Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xà phòng hà nội (Trang 85 - 91)

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CP

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

* Những hạn chế:

Có thể nói hiệu quả sử dụng VKD của Công ty mặc dù đạt được những kết quả đáng tự hào so với những doanh nghiệp cùng ngành, song cịn có những vấn đề Cơng ty cần phải khắc phục để trong thời gian tới Công ty đạt kết quả tốt hơn. Cụ thể là:

Trong cơ cấu nợ phải trả của Cơng ty thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ phải trả mà nguồn vốn ngắn hạn này hầu như huy động từ ngân hàng

nhằm mục đích đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục. Tuy nhiên, sẽ phát sinh chi phí lãi vay hàng tháng của Công ty để thanh toán các khoản vay này nên gánh nặng nợ sẽ tăng lên.

Việc cơ cấu vốn chưa hợp lý, tỷ trọng nợ phải trả quá cao và tăng dần trong những năm gần đây, trong khi vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm nên dẫn đến khả năng tự chủ về vốn là chưa cao.

Tỷ lệ dự trữ hàng tồn kho chưa hợp lý: Tốc độ luận chuyển hàng tồn kho tăng trong khi hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong VLĐ và tăng dần trong những năm gần đây. Lượng hàng tồn kho tăng lên làm tăng chi phí và ứ đọng vốn của doanh nghiệp, hơn nữa hàng hóa tồn kho chưa được lưu thơng nên chưa có khả năng sinh lời, do vậy dẫn đến mặc dù cơng ty đã có cố gắng trong cơng tác quản lý hàng tồn kho nhằm tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhưng do trữ lượng hàng tồn kho quá lớn, mặt khác giá vốn hàng bán tăng lên nhanh hơn lượng hàng tồn kho cùng với đó chi phí để dự trữ hàng tồn kho cùng với đó cũng sẽ tăng lên, gây ứ đọng vốn dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Công tác quản lý, thu hồi công nợ chưa được tốt, thể hiện: số vòng quay các khoản phải thu giảm, kỳ thu tiền bình qn tăng lên khiến cho vốn của Cơng ty bị ứ đọng lâu hơn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Trong VLĐ thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất cao mà chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, vốn bị ứ đọng, không sinh lời trong khi vẫn làm phát sinh các chi phí liên quan như chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, chi phí sử dụng vốn, tăng tiền lãi vay phải trả ngân hàng. Cơng ty cần có biện pháp thu hồi nợ và quản lý sát sao khoản nợ của khách hàng để cải thiện dần hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.

Công ty đang tiến hành đầu tư cùng một lúc vào nhiều cơng trình, dự án lớn. Điều này có thể tạo hiện tượng tăng trưởng nóng, gây áp lực về tài chính cho Cơng ty. Hơn nữa, có những dự án đang trong giai đoạn thi công, xây dựng nên không những chưa tạo ra được doanh thu mà cịn phát sinh thêm các khoản mục chi phí. Hiện nay Cơng ty đang có tỷ trọng nợ phải trả rất cao trong tổng nguồn vốn, do vậy Công ty cần cân nhắc đầu tư vào những dự án trọng điểm, không dàn trải tránh mất an tồn về mặt tài chính.

* Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan:

Mặc dù cơ cấu sản xuất trong những năm qua tuy có chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng còn ở mức thấp chưa vững chắc. Mức độ cạnh tranh vẫn diễn biến phức tạp, ngày càng gay gắt hơn, tình trạng giảm giá mạnh trong các gói thầu cịn phố biến. Cơ chế chính sách chưa ổn định, còn nhiều ách tắc, phiền hà, đặc biệt là các điều luật trong Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật đất đai, Luật thuế GTGT mới ban hành, thay đổi khiến doanh nghiệp cần có thời gian chuẩn bị để thích ứng với những thay đổi này. Nguồn vốn sở hữu của Cơng ty cịn thấp vì vậy vốn để đầu tư vào TSCĐ chưa cao so với nhu cầu SXKD của Cơng ty, trong khi tình hình quyết toán của các dự án nhà máy sản xuất vẫn cịn chậm dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng tại các dự án vẫn cao, làm ảnh hưởng đến sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cũng bị ảnh hưởng nhiều.

Về nguồn nhân lực: Cơng ty vẫn cịn nhiều bất cập trong vấn đề tuyển dụng đội ngũ nhân lực có trình độ kỹ thuật và quản lý chất lượng cao. Do cùng lúc tham gia một loạt các dự án lớn nên Công ty đã phải tuyển dụng thêm số lượng lao động lớn. số lượng lao động này chủ yếu là sinh viên mới ra trường, tuổi đời còn trẻ (bình quân xấp xỉ 24 tuổi), tuổi nghề cũng thấp, ý thức tổ chức kỷ luật còn hạn chế, là một trong những nguyên nhân dẫn tới năng suất lao động chưa cao. Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của công việc của ngành cơng nghiệp hóa chất là độc hại hơn so với các ngành khác và thường xuyên phải tiếp xúc nên một bộ phận không nhỏ lao động mới được tuyển dụng sau khi làm được một thời gian thì bỏ việc, chấm dứt họp đồng lao động. Vì vậy, số lượng lao động trực tiếp ln có sự thiếu hụt, gây khó khăn cho Cơng ty trong việc đảm bảo tiến độ thực hiện.

Bên cạnh đó, cơng ty vẫn chưa làm tốt công tác thu hồi nợ là nguyên nhân dẫn đến việc giảm tốc độ lưu chuyển VLĐ, một bộ phận lớn vốn của Công ty bị khách hàng và các đơn vị nội bộ chiếm dụng. Kéo theo là tình trạng vay nợ từ các tổ chức tài chính và hệ thống ngân hàng của Công ty sẽ tăng lên và tất nhiên Công ty đang phải gánh chịu một khoản lãi vay không nhỏ từ các khoản vay này.

Công ty chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. Việc tính tốn các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hầu như là khơng có. Chính điều này dẫn đến việc đánh giá không chính xác những thiếu sót trong việc sử dụng TSCĐ và từ đó khơng thể đưa ra những giải pháp đúng đắn, kịp thời. Bên cạnh đó, lượng máy móc thiết bị. đặc biệt là cơng cụ dụng cụ cầm tay tỷ lệ hư hỏng cịn cao, cơng tác bảo quản và giữ gìn tài sản của Cơng ty cũng chưa tốt, hiệu suất sử dụng máy móc một số nơi cũng thấp gây lãng phí. Hơn nữa, máy móc thiết bị của Cơng ty đã hao mòn nhiều, trong khi Cơng ty lại chưa có sự bổ sung kịp thời, dẫn đến mất cân đối tỷ trọng của VCĐ trên tổng VKD.

Trong năm 2017, tiến độ một số dự án mà Công ty tham gia đầu tư sản xuất còn bị lùi so với kế hoạch nên đã bị ảnh hưởng không nhỏ tới việc điều động phương tiện, dụng cụ như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất... Ngoài ra cũng ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn, góp phần làm chi phí tăng cao.

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối trong VLĐ và trong năm qua có xu hướng tăng lên, lượng hàng tồn kho làm tăng chi phí, ứ đọng vốn của doanh nghiệp, hơn nữa hàng tồn kho chưa được lưu thơng nên chưa có khả năng sinh lời, do vậy dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu giảm, trong VLĐ thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất cao mà phải thu của khách hàng là chủ yếu, như vậy Công ty đã bị chiếm dụng vốn quá lớn tập trung ở các khoản phải thu của khách hàng nên làm tăng chi phí như: chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, chi phí sử dụng vốn, chi phí lãi vay dẫn đến ứ đọng VKD.

- Nguyên nhân khách quan:

Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn nên có nhiều sự biến động lớn, có ảnh hưởng đến ngành sản xuất khiến giá cả nguyên vật liệu tăng cao, làm cho chi phí sản xuất lớn. Sự cạnh tranh trong ngành đang diễn ra ngày càng gay gắt. Khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển không ngừng đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến trang thiết bị, máy móc hiện đại để đẩy nhanh tiến độ sản xuất tại các dự án đang triển khai.

Hệ thống các văn bản trong Ngành sản xuất hóa chất thay đổi thường xuyên khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc áp dụng, triển khai các dự án trung và dài hạn.

Từ thực tế này, Cơng ty cần nhìn nhận và đánh giá lại hoạt động SXKD nói chung và tình hình tổ chức quản lý và sử dụng VKD nói riêng để tìm ra những giải pháp hữu hiệu và cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng VKD của Công ty trong giai đoạn tới. Đây là mục tiêu phát triển lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Kết luận chương 2

Như vậy, chương 2 đã trình bày và phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội giai đoạn 2013-2017 thơng qua tình hình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn của Cơng ty, những khó khăn và thuận lợi của Cơng ty trong thời gian qua. Đó là cơ sở để xây dựng và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho Công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội. Cơ cấu nguồn vốn của Cơng ty năm 2017 đã có những thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Công ty, tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu lên trong tổng nguồn vốn. Mặc dù thế, hệ số nợ cao thể hiện qua hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên trong giai đoạn 2013- 2017 chứng tỏ các khoản nợ của Cơng ty đều có tài sản đảm bảo, hệ số khả năng thanh tốn thể hiện Cơng ty có thể thanh tốn các khoản nợ đến hạn, do vậy luôn đảm bảo được chữ tín đối với nhà cung cấp hàng hóa. Với cơ cấu nguồn vốn như trên cho thấy Công ty đã phần nào biết kết hợp giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn chủ sở hữu để vừa có khả năng mở rộng hoạt động SXKD mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty.

Trong cơ cấu nợ phải trả của Cơng ty thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ phải trả mà nguồn vốn ngắn hạn này hầu như huy động từ ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục. Tuy nhiên, sẽ phát sinh chi phí lãi vay hàng tháng của Cơng ty để thanh tốn các khoản vay này nên gánh nặng nợ sẽ tăng lên.

Việc cơ cấu vốn chưa hợp lý, tỷ trọng nợ phải trả quá cao và tăng dần trong những năm gần đây, trong khi vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm nên dẫn đến khả năng tự chủ về vốn là chưa cao; Tỷ lệ dự trữ hàng tồn kho chưa hợp lý cũng như công tác quản lý, thu hồi công nợ chưa được tốt.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN XÀ PHỊNG HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xà phòng hà nội (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)