C hiểu văn bản:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) hạn chế lỗi chính tả trong bộ môn ngữ văn của học sinh lớp 7a qua việc sử dụng bảng phụ (Trang 47 - 50)

1) Câu 1 :

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

 Nhịp 4/3  Tả niềm chờ đợi bạn đến chơi đã lâu

 Quan hệ gần gũi thân mật cởi mở trân trọng.  Hồ hởi vui mừng 2) Sáu câu thơ tiếp :

(?) Ý nghĩa của câu Trẻ thời đi vắng... là gì? (Trẻ không có nhà để sai bảo, không gần chợ để mua sắm thứ này thứ khác mà đãi bạn cho đàng hoàng, sang trọng cho xứng với tấm lòng người bạn không quản đường xa...)

(?) Tiếp đãi bạn sang trọng không được, những câu tiếp theo tác giả trình bày việc tiếp đãi bạn theo cách nào? (Cây nhà lá vườn)

(?) Tiếp bạn bằng cây nhà lá vườn chủ nhà lại tiếp tục gặp hoàn cảnh khó khăn gì ? (Ao sâu không bắt được cá; vườn rộng không bắt được gà; trong vườn có đủ các loại rau nhưng còn ở dạng tiềm ẩn... Ngay cả miếng trầu là nghi lễ tối thiểu nhất cũng không có nốt)

(?) Em có nhận xét gì về lối nói của tác giả ?

(?) Ngoài lối nói hóm hỉnh đùa vui ở đây tác giả còn sử dụng BPNT gì nữa?

(?) Theo em bằng cách dựng lên một hoàn cảnh như thế và được kể bằng giọng cười hóm hỉnh, nhà thơ muốn bày tỏ điều gì?

*) GV giảng: Nguyễn Khuyến đang làm quan cho triều Nguyễn, nhưng ông đã cáo quan về ở ẩn, sống trong cảnh nghèo thanh bạch của các nhà nho và vui với cảnh nghèo đó. Song ở đây tác giả không chỉ bày tỏ tâm trạng đó, câu thơ cuối cho ta biết điều sâu sắc mà tác giả định nói.

* HS đọc câu thơ cuối

(?) Cụm từ ta với ta có ý nghĩa gì ? (Cụm từ ta với ta là tôi với bạn, chỉ có hai ta thôi nhưng tuy hai mà một: một lẽ sống, một nhân cách, một tình bạn đậm đà, sâu sắc,...)

* Câu hỏi thảo luận nhóm :

Cụm từ “ ta với ta” trong văn bản “Bạn đến chơi

nhà” có gì khác với “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” ?

Giáo viên tiếp tục cho học sinh thay đởi thư kí và trình bày lên bảng phụ nhóm sau đó treo lên bảng

 NT đối ở 2 câu thực và luận

 Lối nói đùa vui hóm hỉnh thân mật, cường điệu đến mức tối đa Ngôn ngữ thuần Việt giản dị mà tinh tế

3) Câu thơ cuối:

Bác đến chơi đây, ta với ta

 Cụm từ ta với ta, chỉ có hai ta thôi nhưng tuy hai mà một  Thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách

=> Khẳng định tình bạn cao đẹp chân thành

chính.

Trong quá trình thư kí các nhóm viết giáo viên lưu ý các em về lỗi chính tả.

Giáo viên tiến hành cho học sinh thảo luận nhóm trong thời gian 6 phút

Sau đó giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh sửa bài và sửa lỗi chính tả.

Ở bài Qua Đèo Ngang thì ta được dùng với nghĩa chỉ số ít. Trong Bạn đến chơi nhà được dùng với nghĩa chỉ số ít và số nhiều. Đó chính là tác giả và người bạn của mình. Do vậy“ ta với ta” ở đây là sự gắn bó. Còn Qua Đèo Ngang, “ ta với ta” là sự cô đơn lẻ loi.

 Hoạt động 3: Tổng kết

(?) Em hãy khái quát các ND biểu cảm trong baì thơ naỳ? (?) Bài thơ đã khẳng định được một tình bạn ntn ?

* GV gọi HS đọc ghi nhớ Sgk

 Hoạt động 4: Luyện tập * Gọi HS đọc BT 1a/106

(?) Em hãy so sánh ngôn ngữ bài thơ Bạn đến chơi nhà với đoạn thơ Sau phút chia li ?

III - Tổng kết :

*) Ghi nhớ : (Sgk)

IV- Luyện tập :

4) Củng cố :

- Đọc lại bài thơ và cho biết cuộc sống của TG & tình cảm của ông đối với bạn ?

- Nhắc lại những lỗi chính tả mà các em mắc phải trong tiết học.

5) Dặn dò :

- Về nhà viết lại những từ sai lỗi chính tả vào vở soạn, mỗi từ sai viết lại 10 lần. - Học thuộc lòng bài thơ & phần ghi nhớ Sgk

Tiết 33 : CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ I/ Mục tiêu cần đạt :

- Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ & cách sửa lỗi. - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh .

- Phát hiện & chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ. - Tự giác, ham học hỏi.

*) Giáo dục kĩ năng sống :

- Ra quyết định, lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận & chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ .

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) hạn chế lỗi chính tả trong bộ môn ngữ văn của học sinh lớp 7a qua việc sử dụng bảng phụ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)