân vận (2008-2013)

vận (2008-2013)

3.1.3.1. Chủ trương của Đảng về công tác dân vận (2008-2013)

Từ thực tiễn xây dựng Đảng trong những năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học về cơng tác dân vận:

Đảng phải gắn bó mật thiết với dân, tơn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Phải xây dựng các thể chế mở rộng và phát huy dân chủ, bảo đảm các chủ trương, chính sách của Đảng và

84

Nhà nước đều có sự tham gia xây dựng của nhân dân, phản ánh ý chí, lợi ích của nhân dân, của quốc gia, dân tộc. Cán bộ đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân [79, tr.277].

Trong bối cảnh đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Đại hội khẳng định:

Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài [79, tr.116].

Đại hội yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng tổ chức và động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, làm kinh tế giỏi, phát triển kinh tế đi đơi với phát triển văn hóa - xã hội. Chăm lo và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội. Đại hội đề ra chủ trương, chính sách cụ thể đối với các giai cấp, tầng lớp: cơng nhân, nơng dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, các dân tộc, tôn giáo, đồng bào định cư ở nước ngoài, nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu do Đại hội đề ra.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, trong 5 năm (2006 - 2010), Trung ương Đảng và Bộ Chính trị đã ra các Nghị quyết quan trọng về công tác vận động quần chúng.

Ngày 05-8-2008, tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQTW Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết xác định các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, trong đó nhấn mạnh:

85

Nông nghiệp, nông dân, nơng thơn có vị trí chí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phịng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước [81, tr.2].

Trung ương Đảng yêu cầu các cấp, các ngành: “Chăm lo xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đồng thời, nêu 8 nhiệm vụ và giải pháp nhằm thúc đẩy nông nghiệp, nông dân và nông thôn phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI [7, tr.3].

Ngày 08-12-2009, Bộ Chính ra Kết luận số 62-KL/TW Về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội. Trên cơ sở đánh giá thực trạng nội dung, phương thức

hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội trong thời gian tới: Nâng cao nhận thức về vai trị, trách nhiệm của Đảng, chính quyền đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội.

Bộ Chính trị yêu cầu nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên và hội viên. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân và tập trung hướng mạnh các hoạt động về cơ sở. Phát huy quyền chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong cơng tác vận động nhân dân, phù hợp với đặc điểm địa phương, cơ sở. Kiện toàn tổ chức, bộ máy, đổi mới chính sách, chế độ đối với cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã

86

hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong thời kỳ mới. Tăng cường cơng tác dân vận của chính quyền các cấp; thể chế hóa cơ chế phối hợp giữa chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội. “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội” [23, tr.19-20].

Nhằm xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo tổ chức thực hiện công tác dân vận của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận các đồn thể nhân dân, của mọi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, cần phải có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể trong tổ chức thực hiện cơng tác dân vận, ngày 25-2- 2010, Bộ Chính trị ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, Quy chế gồm 5 chương, 34 điều, trong đó, nhấn mạnh:

Dân vận và cơng tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Những chủ trương của Đảng về công tác dân vận được trình bày trong các Nghị quyết nêu trên chính là cơ sở để các cấp bộ đảng quán triệt vận dụng trong lãnh đạo công tác dân vận ở từng địa phương, cơ sở trong thời kỳ mới.

* Chủ trương của Đảng bộ Quân đội về công tác dân vận (2008 - 2013)

Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới công tác vận động quần chúng, trên cơ sở nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ VIII, IX về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới. Để nâng cao nhận, thức trách nhiệm cho cán bô, chiến sỹ về tổ chức hoạt động của Tổ công tác ở đơn vị cở sở ngày 15-8-2011

87

Bộ Quốc phịng ban hành Thơng tư số 157/2011/TT-BQP quy định về tổ chức hoạt động của Tổ đội công tác dân vận ở đơn vị cở sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Nội dung cơ bản của Thông tư bao gồm 5 chương 16 điều quy định chi tiết về nguyên tắc, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn; nội dung, hình thức hoạt động; mối quan hệ và chế độ của Tổ công tác dân vận. Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội đã đề ra về tăng cường công tác dân vận của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới, trong báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 152 (2008) của Đảng ủy Quân sự trung ương tiếp tục xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác dân vận như sau:

Phương hướng:

Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đổi với công tác dân vận của lực lượng vũ trang, thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ chiến sĩ về quan điểm, đường lối của Đảng về vai trị vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và các ban ngành, đồn thể địa phương. Trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phịng - an ninh, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết tồn dân tộc, đồn kết qn dân, phịng chống có hiệu quả chiến lược “Diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, cùng toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [98, tr.11].

Nhiệm vụ:

Thứ nhất, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền

và các ban ngành, đoàn thể địa phương đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền vận động nhân dân, nhằm đưa đường lối, chủ trương

88

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân một cách đầy đủ và kịp thời nhất, góp phần củng cố lịng tin của nhân dân với Đảng. Tăng cường sự đoàn kết nhất trí, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, nhất là thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, “tự do tơn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”, lơi kéo, kích động quần chúng.

Thứ hai, thực hiện có hiệu quả chức năng làm tham mưu giúp cấp uỷ,

chính quyền địa phương nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, nâng cao khả năng tập hợp quần chúng, công tác vận động quần chúng của các tổ chức chính trị - xã hơi.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả tham gia các chương trình phát triển kinh tế

- xã hội giúp dân “xóa đói, giảm nghèo”, đẩy mạnh cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. Phong trào xây dụng nơng thơn mới và các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và địa phương phát động. Thực hiện tốt vai trò làm nòng cốt trong phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ cứu nạn, cùng với các lực lượng tham gia giúp đỡ nhân dân nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất.

Thứ tư, tăng cường giáo dục, rèn luyện cán bộ chiến sĩ về bản lĩnh chính

trị, phẩm chất đạo đức, phương pháp tác phong công tác dân vận, giữ vững và phát huy truyền thống, phẩm chất „„Bộ đội Cụ Hồ”. Tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, giữ nghiêm kỷ luật quan hệ quân dân, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

Chủ trương của Đảng ủy Quân sự Trung ương (từ năm 2011 đến nay là Quân ủy Trung ương) về công tác dân vận trong thời kỳ mới thể hiện sự quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng về công tác dân vận, phù hợp với đặc điểm chức năng, nhiệm vụ của Quân đội, có giá trị định hướng cho các đơn vị trong tồn qn tiến hành cơng tác dân vận đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới [98, tr.11-12].

89

3.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ Quân khu 1 về tăng cƣờng công tác

dân vận (2008 - 2013)

Chủ trương của Đảng bộ Quân khu 1 về tăng cường công tác dân vận

trong những năm 2008 - 2013 được thể hiện chủ yếu trong sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 152 NQ/ĐUQSTW của Quân ủy Trung ương về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới; và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010 -2015 trong đó xác định:

Phương hướng:

Phối hợp chặt chẽ với địa phương tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu, chủ động, sáng tạo nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức cơng tác dân vận. Góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quân dân. Phịng chống có hiệu quả chiến lược “Diễn biến hồ bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, cùng toàn Đảng, tồn dân, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [88, tr.8].

Nhiệm vụ:

Một là, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận. Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước, làm cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn Quân khu, thấy rõ tính đúng đắn, ưu việt trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước, nhất là chính sách dân tộc, tơn giáo, đường lối đối nội, đối ngoại.

90

Nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho đồng bào các dân tộc, củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật, sự quản lý điều hành của chính quyền địa phương, từ đó đồng bào các dân tộc tự giác chấp hành và thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước. Phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ chính quyền, các đồn thể địa phương và các lực lượng liên quan, nắm chắc tình hình địa bàn, tình hình nhân dân, tình hình biên giới, nhất là phong tục tập quán, tình hình kinh tế, chính trị địa phương, âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Từ đó tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương, đặc biệt chú trọng tuyên truyền về chính sách dân tộc, tơn giáo, chính sách đối ngoại của Đảng. Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Đất đai, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, luật Dân quân Tự vệ, Pháp lệnh dự bị động viên. Quy chế dân chủ ở cơ sở, các nghị định, thông tư, quy định về đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đai, thực hiện chính sách xã hội, chính sách hậu phương quân đội, tuyên truyền giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đấu tranh xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội. Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không nghe theo sự xúi dục của các phần tử xấu, yên tâm lao động sản xuất xây dựng cuộc sống mới [88, tr.8].

Hai là, tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Hệ thống chính trị cơ sở có vị trí rất quan trọng trong tổ chức, tập hợp quần chúng, vừa là chỗ dựa tin cậy để quần chúng nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị cơ sở là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước. Để thực hiện tốt công tác dân vận, các đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ quân khu 1 lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2003 đến năm 2013 (Trang 80 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)