Chỉ đạo tăng cường các hoạt động tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở địa phương vững mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ quân khu 1 lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2003 đến năm 2013 (Trang 102 - 108)

2. 3 Đảng bộ Quân khu1 chỉ đạo thực hiện công tác dân vận (2003 2008)

3.3.3. Chỉ đạo tăng cường các hoạt động tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở địa phương vững mạnh

thống chính trị ở cơ sở địa phương vững mạnh

Xây dựng địa phương vững mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác dân vận. Ngày 5/4/2009 Đảng ủy Quân khu ra Nghị quyết số 416 NQ/ĐU về “ xây dựng các đơn vị lực lượng vũ trang Quân khu vững mạnh toàn diện gắn với xây dựng địa bàn an toàn, cơ sở địa phương vững mạnh”. Tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh là nhiệm vụ thường xuyên của công tác dân vận trong Qn đội nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng uỷ Quân khu 1 luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các đơn vị lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện gắn với xây dựng địa bàn an toàn, cơ sở địa phương vững mạnh toàn diện trên các lĩnh vực.

Tham gia xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh:

Hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức đảng, chính quyền và các đồn thể nhân dân, trong đó tổ chức đảng là hạt nhân lãnh đạo. Vì vậy, xây dựng đảng ở địa phương trong sạch vững mạnh là nhân tố quyết định sự ổn định và phát triển về mọi mặt. Thực hiện nghị quyết của Trung ương, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn Quân khu phải có kế hoạch tiến hành cụ thể, xác định rõ yêu cầu, nội dung và bước đi thích hợp để giúp cấp ủy địa phương xây dựng đảng bộ, chi bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thực tiễn những năm qua, một số tổ chức cơ sở đảng, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc ít người khơng chỉ giảm sút, yếu kém về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, chi bộ không đạt trong sạch vững mạnh mà cịn rất khó khăn trong phát triển đảng viên mới. Nguyên nhân căn bản là do một số cấp uỷ năng lực hạn chế, quan liêu,

106

tham nhũng, mặt khác, do không xác định được lực lượng tiên tiến, tích cực trong quần chúng đồng bào dân tộc, tơn giáo.

Từ đó, làm cho số đảng viên là người dân tộc, người theo đạo vốn đã ít nay càng ít hơn, khơng phát huy được tác dụng, chi bộ khơng có chỗ đứng vững chắc trong cộng đồng dân tộc, tơn giáo, dẫn đến tình trạng, bị động, lúng túng trước các vấn đề phức tạp nảy sinh. Bởi vậy, làm tốt việc xây dựng Đảng và xây dựng lực lượng cốt cán cách mạng trong vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo sẽ tạo điều kiện khắc phục những mặt còn hạn chế, tâm lý mặc cảm trong đồng bào. “Ổn định tình hình, củng cố lịng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền địa phương, dấy lên phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân nhất là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới” [68, tr.11].

Do đó, các đơn vị cần chủ động tham mưu, phối hợp với cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành chức năng của địa phương trong phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn tạo nguồn phát triển đảng trong quần chúng nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc tín đồ theo đạo. Trong cơng tác tuyển quân làm nghĩa vụ quân sự các đơn vị cần có kế hoạch tích cực bồi dưỡng, kết nạp đảng cho quân nhân, kể cả quân nhân gốc đạo đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại đơn vị, để sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương, họ tiếp tục được bồi dưỡng trở thành lực lượng nòng cốt trong các chi bộ đảng, trong các tổ chức quần chúng ở vùng đồng bào dân tộc tôn giáo. Mặt khác, các đơn vị cần tham mưu giúp cấp uỷ đảng địa phương thường xuyên coi trọng củng cố kiện toàn cấp uỷ, chi bộ bảo đảm cho các chi bộ cơ sở ln đủ sức lãnh đạo địa bàn mình phụ trách, trong lãnh đạo duy trì có nền nếp chế độ sinh hoạt của các chi bộ, chấp hành và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo của Đảng. Chủ động phối hợp với cấp uỷ đảng địa phương trao đổi kinh nghiệm về quản lí, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, kinh nghiệm về tạo nguồn đào tạo cán bộ, về bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

107

Để nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ địa phương, đòi hỏi cấp ủy, cơ quan chính trị, chỉ huy các cấp trong Quân khu phải nắm vững, tính chất, nhiệm vụ, thực trạng đội ngũ đảng viên ở địa phương. Trên cơ sở đó, đề xuất với cấp ủy địa phương chủ trương, chỉ đạo cụ thể đối với từng đảng bộ, chi bộ về công tác phát triển đảng viên mới, quá trình bám địa bàn thực hiện công tác dân vận phải quan tâm phát hiện và bồi dưỡng nhân tố cốt cán cho địa phương. Giúp đỡ cấp ủy địa phương về công tác bồi dưỡng đội ngũ đảng viên, chăm lo đến lợi ích của đảng viên là người dân tộc thiểu số để họ ổn định cuộc sống. “Có điều kiện chăm lo công việc của địa phương phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân” [89, tr.4].

Tham gia x©y dùng chÝnh qun cở sở vững mạnh:

Để góp phần xây dựng chính quyền cở sở vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, cần tập trung vào việc xây dựng, hồn thiện bộ máy chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Các cấp ủy, cơ quan chính trị các cấp trong Quân khu thường xuyên giúp đỡ chính quyền địa phương đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân. Coi trọng bồi dưỡng kiến thức, tác phong làm việc cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác hành chính, trong q trình tiến hành công tác dân vận. Đảng ủy Quân khu thường xuyên chỉ đạo các đơn vị nắm chắc tình hình mọi mặt trên địa bàn đóng qn, nắm vững chương trình, kế hoạch cơng tác của địa phương, giúp đỡ chính quyền thực hiện đúng pháp luật. Mặt khác các đơn vị quân đội luôn tôn trọng và thực hiện đúng những quy định của địa phương. Cùng với địa phương giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền, thắt chặt mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền và các đơn vị của Quân khu đóng quân trên địa bàn. Nghiên cứu nắm chắc tình hình địa phương, đề xuất kế hoạch hoạt động phù hợp với điều kiện cụ thể, thiết thực phục vụ đời sống nhân dân. Phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa

108

chúng. Phát hiện, bồi dưỡng nguồn cán bộ cho chính quyền địa phương theo tinh thần Nghị quyết 403 của Thường vụ Đảng ủy Quân khu xác định đó là: “các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng những thanh niên con em các dân tộc thiểu số trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự trở thành những đảng viên, đoàn viên. Để khi xuất ngũ họ là nòng cốt, là nguồn cán bộ chủ chốt của tổ chức Đảng, chính quyền và tổ chức quần chúng ở địa phương” [92, tr.12].

Tham gia xây dựng các tổ chức quần chúng:

Các tổ chức quần chúng ở cơ sở gồm: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh… mỗi tổ chức có vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong hệ thống chính trị ở địa phương. Do đó, q trình giúp đỡ địa phương, phải căn cứ vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, với thái độ chân thành, hợp tác giúp đỡ. Bồi dưỡng để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức. Đối với Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở khi tham gia xây dựng, các đơn vị nhận thức đúng vị trí, vai trị, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc để giúp đỡ Mặt trận thực hiện tốt nghị quyết, chương trình hành động. Thơng qua cơng tác vận động quần chúng, các đội công tác tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh với Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc để kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết kịp thời. Cùng với Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia xây dựng, củng cố chính quyền, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân “phát huy vai trị làm chủ của nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở” [92, tr.15].

Các lực lượng vũ trang của Quân khu tham gia công tác dân vận, nhất là các tổ, đội công tác phối hợp với Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc ở địa phương để xây dựng ban công tác mặt trận ở cơ sở. Cùng với các tổ chức quần chúng khác, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp thơng qua chương trình hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, thực hiện xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư.

109

Quân khu đã phối hợp chỉ đạo thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng, trong đó có 56 lớp cho các chức sắc, chức việc tôn giáo, 2.593 lớp cho cán bộ xã (phường, thị trấn) đạt kết quả tốt . Thực hiện Chỉ thị 773 và Chỉ thị 76 của Bộ trưởng BQP “về đẩy mạnh công tác dân vận của dân quân tự vệ trong tình hình mới” lực lượng dân quân tự vệ các địa phương. “phát huy tốt vai trị nịng cốt trong tun truyền vận động gia đình, người thân gương mẫu thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước” [92, tr.5].

Tham gia xây dựng địa phương vững mạnh về quốc phòng - an ninh

Địa phương là nơi trực tiếp triển khai đội hình chiến đấu, cung cấp sức người, sức của cho các cuộc kháng chiến trước đây và xây dựng đất nước hiện nay. Đây cũng là nơi trực tiếp xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân và chiến tranh nhân dân, tạo nên thế phòng thủ vững chắc trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Các xã, phường trên tuyến biên giới, cịn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh, là “phên dậu‟ vững chắc của Tổ quốc, trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chống âm mưu xâm nhập, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Đây là địa bàn chiến lược, có ý nghĩa quan trọng luôn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Tham gia xây dựng quốc phòng - an ninh địa phương vững mạnh, có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược cơ bản lâu dài, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Do vậy, các đơn vị của Quân khu luôn chủ động tham mưu, phối hợp với địa phương làm tốt công tác tuyên truyên vận động nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phịng - an ninh. Phát huy mọi tiềm lực, tích cực xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng các phương án tác chiến, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng, nhất là người có uy tín trong các dân tộc thiểu số, chức sắc, chức việc các tôn giáo. Chủ động phối hợp giáo dục, huấn luyện nâng cao khả năng trình độ sẵn sàng chiến đấu của

110

lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, trong đó tập trung xây dựng vững mạnh về chính trị. “Trong q trình chỉ đạo tổ chức thực hiện xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo, hình thức hoạt động phong phú như: Phong trào quần chúng tham gia tự quản bảo vệ đường biên, mốc quốc giới và giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực biên giới” [69, tr.14].

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân khu, các đơn vị trong Quân khu đã phối hợp tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương xây dựng 986 cơ sở chính trị (trong đó 473 cơ sở vùng dân tộc, 206 cơ sở vùng tôn giáo, 85 cơ sở giáp biên, 152 cơ sở có vụ việc phức tạp). Xố 25 thơn bản trắng về đảng viên, củng cố 248 tổ chức đảng, 2.043 tổ chức chính trị, xã hội khác và 23 đầu mối dân quân, 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn phối hợp thành lập 15 đồn cơng tác cấp tỉnh, 98 đồn cơng tác cấp huyện, xã tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh biên giới, phân giới cắm mốc. Tuyên truyền vận động 6.200 thanh niên tự viết đơn tình nguyện nhập ngũ, huấn luyện trên 207.412 lượt dân quân tự vệ, dự bị động viên, giáo dục quốc phòng cho 812.806 lượt học sinh, sinh viên. Bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ 1.413 quân nhân, kết nạp 595 quân nhân là con em dân tộc thiểu số vào Đảng [92, tr. 5-6].

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh luôn xác định tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương có vị trí, ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện rõ bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Quân đội. Tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương không chỉ là nội dung của xây dựng tiềm lực quốc phịng tồn dân, củng cố thế trận chiến tranh nhân dân mà cịn góp phần củng cố và phát huy hiệu lực của hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng tiềm lực mọi mặt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc. Tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương là điều kiện để bộ đội gắn bó hơn với nhân dân, là cơ hội để rèn luyện bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” thực hiện tốt chức năng là đội quân công tác trong thời kỳ mới, làm tốt công tác tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phưong, góp phần giữ vững ổn định chính

111

trị, làm thất bại chiến lược “diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ của địch. Củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ, tăng cưòng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý nhà nước ở cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ quân khu 1 lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2003 đến năm 2013 (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)