II I CÁC THỦ PHÁP TẠO NGHĨA TRONG TỤC NGỮ
1. vể phương diên nội dung (tức phương diện nghĩa), ta thấy ờ tục ngữ vừa cĩ hiên tượng đơn nghĩa vừa cĩ hiện tượng đa nghĩa.
ngữ vừa cĩ hiên tượng đơn nghĩa vừa cĩ hiện tượng đa nghĩa.
a) Những câu đơn nghĩa (chỉ cĩ một nghĩa) là những câu chỉ cĩ thể hiểu theo nghĩa đen - nghĩa trực tiếp, nghĩa cụ thể. Loại này bao gổm :
- Bộ phận tục ngữ tổng kết kinh nghiêm dự đốn thời tiết. Ví dụ :
+ Chớp đỏng nhay nháy, gà gáy thì mưa. > Vẩy mại thì mưa, bối bừa thì nắng.
+ Trăng quáng trời hạn, tràng tán trời mưa..
- Bộ phận tục ngữ tổng kết kinh nghiệm làm ăn sản xuất. Ví dụ :
+ Tháng hai trồng cà, tháng ha trồng đồ. + Tơm đi chạng vạng, cá đi rạng đơng. + Đốm đầu thì nuơi, đốm đuơi thì thịt.
v.v...
- Bộ phận tục ngữ tổng kết kinh nghiệm ứng xử hợp với tập quán, phong tục. Ví dụ :
+ Cưới vợ khơng cheo như kèo khơng mấu. + Chồng cơ, vợ cậu, chồng dì
Ba người ấy ( hết đều thì khơng tang.
+ Giặc hên Ngơ khơng hằng hà cơ hên chồng.
v.v...
b) Bộ phận tiêu biểu hơn cả cho thể loại tục ngữ (nghĩa là tiêu biểu hơn hết cĩ tính chất ít lời nhiều ý) là những câu đa nghĩa (cĩ nghĩa den, . nghĩa trực tiếp, cĩ nghĩa bĩng, nghĩa gián tiếp, cĩ nghĩa cụ thể, cĩ nghĩa trừu tượng, nghĩa khái quát).
V í dụ :
+ Câu tục ngữ Thợ may án giẻ, thợ vẽ ăn hồ, thợ hồ ăn nan, thợ hàn
ăn thiếc khơng những chỉ ra từng loại thợ “ăn” gì mà cịn cĩ nghĩa khái
quát là : làm nghể gì ăn nghê ấy. Trường hợp này, câu tục ngữ tương tự là “Chấm mắm sao khỏi mút tay”. (
+ Cá mè dè cá chép
(nghĩa đen bao hàm một kinh nghiêm về nghể chăn nuơi cá : cá mè chuyên ăn nổi cho nên chúng sống ờ tầng nước trên, cá chép sơng ờ tàng nước giữa : nghĩa bĩng : cùng họ hàng, đổng loại mà chèn ép nhau, bắt nạt nhau).
+ Nghèo ngáy sáu, giàu lâu ngáy
(nghĩa đen : người nghèo khơng lo mất trộm nên đêm ngù rất ngon giấc, nhà giàu lo mất trộm nên đêm đên ngủ khơng yên, khĩ ngủ ; nghía bĩng : chính người nghèo của cài vât chất lại hạnh phúc, thanh thản).
+ Nồi da nấu thịt
(nghĩa đen : dùng da của con thú đã bị giết làm nổi mà nấu nướng, xào xáo thịt của nĩ ; nhưng ở đời khơng làm gì cĩ chuyện ấy).
Chính ở bộ phận tiêu biểu nhất, cĩ giá trị nhất xét về phương diện sử dụng ngơn từ một cách nghệ thuật này của thể loại tục ngữ, ta cĩ thể rút ra một nhận xét khái quát : nhờ tính đa nghĩa mà, chỉ với một sơ' lượng tiếng ít nhất, câu tục ngữ bao chứa trong mình một dung lượng nghĩa nhiều nhất. Hơn nữa cũng chính nội dung phán đốn ấy lại được thể hiện bằng một hình thức khơng chỉ ngắn gọn, cơ đọng mà cịn giàu hình tượng - chính đây là một lí do quan trọng để chúng ta khẳng định tục ngữ là những sáng tác văn học nghẹ thuật “đắt giá”.
2. Nghiên cứu thi pháp của tục ngữ khơng thể khơng tìm ra cái “cơ chê' ” mà nĩ đã sử dụng để tạo nên tính đa nghĩa, tạo nên vẻ “lấp lánh” nhiểu măt của những từ ngữ đã dựng nên những câu tục ngữ đĩ.
Nội dung tục ngữ, vê căn bản, là những kinh nghiệm được đúc kết trải qua quá trình lâu dài cọ sát với thực tế, quan sát, chiêm nghiệm, suy ngẫm rồi rút ra, để rồi lại được biểu đạt - được “gĩi gọn lại” bằng một cấu trúc ngĩn ngữ ngắn tới mức khơng cịn cĩ thể ngắn hơn được nữa. Đĩ là kết quả của ĩc suy lí.
Để tránh cho sự diễn đạt những suy lí ấy khỏi rơi vào tình trạng khơ khan, trừu tượng (mà trừu tượng thì cũng gần như mập mờ, khĩ nắm bắt), tục ngữ đã quan tâm đến việc sử dụng hình tượng. Để xây dựng hình tượng, tục ngữ đã sửdụng các phép tu từ như so sánh (tỉ dụ), ẩn dụ, nhân cách hĩa, ngoa dụ, v.v...
a) So sánh cịn gọi là tỉ dụ. Đĩ là “phương thức biểu đạt bằng ngơn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đơ'i chiếu hai hiện tượng cĩ những dấu hiệu tương đổng nhằm làm nổi bật đặc điổm, thuộc tính của hiện tượng này, qua đặc điểm, thuộc tính cùa hiên tượng kia”(l).
(I) Bá Hán - Trán Dinh Sừ - Nguyên Khắc Phi. Từ điển thuật ngữ vdn học,
NXB Giáo dục. H. 1992 tr 190
vể phương diện câu trúc, so sánh thường được thể hiện bằng hai vê'. Vê' dầu là hiên tượng cần được biểu đạt (cái dược biểu dạt) một cách hình tượng. Vê sau là hiên tượng được dùng dể so sánh (cái biểu đạt).
về phương diện từ ngữ, giữa hai vế được nối bởi kết từ so sánh (như, như là, như thể, bằng, hơn, v.v...). Điều này ta đã cĩ dịp mơ tả khi bàn về cấu trúc câu tục ngữ. Đáng nĩi thêm ở đây là : nếu như so sánh trong ca dao thiên về hướng cụ thể hĩa, phơ diễn tâm tình thì so sánh trong tục ngữ thiên về hướng khái quát hĩa, “quy luật hĩa”, nghiêng về lí trí, nhân thức.
Ví dụ :
+ So sánh trong ca dao :
Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội dầu như thể hoa sen.
+ So sánh trong tục ngữ:
- Con cĩ cha như nhà cĩ nĩc. - Lịng vả cũng như lịng sung.
v.v...
Ở 'ì' dụ trên, ta thấy ca dao cĩ lối so sánh chuồi, sờ dĩ vây vì nội dung của ca dao địi hỏi sự giãi bày, mơ tả các khía cạnh tinh tế, phức tạp của đối tượng. Tục ngữ cĩ yêu cầu rất cao về phương diện khái quát, tổng kê't quy luật và cũng yêu cầu rất cao về sự cơ đúc, ngắn gọn nên lối so sánh chuỗi lại rất hiếm mà thường là lối sơ sánh đơn.
b) An dụ cịn gọi là lối so sánh ngầm. Đây là “phương.thức tu từ dựa trên cơ sở dổng nhất hai hiên tượng tương tự, thể hiên cái này qua cái kia, mà bản thân cái được nĩi tới thì giấu đi một cách kín dáo”* \ Để cĩ thể nhận rõ sự khác biệt giữa tì dụ (so sánh) với ẩn dụ, ta xem xét hai câu tục ngữ sau - một câu dùng lối so sánh, một câu dùng ẩn dụ :
(I) Lê Bá Hán - Trắn Dinh Sử - Nguyên Khâc Phi. Sách dã đản, tr. 9.
+ So sánh : Chồng như giị, vợ như hom. + An dụ : Giị nào hom ây (nấy).
Trong thực tế, một đối tượng cĩ thể mang những nét tương đổng cá biệt nào đĩ khơng chỉ với một mà với nhiều địi tượng khác. Điều này dẫn đến hai hiện tượng trái ngược nhau trong tục ngữ. Thứ nhất, tương tự ví dụ trên, ta cĩ thể dẫn ra một loạt câu tục ngữ khác cùng hàm nghĩa :
- Nồi nào vung ấy (nấy). - Đố nào ngồm ấy (nấy).
v.v...
Ớ đây, những nồi - vung, đơ - ngồm được hiểu theo nghĩa ẩn dụ tương tự giỏ - hom ở ví dụ trên.
Thứ hai, chính do một đối tượng được dùng để ẩn dụ cĩ thể tương đồng với nhiều đối tượng được ám chỉ (tức được ngầm so sánh) nên lại cĩ hiện tượng một câu tục ngữ được hiểu theo nhiều nghĩa bĩng khác nhau. Chảng hạn câu tục ngữ “Con cĩ cha như nhà cĩ nĩc” là một phép so sánh. Nhưng câu tục ngữ “Nhà dột từ nĩc dột xuống”, trong ứng dụng thực tế, lại cĩ thể ẩn dụ cho nhiều đối tượng khác nhau : trong phạm vi gia đình - â’n dụ cho chuyện cha mẹ sống khơng tốt thì con cái tất hư hỏng ; trong phạm vi làng xã - ẩn dụ cho chuyện những kẻ đứng đầu mà làm việc xấu xa, mờ ám thì bọn tay chân cấp dưới cũng theo đĩ mà làm việc càn rỡ, bây bạ, v.v...
Nĩi khác di, chính việc sử dụng ẩn dụ gĩp phần đáng kể vào việc tạo nên tính đa nghĩa (nhiều tầng nghĩa, lớp nghĩa) cho tục ngữ. Mà như ta biết, tính đa nghĩa là một trong những phẩm chất nghệ thuật của ngơn ngữ vãn học.
c) Nhân hĩa (nhân cách hĩa) : Nhân hĩa là gán cho những sự vật vơ tri, những đĩi tượng trừu tượng những đặc tính của con người (thể hiện ờ những động từ, tính từ chỉ hành động hoăc chì phẩm chất vốn riêng cĩ ờ người). Trong tục ngữ, nhân hĩa thường được sừ dụng kèm với ẩn dụ.
Ví dụ :
- Con voi - voi dâu, con ( hấu - chấu yêu. - Mèo khoe mèo dài đuơi.
- Mõm cao đánh ngã bát dầy. v.v...
d) Ngoa dụ là “một phương thức tu từ, một thủ pháp nghệ thuật dựa trên cơ sở phĩng đại, cường điệu kích thước, quy mơ, tính chất của đối tượng hay hiện tượng được nĩi đến” \*
Ví dụ :
- Một trăm đám cưới khơng hằng hà nì dưới cá trê. - Mẹ chồng trồng cây ngược.
- Em chồng ở với chi dân,
Coi chừng kẻo chúng giết nhan cĩ ngày.
v.v...
Ngoa dụ giúp cho bài học kinh nghiệm được nêu lên một cách nổi bật, “đâp mạnh” vào lí trí, tình cảm và cả vào trí nhớ của người nghe, tạo nên sức bám dai dẳng của câu tục ngữ vào tư tưởng, tình cảm của những người tiếp nhận và lưu truyền nĩ.
Tìm hiểu “cơ chế” tạo nghĩa của tục ngữ đương nhiên là một trong những con đường rất tốt để đi sâu vào phương diện thi pháp của thể loại. Chẳng hạn, qua ẩn dụ chúng ta cĩ thể thấy rằng khi nhìn một sự vật, hiện tượng, tục ngữ khơng dừng lại ở bản thân sự vật, hiện tượng ấy mà cịn muốn nhìn thấy ở đĩ những sự vật, hiện tượng khác tương đồng với nĩ và chính những sự vật, hiện tượng khác tương đổng kia mới thực sự là cái đích thu hút sự chú ý của tục ngữ ; nhưng đêri khâu biểu hiện (diẻn đạt) cái đích ấy thì tục ngữ thực hiên một thao tác ngược lại : chỉ cho lộ ra cái sự vật, hiện tượng này thơi, cịn những sự vật, hiện tượng kia thì thấp thống đằng sau đĩ, tự người nghe bằng vốn sống, sự nhạy cảm, khả năng liên tường của mình mà luận ra, mà năm bắt lây. Trong tục ngữ, hình tượng được dùng làm ẩn dụ thường vay mượn ờ thiên nhiên, nhưng những gì được nĩi đên, được ám chi (nghĩa hàm ẩn) lại thuộc lĩnh vực con người và xã hội. Điểu ấy cũng biểu hiện rõ quan niêm nghệ thuật, điểm nhìn nghệ thuật của thể loại vê thực tại và con người. Hoặc nữa như ngoa dụ chẳng hạn : ờ đây cường điêu chi là lối nĩi, là hình thức thể hiộn, cịn cái lõi, cái bàn chất của Vấn đề lại là cách nhìn nhận, là quan niệm nghệ thuật của thể loại vể đối tượng quan sát, chiêm nghiêm
của nĩ - mà quan niệm ấy cĩ thể nĩi một cách ngắn gọn là tục ngữ muốn nhìn thẳng vào bản chất của sự vật, hiện tượng, muốn “xốy” vào cái bản chất, cái “tim đen” của vấn đề mà nhiều khi được (bị) che lấp đi bởi cái bề ngồi giả tạo, rườm rà. Tục ngữ là một thê loại cĩ vẻ như xa xơi, bĩng giĩ, bĩng bẩy nhưng cực kì thẳng thắn (thậm chí thẳng thừng) khi đối diện với hiên thực (thực tại và con người).
ỉ ■ ■ •