Thực trạng lãnh đạo công tác dân vận của Đảng bộ Quân khu 1 trước năm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ quân khu 1 lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2003 đến năm 2013 (Trang 36 - 42)

Trước năm 2003, công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 1 đã tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương trên địa bàn đóng quân thực hiện tốt các chủ trương,

40

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tham gia giúp đỡ địa phương giải quyết các vụ việc phức tạp, góp phần ổn định tình hình địa bàn, xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, xố đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ cứu nạn. Các hình thức hoạt động dân vận được triển khai đồng bộ, có chiều sâu và đạt được hiệu quả thiết thực như: hoạt động kết nghĩa, tổ đội công tác, đại đội đi làm dân vận, phối hợp hoạt động với các đồn thể và tổ chức chính trị - xã hội, chỉ đạo dân quân làm dân vận.

Cán bộ, chỉ huy các cấp đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, chấn chỉnh các biểu hiện xem nhẹ, ngại khó, ngại khổ khi tiến hành vận động quần chúng nhân dân. Thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, đồng thời, luôn gắn kết quả công tác dân vận với các mặt hoạt động khác của đơn vị. Cấp ủy, chỉ huy các cấp trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị về nội dung, biện pháp giáo dục, quản lý bộ đội chấp hành kỷ luật quan hệ qn - dân, tơn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân. Phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đồn thể ở địa phương tiến hành tuyên truyền, vận động nhân dân. Tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng địa bàn an tồn, phịng chống địch lợi dụng tơn giáo tạo ra các “điểm nóng” và gây bạo loạn lật đổ.

Đội ngũ làm công tác dân vận luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khơng quản ngày đêm vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, hy sinh, kiên trì bám dân, bám làng, bám địa bàn, xây dựng và củng cố “thế trận lòng dân vững chắc”. Trên địa bàn Quân khu, hằng năm, các đơn vị đều mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo cho các đối tượng, gửi cán bộ tham gia các lớp tập huấn do Bộ Quốc phòng và Ban Dân vận, Ban Tôn giáo các tỉnh, thành tổ chức. Thực tiễn hoạt động công tác dân vận của Quân khu trước năm 2003 đã xây dựng được niềm tin trong nhân dân, là cầu nối dân

41

với Đảng là chỗ dựa tin cậy trong sự nghiệp củng cố quốc phịng, an ninh góp phần củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, làm thất bại âm mưu chống phá từ bên trong của các thế lực thù địch [85, tr.4].

Bên cạnh những ưu điểm, công tác dân vận của Quân khu 1 trước năm 2003 cịn tồn tại một số hạn chế đó là:

Thứ nhất, một số cấp ủy, chỉ huy đơn vị chưa thật sự coi trọng đúng mức công tác vận động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương chính của Đảng, pháp luật Nhà nước trên địa bàn Quân khu. “Thực tiễn tiến hành công tác dân vận của các đơn vị cho thấy, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng về vị trí, vai trị, ý nghĩa, tầm quan trọng cịn hạn chế”. Chưa thấy được tính chất phức tạp của cơng tác vận động đồng bào dân tộc, tôn giáo, nhất là đồng bào các dân tộc, tôn giáo vùng sâu, vùng xa, biên giới. Một số cấp uỷ, chỉ huy cịn xem nhẹ cơng tác tuyên truyền, vận động, giúp đỡ quần chúng nhân dân, trong sản xuất phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Coi cơng việc đó là trách nhiệm của cơ quan chính trị, của cán bộ chính trị, cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận nên chưa phát huy hết trách nhiệm trong tổ chức thực hiện công tác dân vận, cũng như kiểm tra, đôn đốc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm [90, tr.19].

Báo cáo tổng kết 10 năm tiến hành công tác dân vận của Đảng uỷ Quân khu (1990 - 2000) chỉ rõ: Tổ chức quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết có liên quan đến cơng tác dân vận, cơng tác dân tộc, tôn giáo và bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm và năng lực công tác dân vận cho các đối tượng. Của một số cấp ủy, chỉ huy đơn vị chưa thường xuyên, do đó một số cán bộ, chiến sĩ còn lúng túng, bị động trước các vấn đề phức tạp nảy sinh. Từ thực tiễn tiến hành công tác dân vận ở một số địa phương, “Một số cán bộ, chiến sĩ nhận thức, trách nhiệm về công tác dân vận cịn hạn chế, chưa coi đó là một nhiệm vụ chính trị của Qn khu và đơn vị” [85, tr.11].

42

Thứ hai, nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc, tôn giáo vùng sâu, vùng xa, biên giới trong việc thực hiện thực đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước của một số đơn vị lực lượng vũ trang Qn khu cịn đơn điệu, chưa có chiều sâu, hiệu quả thấp. Công tác tuyên truyền, vận động của một số cơ quan, đơn vị có lúc chưa thực sự bám sát định hướng chính trị, diễn biến thực tiễn của địa phương, cũng như đối tượng tác động. Mục đích tuyên truyền chưa đi sâu vào trọng tâm là tăng cường đoàn kết quân - dân, tham gia xây dựng nền tảng chính trị ở địa phương, chưa hướng vào mục tiêu ổn định tình hình mọi mặt, trước hết là ổn định về chính trị, quốc phịng - an ninh trên địa bàn đóng quân.

Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, các đơn vị chủ yếu tập trung vào các đợt phát động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Phương pháp tun truyền cịn khơ cứng, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ học vấn của đồng bào dân tộc, tơn giáo, nhất là đồng bào dân tộc ít người ở vùng biên giới Việt - Trung. Sự phối hợp với cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa phương chưa chặt chẽ, trong tuyên truyền vận động già làng, trưởng bản, người có uy tín ở địa phương chưa thường xuyên, nên chưa tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của họ cũng như những người có uy tín trong đội ngũ chức sắc. Vì vậy, trong giải quyết các vụ việc phức tạp ở địa phương, nhất là các vụ tranh chấp đất đai hiệu quả còn thấp, dẫn đến khiếu kiện kéo dài và diễn biến phức tạp [90, tr.19].

Tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh, trước hết là vững mạnh về chính trị ở một số đơn vị chưa thực sự được chú trọng, có lúc cịn coi nhẹ. Xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận quốc phịng tồn dân - an ninh nhân dân trong tình hình mới ở vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, biên giới, chưa vững chắc. Việc củng cố niềm tin của nhân dân, của

43

các chức sắc các tín đồ tơn giáo đối với Đảng, Nhà nước, và cấp uỷ, chính quyền địa phương còn hạn chế. Mặt khác, một số đơn vị chưa thực sự chú trọng giúp địa phương trong công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ, đảng viên, lực lượng cốt cán cho địa phương từ quần chúng tích cực tại cơ sở, nhất là những quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ về địa phương. Vì vậy, khả năng tăng cường nguồn cán bộ tại chỗ cho địa phương còn là hạn chế chung của các đơn vị trên địa bàn đóng quân. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 8b của Ban Chấp hành Trung ương về “đổi mới công tác quần chúng của Đảng và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”, Đảng ủy Quân khu chỉ rõ: “Có đơn vị chưa quan tâm thoả đáng đến công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tạo nguồn để phát triển đảng và phục vụ lâu dài trong quân đội hoặc khi hồn thành nghĩa vụ qn sự là lực lượng nịng cốt bổ sung cho địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới” [85, tr.7].

Trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tuy mang lại những hiệu quả thiết thực nhưng nhìn tổng thể cịn dàn trải và chưa có tính đột phá nên hiệu quả chưa tương xứng. Lao động giúp dân còn biểu hiện theo kiểu “nước sơng - cơng lính”, tham gia xố đói, giảm nghèo bền vững chưa được tiến hành thường xuyên và rộng khắp. Việc tham gia các hoạt động phát triển văn hoá, giáo dục nâng cao dân trí, xố mù chữ chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Các hình thức tổ chức giao lưu văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao chưa thực sự phong phú, đa dạng, chưa thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham gia. Các đơn vị thường tổ chức chiếu phim lưu động, biểu diễn văn nghệ quần chúng, tổ chức giao hữu bóng đá, bóng chuyền, nhưng số lượng người xem chưa nhiều, thường tập trung ở một số địa bàn nhất định, nhiều thôn, xã vùng sâu, vùng xa chưa được phục vụ đều đặn.

Một số cơ quan, đơn vị trong tiến hành công tác dân vận thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước trên địa bàn Quân khu, hình thức cịn đơn điệu, hiệu quả chưa cao. “Thực hiện kết nghĩa giữa các đại đội, tiểu đoàn, trung đồn (khối bộ đội chủ lực) với cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và

44

các đoàn thể nhân dân ở địa phương ở nhiều nơi cịn nặng về hình thức, thiếu chiều sâu”. Chủ yếu thơng qua tổ chức Đồn, qua hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao là chính, chưa thực sự đi vào chiều sâu kết nghĩa giữa các tổ chức đảng, chính quyền để hướng vào xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh toàn diện. Việc tổ chức hành quân huấn luyện, diễn tập dã ngoại kết hợp với tuyên truyền vận động nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới vẫn còn nhiều đơn vị bớt xén thời gian. Chưa có nội dung thiết thực, cụ thể để huấn luyện bộ đội trước lúc ra qn, cịn có biểu hiện lựa chọn địa bàn dễ dàng, tránh những nơi khó khăn, phức tạp. Chưa thực sự coi trọng tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương củng cố và thúc đẩy phong trào, trước hết là các phong trào về giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng phương án phòng thủ, phòng chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội, xây dựng và huấn luyện dân quân tự vệ [85, tr.7].

Trước năm 2003 các tổ, đội công tác và cán bộ tăng cường xuống cơ sở chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp nên hiệu quả cơng tác vận động quần chúng cịn thấp. Thực tiễn cho thấy, cán bộ tham gia tổ, đội công tác cũng như cán bộ tăng cường cho cơ sở chưa được huấn luyện kỹ, nhất là khâu bồi dưỡng những kiến thức cần thiết về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nên việc tuyên truyền, vận động quần chúng thiếu tính thuyết phục. Mặt khác, năng lực chuyên môn, nhất là năng lực nắm tình hình, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền cơ sở cịn nhiều hạn chế. Điều đó cho thấy, các hình thức kết nghĩa, hành quân dã ngoại, làm công tác dân vận cũng như việc tăng cường cán bộ cho cơ sở chưa phát huy tác dụng hiệu quả chưa cao trong nhiệm vụ xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh tồn diện cịn thấp. “Trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện một số đơn vị lực lượng vũ trang Quân khu, chưa quan tâm đúng mức đến công tác vận động quần chúng nên hiệu quả còn thấp” [90, tr. 20].

Thứ ba, một số đơn vị khi tham gia giải quyết các “điểm nóng” liên quan

45

lúng túng trong giải quyết các sự việc cụ thể. Thực tế ở một số cơ quan, đơn vị, cơng tác bám nắm địa bàn, nắm địch có lúc, có nơi chưa tốt nên khi sự việc sẩy ra cịn bị động lúng túng, thậm chí cịn có biểu hiện tả khuynh, nóng vội, sử dụng lực lượng chưa thật phù hợp. Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở và phối hợp với các lực lượng, ban, ngành chức năng có lúc chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ, thống nhất trong giải quyết các tình huống phức tạp nảy sinh, như: Vấn đề truyền đạo trái pháp luật; vấn đề quản lý, xử lý đối với các đoàn người nước ngoài vào hoạt động trái pháp luật; vấn đề tranh chấp, xung đột giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số. “Công tác quản lý, giáo dục đối tượng tại cộng đồng và xóa các địa bàn, thôn, bản trọng điểm phức tạp về an ninh hiệu quả thấp, còn nhiều đối tượng tái hoạt động” [70, tr.8].

Việc giao ban trao đổi thơng tin, nắm tình hình, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm giữa đơn vị và địa phương theo quy chế chưa thường xuyên, có đơn vị chưa thật sự tích cực, chủ động. Phối hợp giải quyết tồn đọng nhất là vấn đề tranh chấp, lấn chiếm đất quốc phòng chưa nhịp nhàng, hiệu quả. Vai trò tham mưu của cơ quan dân vận, cán bộ dân vận với lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, với cấp uỷ, chính quyền địa phương về một số nội dung cịn hạn chế. Việc triển khai cơng tác dân vận của một số cơ quan, đơn vị có lúc chưa tích cực chủ động. Trình độ năng lực và kinh nghiệm vận động quần chúng ở một số cơ quan, đơn vị chưa đáp ứng kịp thời với sự phát triển của nhiệm vụ, tác động không nhỏ đến lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cơng tác dân vận trong tình hình mới [85, tr.7].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ quân khu 1 lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2003 đến năm 2013 (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)