2. 3 Đảng bộ Quân khu1 chỉ đạo thực hiện công tác dân vận (2003 2008)
3.1. Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân khu 1 về công tác dân vận (2008 2013)
3.1.1. Tình hình thế giới, khu vực và trong nước
* Tình hình thế giới và khu vực
Tình hình thế giới và khu vực trong những năm 2008 - 2013 có những thay đổi nhanh chóng, phức tạp và khó lường, vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra những thách thức ngày càng gay gắt đối với mọi quốc gia dân tộc. Những cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố, xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ diễn ra gay gắt. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hồ bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta [83, tr.29].
Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau, có mặt còn gay gắt hơn. Chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, song những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó ngày càng trở nên sâu sắc. Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có, cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp tiếp tục diễn biến
80
phức tạp. Tồn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy q trình hình thành xã hội thơng tin và kinh tế tri thức, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tồn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xun quốc gia chi phối, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đơng Nam Á nói riêng, xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định như: tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước…. tình hình chính trị - xã hội ba nước Đơng Dương cơ bản ổn định, song các thế lực thù địch ln ln tìm mọi cách chia rẽ mối quan hệ truyền thống giữa ba nước Việt Nam - Lào - Cămpuchia. Chúng lợi dụng các vấn đề phức tạp, nhạy cảm về chủ quyền, lãnh thổ do lịch sử để lại để kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi, kích động tâm lý bài Việt, ra sức lơi kéo Lào và Cămpuchia đi theo xu hướng chính trị thân phương Tây.
* Tình hình trong nước
Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước đã giành thắng lợi to lớn tạo ra thế và lực mới, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước tiếp tục được tăng cường, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố, uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Việt Nam tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, giữ vững mơi trường hịa bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh hơn.
81
Quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế, Việt Nam phải đối mặt với những vấn đề xuyên biên giới và an ninh phi truyền thống có nguy cơ gia tăng, tác động trực tiếp đến nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của đất nước và nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục tạo ra quyền tự chủ, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa trong đời sống xã hội nói chung và của lực lượng vũ trang nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực có tác động thúc đẩy đất nước phát triển, thì mặt trái của nền kinh tế thị trường lại có những tác động bất lợi đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo Tổ quốc. Nguy cơ tạo ra khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống giữa các vùng, miền, nhất là sự chênh lệch giữa đời sống của đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới với nhân dân ở thành thị, đồng bằng ngày càng xa.
Địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư và có những chính sách phát triển kinh tế - xã hội mang tính chất đặc thù nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Đây là những điều kiện thuận lợi để khơi dậy niềm tin và nhận thức của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới tiếp giáp với ba quốc gia là Trung Quốc, Lào, Campuchia. Các tuyến biên giới của các nước có sự khác nhau nhất định về đặc điểm tự nhiên và xã hội, lịch sử hình thành đường biên giới, những tranh chấp, phức tạp về chủ quyền, về tình hình an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế. Mặc dù Chính phủ các nước có chung đường biên giới đã ký kết nhiều Hiệp ước, Hiệp định, quy chế, song trên biên giới, nhất là tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc nổi lên nhiều vấn đề phức tạp cần phải
82
tiếp tục giải quyết, như: các hoạt động xâm phạm, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tình trạng xâm canh, xâm cư, quá cảnh, vượt biên trái phép, di dịch cư tự do, truyền đạo trái pháp luật diễn biến phức tạp. Những vấn đề trên đã ảnh hưởng khơng nhỏ, gây khó khăn cho các đơn vị lực lượng vũ trang Quân khu 1 khi tiến hành công tác dân vận trong những năm qua. Do vậy yêu cầu đặt ra đối với cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ phải đẩy mạnh công tác dân vận đáp ứng nhiệm cách mạng hiện nay.