Qua tìm hiểu, tác giả tìm thấy một số luận văn thạc sĩ viết về đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như sau:
- Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 8” của Hà Thị Kim Duyên, học viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2011.
- Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện” của Luyện Thị Thanh Hà, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, năm 2013.
- Luận văn thạc sĩ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tập đoàn FPT” của Trần Thị Huyền Trang, Học viên Tài chính, năm 2013.
- Luận văn thạc sĩ: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang” của Lý Cẩm Tú, năm 2012.
- Luận văn thạc sĩ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần thép Hòa Phát” của Hà Thị Bích Ngọc, Học viên Tài chính, năm 2012.
Các luận văn nói trên đều nghiên cứu về đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay nền kinh tế đã có những phát triển mới khác với hoàn cảnh thực hiện các luận văn nói trên. Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng có những nét đặc trưng khác nhau với tình hình mỗi doanh nghiệp khác nhau và tại các giai đoạn phát triển khác nhau của thị trường, nhất là tại Hà Nội.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài trên là khơng trùng lặp với những cơng trình đã cơng bố.
Kết luận chương 1
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù rất chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế. Khi nghiên cứu vấn đề này, người nghiên cứu cần có một cái nhìn tổng thể về các khái niệm liên quan, tập hợp được hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yếu tố góp phần quan trọng vào nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tổng hợp, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định là cơ sở lí luận cơ bản để luận văn triển khai các nội dung ở Chương 2 sao cho nội dung nghiên cứu giải quyết được các mục tiêu của Luận văn đã được nêu ra trước đó. Bên cạnh đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội cũng là nội dung vô cùng quan trọng. Nội dung này phản ánh những tiềm lực, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đang sở hữu và đối diện. Cùng với việc học tập, nghiên cứu kinh nghiệm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở một số doanh nghiệp, khi đã có một cơ sở lí luận và thực tiễn chuẩn xác về năng lực của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra được những giải pháp mang tính khả thi cao để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÀ PHÒNG HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2017
2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Cơng ty CP Xà phịng Hà Nội
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Cơng ty CP Xà phịng Hà Nội
2.1.1.1. Giới thiệu thông tin chung về Công ty
- Tên công ty : Công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội - Tên giao dịch : Hanoi Soap Joint Stock Company -Tên viết tắt : HASO
-Địa chỉ : 233B - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội - Điện thoại - Fax : (04) 38587051/ 8589118 : (04) 38584486 -Mã số thuế : 0100100311 -Email : kdthancp@hn.vnn.vn
- Vốn điều lệ của công ty (tính đến 31/12/2017): 75.762.000.000 VND
-Ngày 25/11/2017, cổ phiếu của Công ty đã niêm yết tại sàn UpCOM - Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán: XPH.
- Giá cổ phiếu của Công ty ngày 25/05/2017 là 10.000 đồng/cổ phiếu 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của cơng ty Cổ phần Xà phịng Hà Nội là nhà máy Xà phòng Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đồn Hóa chất Việt Nam. Cơng ty có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp như Xà phòng giặt, Xà bông, Kem đánh răng, nước rửa chén Sunlight... phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Nhà máy Xà phịng Hà Nội trước kia được khởi cơng xây dựng từ năm 1958 và đi vào hoạt động từ năm 1960 theo giấy phép số 232 QĐ do Bộ Công nghiệp nặng cấp.
Theo thiết kế ban đầu thì sản phẩm của cơng ty gồm 3 mặt hàng chính: + Xà phịng bánh 72% với cơng suất thiết kế hàng năm là 3.000 tấn.
+ Xà phòng thơm với công suất thiết kế hàng năm là 1.000 tấn. + Kem đánh răng với công suất thiết kế hàng năm là 500.000 ống.
Ngoài ra Nhà máy còn sản xuất các loại mỹ phẩm và có các phân xưởng Glyxerin với công suất 1.000 tấn/năm phục vụ cho quốc phòng và y tế.
Từ năm 1960 đến năm 1990 Nhà máy hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ công nghiệp nặng, sản xuất - kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Việc tiêu thụ hàng hóa do Nhà nước bao tiêu nên sản phẩm của nhà máy hầu như tiêu thụ khắp cả nước (đặc biệt là các tỉnh miền Bắc), hầu như độc quyền về sản phẩm.
Từ năm 1991 trở lại đây do có sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có điều tiết vĩ mơ của Nhà nước, nhà máy được giao quyền tự chủ trong quản lý, sử dụng vốn kinh doanh.
Năm 1993 để phù hợp với luật tổ chức của công ty, Nhà máy Xà phòng Hà Nội đã đổi tên thành Cơng ty Xà phịng Hà Nội, thực hiện tổ chức quản lý và sản xuất theo mơ hình cơng ty.
Từ tháng 12 năm 1994 trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế cả nước, công ty đã liên doanh với hãng UniLever nước Anh. Tồn bộ cơng ty trước đây tách làm 2 doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp 1: Cơng ty Xà phịng Hà Nội. + Doanh nghiệp 2: Công ty liên doanh Lever - Haso.
Cơng ty Xà phịng Hà Nội đóng vai trò là cơng ty mẹ, hàng năm thu về một khoản lợi nhuận căn cứ vào giá trị vốn góp ban đầu (khoảng 36%).
Theo Quyết định số 248/2003/QĐ-BCN ngày 31/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp chuyển Cơng ty Xà phịng Hà Nội thành Cơng ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Cơng ty CP Xà phịng Hà Nội
2.1.2.1. Chức năng, ngành nghề kinh doanh chủ yếu - Công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp;
- Sản xuất gia công chất tẩy rửa dạng lỏng, xà phòng thơm cho Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam;
- Sản xuất kinh doanh hóa mỹ phẩm, bao bì và in nhãn mác trên sản phẩm; - Kinh doanh thực phẩm công nghệ, lương thực, thực phẩm đã qua chế biến; - Cho thuê văn phòng và kho tàng;
- Kinh doanh phân bón (trừ loại nhà nước cấm)./. 2.1.2.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
* Tổ chức bộ máy quản lý của Cơng ty
Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
(Nguồn: Phịng tài chính - kế tốn)
1. Đại hội cổ đơng: là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất cơng ty. 2. Chủ tịch HĐQT: do đại hội cổ đông bầu để quản trị hoạt động của Cty.
Hội đồng quản trị Ban Giám Đốc PGĐ kĩ thuật PGĐ kinh tế Phòng Kĩ thuật - Dự án Phịng Hành chính - TC Phịng TC - Kế tốn Phịng Kế hoạch - Thị trường Phân xưởng cơ điện Phân xưởng chai nhựa Phân xưởng nước rửa chén Phân xưởng xà phịng thơm Ban kiểm sốt
Đại hội đồng cổ đông
Phân xưởng bột
3. Giám đốc điều hành: do HĐQT bổ nhiệm để quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty.
4. Ban kiểm sốt: do Đại hội cổ đơng bầu để kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.
5. Phó giám đốc kỹ thuật: điều hành tồn bộ cơng tác sản xuất, chủ trì xây dựng kế hoạch tác nghiệp, phương án sản xuất kinh doanh.
6. Phó giám đốc kinh tế: phụ trách cơng tác đời sống tinh thần, chế độ chính sách đối với người lao động.
7. Phịng Kĩ thuật dự án: Theo dõi, kiểm tra kỹ thuật, tiến độ đạt chất lượng cao nhất; nghiên cứu công nghệ, máy móc, đào tạo và huấn luyện cho đội ngũ kỹ thuật, công nhân sản xuất của công ty.
8. Phịng kế tốn: tham mưu cho GĐ trong lĩnh vực quản lý tài chính, bảo tồn vốn cho cơng ty, cân đối chi tiêu, thu hồi công nợ, tham gia điều tiết vốn cho các đơn vị và hướng dẫn nghiệp vụ cho các phân xưởng sản xuất.
9. Phịng Hành chính - Tổ chức: Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên tồn cơng ty, giải quyết thủ tục và chế độ tuyển dụng thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu.
10. Phòng Kế hoạch - Thị trường: Tìm kiếm nguồn hàng cho công ty; phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược công ty; lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm từ các đơn hàng nhận được.
11. Xưởng sản xuất: Thực hiện quá trình chun mơn hóa, sản xuất những sản phẩm đặc thù của từng phân xưởng.
Ngồi ra cịn một số khối phòng ban khác. Mỗi khối phòng đều có chức năng nhiệm vụ riêng, có quan hệ với nhau và các ban chức năng ở dưới các đơn vị thành viên.
* Đặc điểm sản phẩm và công nghệ
Trong q trình hình thành và phát triển, Cơng ty ln quan tâm đến việc đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại, áp dụng điều khiển tự động nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của Cơng ty. Hiện nay, HASO sử dụng các công nghệ sản xuất tiết kiệm và bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất các sản phẩm chất tẩy rửa.
* Đối với sản phẩm Bột giặt:
Công ty sử dụng dây chuyền sản xuất của Mỹ với công suất 7.500 tấn/tháng, cơng suất sử dụng trung bình của Cơng ty là 8.000 tấn/tháng. Công ty cũng đã đầu tư xây dựng tháp bột giặt mới thay thế tháp bột giặt cũ và đưa vào sử dụng từ tháng 6/2015 với công suất 15 tấn/giờ.
Hiện nay, việc sản xuất Bột giặt được áp dụng theo 2 công nghệ là phun sấy hoặc trộn sống. Quy trình sản xuất bột giặt theo công nghệ phun sấy là quá trình phối trộn theo thứ tự và theo thời gian các loại nguyên liệu với nhau, sau đó dùng bơm cao áp phun bơm và phun ra với áp suất cao, đồng thời dùng nhiệt thơng qua lị sấy khơ trước khi đưa vào đóng bao. Quy trình sản xuất trộn sống là trộn tất cả các loại nguyên liệu dưới dạng đã được sấy khô với nhau. Các công ty sản xuất bột giặt tại Việt Nam thường áp dụng công nghệ phu sấy do phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định. HASO đang sử dụng công nghệ phun sấy trong sản xuất bột giặt với quy trình như sau:
Bước 1: Cho một lượng nước nhất định vào bồn trộn, sau đó cho các loại nguyên liệu khác vào bồn trộn và phối trộn với nhau để tạo thành dung dịch đặc dưới dạng kem.
Bước 2: Bộ phận kỹ thuật kiểm tra chất lượng dung dịch theo các thông số kỹ thuật và điều chỉnh cho phù hợp.
Bước 3: Bơm hỗn hợp dưới dạng kem lên đỉnh tháp thông qua bơm cao áp. Sử dụng lò đốt dầu đưa hơi nóng vào tháp phun sấy. Dung dịch dạng kem sẽ được phun và từ từ rơi từ đỉnh tháp xuống. Trong khi rơi hạt bột sẽ được khí nóng sấy khơ dưới dạng hạt và rơi xuống đáy tháp.
Bước 4: Bột rơi xuống đáy tháp bột nền được cung cấp thêm các chất trợ tẩy và hương liệu tạo mùi để tăng tính năng và công dụng cho bột giặt.
Bước 5: Đóng gói sản phẩm, hồn tất quy trình sản xuất. * Đối với sản phẩm Chất tẩy rửa lỏng
Bước 1: Nước được xử lý bằng cách trao đổi ion và chiếu tia cực tím để diệt khuẩn theo yêu cầu. Nước đã được xử lý đưa vào bồn.
Bước 2: Cho các loại hóa chất, phụ gia và màu vào bồn khuấy rồi quậy đều để hòa tan đều các nguyên liệu trên.
Bước 3: Cho chất thơm vào quậy đều sau đó bơm chuyển sang bồn ổn định chờ đóng gói.
Bước 4: Đóng thành phẩm và hồn thành quy trình sản xuất chất tẩy rửa lỏng. Bên cạnh việc cải tạo, đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất nhằm tăng năng suất, HASO cịn chú trọng đến việc bảo vệ mơi trường. Cơng ty đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất thải cơng nghiệp với hệ thống xử lý chất thải có thể thu hồi tối đa lượng bụi và khí thải lò đốt. Ngoài ra, HASO xử lý nước thải theo quy định của pháp luật trước khi xả ra cống. Bên cạnh đó, những ngun liệu HASO sử dụng ln đạt chuẩn, không gây hại đến da tay và sức khỏe người tiêu dùng.
Đào tạo đội ngũ cán bộ, cơng nhân sản xuất có nhiều kinh nghiệm, có trình độ quản lý và kiểm tra giám sát, ham thích học hỏi và tâm huyết với nghề thông qua việc tổ chức các khóa học, về quản lý chất lượng, an tồn lao động… cũng là hoạt động thường xuyên của Công ty nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ cơng nhân viên.
Hình 2.2: Quy trình sản xuất nước rửa chén
(Nguồn: Phòng kĩ thuật - dự án) Thùng trộn PVA HEC CMC Thùng trộn LAS Na2CO3 NaOH 30% Nước Thùng chứa
Kiểm tra, đóng gói sản phẩm
Hương chanh và màu
* Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty:
Các chất giặt rửa như bột giặt, kem giặt, nước gội đầu, xà phòng bánh, nước cọ rửa các loại, mỹ phẩm... là những sản phẩm quan trọng của Cơng nghiệp Hóa chất phục vụ dân sinh nói chung và là nhóm ngành hàng quan trọng của Tổng Cơng ty Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) nói riêng. Hiện nay, nhiều đơn vị thành viên thuộc VINACHEM đang tham gia sản xuất các chất giặt rửa, đó là các cơng ty cổ phần: Bột giặt LIX, Bột giặt NET, Xà phòng Hà Nội, Hóa chất Đức Giang, Phân bón và Hóa chất Cần Thơ, Hóa chất Việt Trì, Hóa chất Quảng Ngãi... Theo thống kê của VINACHEM, sản lượng sản xuất và gia cơng sản phẩm bình qn của các cơng ty này ln tăng mỗi năm trung bình 10%.
Các sản phẩm giặt rửa của VINACHEM khơng những có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang một số nước khác. Nếu như trước đây chỉ xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc (kem giặt) và Irăc (bột giặt) thì hiện nay thị trường xuất khẩu đã mở rộng đến các quốc gia như: Nhật Bản, Đài Loan, Singapo, Campuchia, Niu Dilân, Oxtraylia, một số nước châu Phi, Mađagaxca...
Trong những năm gần đây, đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu