Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội trong những năm tới được xây dựng được dựa trên các thông tin về bối cảnh trong nước và quốc tế.
3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế
Kinh tế - xã hội năm 2017 diễn ra trong bối cảnh thị trường tồn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại tồn cầu sụt giảm do cơng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thơ giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,68% so với năm 2016, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%; quý IV tăng 7,01%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2013-2016, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Trong mức tăng 6,68% của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2016, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm.
3.1.1.1. Thuận lợi
Việt Nam là quốc gia ổn định về chính trị xã hội, đây là nền tảng vững chắc và nhân tố thuận lợi lớn nhất cho việc thực hiện nền kinh tế mở của đất nước. Bước sang thế kỷ XXI kinh tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới. Đất nước đang vươn mình trước nhiều thời cơ vận hội.
Việt Nam bắt đầu đổi mới nền kinh tế thì thể chế kinh tế thị trường đã hình thành và vận hành có hiệu quả; những cơ chế chính sách ban đầu đã đi vào cuộc sống, phát huy tích cực. Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã được cải thiện đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực; chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực được nâng cao. Đặc biệt quan hệ quốc tế mở rộng, thúc đẩy quá trình đầu tư, tăng khả năng tiếp cận các cơng nghệ tiên tiến. Q trình tồn cầu hóa, khu vực hóa sẽ được thúc đẩy nhanh hơn, tạo điều kiện cho tăng cường hợp tác giữa các nước, mở rộng thị trường. Tham gia hội nhập, các doanh nghiệp sẽ được hưởng môi trường chung, tự do và thơng thống hơn trong chu chuyển thương mại hàng hóa và dịch vụ có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Việc mở cửa thị trường và giảm bớt sự phân biệt trong đối xử quốc gia giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du nhập, chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và cơng trình đặc biệt là các cơng trình đòi hỏi kỹ thuật cao. Do sự phát triển của khoa học và cơng nghệ cùng với q trình tồn cầu hóa làm giảm chi phí vận tải và liên lạc. Máy tính cá nhân, điện thoại di động, thư điện tử, internet vv... cho phép truyền thông tin nhanh hơn, cho nhiều người hơn. Mạng lưới dày đặc các đường hàng không và đại lý vận chuyển hàng hóa cũng làm giảm đáng kể chi phí buôn bán với các đối tác ở các châu lục.
Riêng đối với các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu mở rộng sang nước ngồi trong q trình hội nhập. Các nước trên thế giới hiện nay ln tìm kiếm các doanh nghiệp sản xuất có khả năng đáp ứng đòi hỏi nhất định về kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm, sản xuất được những mặt hàng chiến lược phục vụ cho nguồn cầu. Hiện nay thế và lực
của Việt Nam trên trường quốc tế đã mạnh lên nhiều. Bên cạnh những cơ hội lớn Việt Nam cũng phải đối đầu với nhiều thách thức, những rào cản đáng kể trong việc phát triển đất nước.
3.1.1.2. Khó khăn
Trong q trình phát triển kinh tế mở, nhiều yếu tố kinh tế thị trường chưa được thiết lập đồng bộ đang gây cản trở cho các hoạt động sản xuất vốn còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ bé, trình độ cơng nghệ nhìn chung còn tụt hậu khá xa so với khu vực và thế giới, khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Đây là những cản trở cần giải quyết ngay vì ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Khả năng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp so với yêu cầu trong khi hội nhập kinh tế đã bước sang giai đoạn quyết liệt và gay gắt hơn. Trong khi đó thì tình hình chính trị khu vực và thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; các thế lực phản động quốc tế tiếp tục tìm cách chống phá hòng gây mất ổn định chính trị - xã hội nước ta. Q trình phân cơng lại lao động quốc tế và tổ chức nền kinh tế thế giới sẽ là một thách thức lớn đối với nước ta. Quá trình này dẫn đến cạnh tranh quốc tế gay gắt và quyết liệt hơn do trình độ hội nhập kinh tế quốc tế cao hơn một bước.
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào thực
hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đều nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp ngày càng cao. Năm 2017 khép lại ghi nhận những nỗ lực cố gắng mà tập thể cán bộ cơng nhân viên tồn công ty đã đạt được trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn cũng như nhấn mạnh những mặt hạn chế cần khắc phục. Nhằm tạo đà cho những bước phát triển trong những năm tiếp theo, lãnh đạo và cán bộ tồn cơng ty đã đưa ra một số phương hướng phát triển chính của công ty trong những năm tới. Sau đây là một số định hướng phát triển cơng ty:
+ Tiếp tục hồn thiện bộ máy quản lý.
+ Phát triển trở thành Công ty mạnh, mở rộng thị trường tiêu thụ. Liên doanh liên kết thêm với nhiều bạn hàng quốc tế để tìm kiếm và mở rộng nguồn cung cấp
sản phẩm tốt, đạt chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Xây dựng, nâng cao năng lực bộ máy quản lý về mọi mặt. Thu nhập của cán bộ cơng nhân viên tăng bình qn 10-20% mỗi năm
+ Bám sát mục tiêu chung của năm 2017: “AN TOÀN - ĐỔI MỚI - TĂNG TRƯỞNG - HIỆU QUẢ”.
+ Tiến hành đầu tư đôi mới TSCĐ, thay thế những tài sản cũ không còn giá trị sử dụng hay giá trị sử dụng thấp không đáp ứng nhu cầu sản xuất.
+ Cùng với kế hoạch tăng doanh thu, Công ty tiếp tục đẩy mạnh mức tăng về lợi nhuận, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
+ Phát huy cao độ mọi nguồn lực để năng cao năng lực cạnh tranh, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững của cơng ty, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển công ty trở thành một Công ty sản xuất chất tẩy rửa lớn mạnh tại Hà Nội và khu vực Miền Bắc.
Để cụ thể hóa hơn nữa, nhằm hướng tới các phương hướng trên, trong công tác tô chức quản lý và năng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình, Cơng ty đã đề ra mục tiêu cụ thể từng bước như sau (giai đoạn 2018-2023)
- Tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 25%/năm;
- Tăng trưởng lợi nhuận đạt 30%/ năm;
- Thu nhập bình quân 6trđ/ người/ tháng;
- Tổ chức huy động đảm bảo đầy đủ kịp thời VLĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho từng thời kỳ và lựa chọn các phương pháp, hình thức huy động phù hợp đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động của Công ty. Cố gắng tăng tốc độ luân chuyển VLĐ trong năm tới. Tổ chức sử dụng vốn lưu động tiết kiệm và hiệu quả kết hợp với quản lý chặt chẽ hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả, các khoản thu chi, các khoản đảm bảo khả năng thanh tốn, góp phần khơng ngừng năng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
- Thường xuyên giám sát, kiểm tra chặt chẽ sự vận động và luân chuyển của vốn kinh doanh. Phát hiện và xác định kịp thời những tồn tại và những vướng mắc
làm chậm tốc độ luân chuyển của vốn kinh doanh để từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
Ngồi ra, theo thống kê từ Tập đồn Hóa chất Việt Nam, trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cơng nghiệp bình qn của các cơng ty trong Tập đồn là 12%. Đây là một tốc độ tăng trưởng ổn định và đều trong thời gian qua, dự kiến trong năm 2018 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 12%.
Hiện nay, các đơn vị trong Tập đồn Hóa chất đều chủ trương giữ vững thị phần trong nước, chú trọng phát triển các sản phẩm mang nhãn hiệu của cơng ty và có những chiến lược riêng để phát triển những phân khúc thị trường phù hợp cho sản phẩm của mình. Ngồi ra, cơ hội hợp tác gia công cho các đối tác là các công ty đa quốc gia kinh doanh hàng tiêu dùng, sản xuất theo nhãn hàng riêng cho các hệ thống bán lẻ còn rất lớn.
Về triển vọng xuất khẩu của ngành trong năm 2018 được cho là khả quan. Trong bối cảnh xu hướng sự dịch chuyển của các đơn hàng sản xuất theo nhãn hàng riêng từ các nước châu Á khác sang Việt Nam đang hình thành rõ nét, nếu tận dụng tốt thời cơ này thì các cơng ty Việt Nam có thêm cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên thị trường châu Âu vẫn là một thị trường chưa thể tiếp cận đối với các công ty trong ngành. Theo các chun gia, các cơng ty nên có biện pháp đưa trực tiếp hàng Việt Nam vào các chuỗi siêu thị lớn ở châu Âu, bởi khi xuất khẩu trực tiếp tại các chuỗi siêu thị, hàng hóa Việt Nam có thể đưa sang các nước khác thuộc chuỗi siêu thị đó. Chẳng hạn như Metro có mặt tại 32 nước trên thế giới, riêng ở châu Âu có hơn 20 nước, nếu hàng hóa Việt Nam vào được Metro tại Đức thì có thể xâm nhập được vào hệ thống Metro tại các nước châu Âu khác. Đây cũng là một hướng đi mà HASO đã xác định và đang xúc tiến.
Theo định hướng phát triển Ngành Hóa chất nói chung, kế hoạch phát triển của VINACHEM đối với các sản phẩm chất tẩy rửa đến năm 2020 là đạt sản lượng 800.000 tấn chất tẩy rửa các loại cho thị trường trong nước; đa dạng hóa các loại sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường; sản phẩm sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao. Theo Quy hoạch phát triển Ngành, công tác phát triển được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đến hết năm 2020: đáp ứng toàn bộ nhu cầu về bột giặt, kem giặt, xà phòng thơm, nước cọ rửa cho thị trường trong nước; Đầu tư một nhà máy LAB công suất 50.000 tấn/ năm cung cấp cho các cơ sở sản xuất LAS; Nghiên cứu đầu tư một hoặc hai nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm cao cấp.
- Giai đoạn 2020 - 2025: trên cơ sở phát triển của cơng nghiệp hóa chất, nghiên cứu sản xuất một số chủng loại chất hoạt động bề mặt khác.
Căn cứ vào định hướng này, các đơn vị sản xuất nhóm ngành hàng này thuộc VINACHEM đang tập trung xây dựng một số cơ sở sản xuất hiện đại, đầu tư vào công nghệ tiên tiến và thông dụng trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu cả về sản lượng lẫn chất lượng không chỉ ở thị trường nội địa mà cả cho xuất khẩu.