Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xà phòng hà nội (Trang 84 - 85)

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CP

2.3.1. Những kết quả đạt được

Qua phân tích tình hình quản lý và sử dụng VKD tại Công ty cổ phần Xà phịng Hà Nội ta thấy, tình hình tài chính của Cơng ty trong giai đoạn 2013- 2017 tương đối ổn định. Khả năng tài chính tương đối lớn tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tận dụng được những cơ hội kinh doanh trước mắt. Những điều này góp phần làm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của Công ty. Tổng nguồn VKD của Công ty trong giai đoạn 2013-2017 được mở rộng.

Năm 2017, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhà nước cắt giảm đầu tư công; các tập đồn, Tổng cơng ty lớn bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế nên các dự án lớn mà Công ty đã ký hợp đồng sản xuất bị chậm hoặc gián đoạn; các dự án hồn thành chậm nghiệm thu, quyết tốn, thu hồi vốn với chủ đầu tư như: Dự án xây dựng nhà máy hóa chất Cần Thơ, Dự án nhà máy sản xuất chất tẩy rửa lỏng, Dự án xây dựng nhà máy hóa chất Việt Trì, ... Mặt khác, lãi suất vay vốn ngân hàng khá cao trong khi các chủ đầu tư chậm thanh tốn khối lượng hồn thành, cơng trình phát sinh vay vốn lớn làm tăng chi phí lãi vay 4.19 tỷ đồng tăng 5.08% so với năm 2016 và chiếm 9.16% doanh thu năm 2017, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Cơng ty.

Nhìn chung số liệu báo cáo tài chính của Cơng ty đã phản ánh tương đối trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị qua các năm báo cáo, cũng như kết quả hoạt động SXKD và luồng lưu chuyển tiền tệ kết thúc năm tài chính, phù

hợp vơi các chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các Quy định pháp lý có liên quan.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và tồn thể cán bộ cơng nhân viên, Công ty đã đảm bảo được tiến độ và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra trong năm 2013 và đề ra kế hoạch SXKD trong năm 2017.

Cơ cấu nguồn vốn của Cơng ty năm 2017 đã có những thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Công ty, tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu lên trong tổng nguồn vốn. Mặc dù thế, hệ số nợ cao thể hiện qua hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên trong giai đoạn 2013- 2017 chứng tỏ các khoản nợ của Cơng ty đều có tài sản đảm bảo, hệ số khả năng thanh tốn thể hiện Cơng ty có thể thanh tốn các khoản nợ đến hạn, do vậy luôn đảm bảo được chữ tín đối với nhà cung cấp hàng hóa. Với cơ cấu nguồn vốn như trên cho thấy Công ty đã phần nào biết kết hợp giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn chủ sở hữu để vừa có khả năng mở rộng hoạt động SXKD mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty.

Tương quan giữa cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản năm 2017 thể hiện Công ty đã huy động nguồn vốn dài hạn đầu tư cho TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn mà còn tài trợ đáng kể cho tài sản lưu động và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Đây chính là chính sách tài trợ mang lại sự ổn định và an tồn về mặt tài chính. Vì thế, năm qua Cơng ty đã thực hiện được nguyên tắc cân bằng tài chính.

Năm qua Cơng ty đã huy động được một lượng vốn lớn phục vụ cho hoạt động SXKD.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xà phòng hà nội (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)