Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) hạn chế lỗi chính tả trong bộ môn ngữ văn của học sinh lớp 7a qua việc sử dụng bảng phụ (Trang 61 - 71)

của bài văn biểu cảm:

1) Liên hệ hiện tại với tương lai: * Đoạn văn: Cây tre Việt Nam (Thép Mới)

- Công dụng: nứa tre còn mãi, chia bùi sẻ ngọt, vui hạnh phúc, hoà bình. - Tương lai: Ngày mai ... nhưng ...

tre xanh vẫn là bong mát… Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.

2) Hồi tưởng quá khứ & suy nghĩ về hiện tại:

* Đoạn văn: Người ham chơi

- Đoạn văn nói về sự say mê con gà đất của n/v tôi.

- Hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai. - Gợi lên những cảm xúc

3) Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước:

* Đoạn văn: trích trong Những tấm

lòng cao cả (E. A-mi-xi)

- Đoạn văn nói về tình cảm yêu mến cô giáo của tác giả.

huống, hứa hẹn và gợi lại kỉ niệm)

(?) Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam Tổ quốc đã giúp TG thể hiện tình cảm gì ?

(?) TG đã thể hiện tình yêu đất nước & bày tỏ khát vọng thống nhất đất nước bằng cách nào ? (liên tưởng, mong ước)

*) GV chốt : Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước cũng là một cách bày tỏ tình cảm đối với con người và sự vật.

* HS đọc đoạn văn.

(?) Đoạn văn MT và biểu cảm về đối tượng nào?

(?)Đoạn văn đã MT đặc điểm gì của u ? Tác giả miêu tả bóng dáng & khuôn mặt của U để làm gì? Vậy TG đã biểu cảm gì?

(?) Để MT và biểu cảm được như vậy thì TG phải làm gì? (Quan sát & suy ngẫm).

*) GV chuyển ý: Vừa rồi chúng ta đã đi tìm hiểu những cách lập ý cho bài văn BC

(?) Để tạo lập ý cho bài văn BC & khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, thì người viết cần phải làm gì ?

* HS đọc ghi nhớ (Sgk/ 121)

 Hoạt động 2 : Luyện tập

* Câu hỏi thảo luận nhóm :

Em hãy lập dàn bài cho đề: Cảm xúc về vườn nhà.

Giáo viên tiếp tục cho học sinh thay đởi thư kí và trình bày lên bảng phụ nhóm sau đó treo lên bảng chính.

4) Quan sát, suy ngẫm:

* Đoạn văn: Trích trong Cỏ dại của Tô Hoài.

* Ghi nhớ: (Sgk/ 121 ).

B- Luyện tập:

1) Tìm hiểu đề & tìm ý : 2) Lập dàn bài :

a- MB: Giới thiệu vườn & tình cảm đối với vườn nhà.

b- TB: MT vườn & lai lịch của vườn.

Trong quá trình thư kí các nhóm viết giáo viên lưu ý các em về lỗi chính tả.

Giáo viên tiến hành cho học sinh thảo luận nhóm trong thời gian 10 phút

Sau đó giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh sửa bài và sửa lỗi chính tả.

* Lập dàn bài :

a- MB: Giới thiệu vườn & tình cảm đối với vườn nhà.

b- TB: MT vườn & lai lịch của vườn.

- Vườn & cuộc sống vui, buồn của gia đình. - Vườn & lao động của cha mẹ.

- Vườn qua 4 mùa.

c- KB: Cảm xúc về vườn nhà.

- Vườn & cuộc sống vui, buồn của gia đình.

- Vườn & lao động của cha mẹ. - Vườn qua 4 mùa.

c- KB: Cảm xúc về vườn nhà.

4) Củng cố :

- GV hệ thống lại kiến thức toàn bài.

- Nhắc lại những lỗi chính tả mà các em mắc phải trong tiết học. 5) Dặn dò :

- Về nhà viết lại những từ sai lỗi chính tả vào vở soạn, mỗi từ sai viết lại 10 lần. - Học thuộc ghi nhớ, lập dàn ý đề bài: Cảm nghĩ về người thân.

- Chuẩn bị văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Tiết 37 : Văn bản : CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH (Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch )

- Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch. - Nghệ thuật đối & vai trò của câu kết trong bài thơ.

- Đọc – hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt. - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.

- Đồng cảm với nỗi xa quê của nhà thơ

II/ Phương pháp :

- Hỏi đáp, thuyết trình

III/ Các bước lên lớp :

1) Ổn định lớp : 2) Kiểm tra bài cũ :

3) Bài mới : Giới thiệu bài :

TIẾN TRÌNH TỞ CHỨC CÁC HOẠT ĐỢNG GHI BẢNG

 Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung

(?) Chúng ta đã được làm quen với nhà thơ Lí Bạch qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư. Vậy em hãy nhắc lại một vài nét về TG Lí Bạch ?

(?) Vì sao Lí Bạch lại được mệnh danh là Tiên thơ ? (Làm thơ rất nhanh & rất hay)

*) GV nói chậm : Lí Bạch thường viết về đề tài: chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu, tình bạn.

(?) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh thuộc đề tài nào?

* GV hướng dẫn đọc: Giọng chậm, buồn để thể hiện được tình cảm nhớ quê của TG, nhịp 2/3.

* GV giải nghĩa yếu tố Hán Việt (bảng phụ). * Giải thích từ khó: HS đọc chú thích.

(?) Dựa vào số câu, số tiếng trong bản phiên âm & bản dịch thơ, em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào? Bài thơ có vần không? Vần ở đâu? (câu 2,4).

I-Tìm hiểu chung :

1) TG: Lí Bạch (Sgk/ 111).

2) TP : Bài thơ do Tương Như dịch, in trong thơ Đường -Tập II (1987).

- Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể.

(?) Ta đã gặp thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở bài thơ nào? (Phò giá về kinh - Trần Quang Khải)

*) GV chuyển ý: Bây giờ chúng ta đi tìm hiểu bài thơ theo bố cục 2/2.

 Hoạt động 2 : Tìm hiểu VB

* HS đọc 2 câu đầu ở bản phiên âm và bản dịch thơ.

(?) Hai câu đầu tả cảnh gì, ở đâu ? (Tả cảnh ánh trăng, ở đầu giường: sàng tiền, nguyệt)

(?) Cảnh ánh trăng được MT qua những từ ngữ nào ? (minh, quang, sương)

(?) Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của TG ? (?) Những từ đó đã gợi tả ánh trăng ntn ?

*) GV bình: Chữ “sàng” cho thấy trăng sáng đầu giường, nghĩa là nhà thơ đang nằm trên giường thao thức không ngủ được. Chữ “nghi” : ngỡ là, tưởng là và chữ sương đã xuất hiện một cách tự nhiên, hợp lí. Vì trăng quá sáng trở thành màu trắng giống như sương là điều có thật.

(?) 2 câu thơ đầu gợi cho ta thấy vẻ đẹp của trăng ntn? (?) 2 câu thơ đầu chỉ thuần tuý tả cảnh hay vừa tả cảnh, vừa tả tình ?

*) GV giảng : Từ “nghi” chỉ trạng thái của nhân vật trữ tình, ẩn chứa tình cảm của thi nhân, vừa tả trạng thái bâng khuâng, ngỡ ngàng, vừa tả cử chỉ của người đang nằm trên giường cúi đầu xuống nhìn mặt đất, nhìn vào mông lung, nhớ đất, nhớ người. Đó chính là tả tình.

*) GV chuyển ý: 2 câu thơ đầu vừa tả cảnh, vừa tả tình, còn 2 câu cuối thì sao?

* HS đọc 2 câu thơ cuối (Bản phiên âm và dịch thơ). (?) Hai câu cuối tả cảnh hay tả tình?

(?) Cảnh và tình được tả thông qua những từ ngữ nào? (Cảnh: minh nguyệt, tình: tư cố hương)

II – Đọc – hiểu VB :

1) Hai câu thơ đầu:

 Sử dụng một loạt các từ ngữ gợi tả ánh trăng rất sáng giống như sương trên mặt đất.

=> Gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh.

(?) Cử đầu và đê đầu là chỉ hành động của ai? (Chỉ hành động của n/v trữ tình)

(?) Hai hành động này ntn với nhau ? (đối nhau)

(?) Đối có tác dụng gì? (Làm cho câu thơ cân đối, nhịp nhàng)

(?) Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của TG? (?) Việc sử dụng một loạt động từ như vậy có tác dụng gì? (?) Vì sao TG nhìn trăng sáng lại gợi nỗi nhớ quê ? (Dựa vào chú thích Sgk/ 124).

(?) Nhan đề của bài thơ là Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh), vậy cảm nghĩ mà TG muốn thể hiện trong bài thơ là cảm nghĩ gì ?

 Hoạt động 3 : Tổng kết

(?) Cách sử dụng từ ngữ của TG có gì đáng chú ý ?

(?) Qua 2 bài thơ Xa ngắm thác núi Lư & Cảm nghĩ trong

đêm thanh tĩnh, em hiểu thêm gì về tâm hồn và tài năng

của Lí Bạch?

 Hoạt động 4 : Luyện tập * Câu hỏi thảo luận nhóm :

Em hãy chỉ ra các động từ có trong bài thơ ? Tìm chủ

ngữ cho các động từ ấy ? Chúng bị lược bỏ nhằm mục đích gì ?

Giáo viên tiếp tục cho học sinh thay đởi thư kí và trình bày lên bảng phụ nhóm sau đó treo lên bảng chính.

Trong quá trình thư kí các nhóm viết giáo viên lưu ý các em về lỗi chính tả.

Giáo viên tiến hành cho học sinh thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút.

Sau đó giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh sửa bài và sửa lỗi chính tả.

2) Hai câu thơ cuối:

 Sử dụng một loạt động từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật - Gợi tả tâm trạng buồn, nhớ quê hương. => Tình yêu và nỗi nhớ quê da diết.

IV-Tổng kết:

*) Ghi nhớ : ( Sgk/ 124 ). - Từ ngữ giản dị, tinh luyện.

- MT kết hợp với biểu cảm.

- Động từ: Nghi, cử, vọng, đê, tư (ngỡ, ngẩng, nhìn, cúi, nhớ)

- CN là nhân vật trữ tình (nhà thơ) bị tỉnh lược. Đó là điều tạo nên sự thống nhất, liền mạch của các câu thơ, bài thơ. 4) Củng cố :

- Đọc lại bài thơ cho biết tình cảm của TG được thể hiện trong bài? - Nhắc lại những lỗi chính tả mà các em mắc phải trong tiết học. 5) Dặn dò :

- Về nhà viết lại những từ sai lỗi chính tả vào vở soạn, mỗi từ sai viết lại 10 lần.

- Học thuộc lòng bản phiên âm và bản dịch thơ, học thuộc ghi nhớ. - Soạn văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Tiết 38 : Văn bản : NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ (Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương ) I/ Mục tiêu cần đạt :

- Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương.

- NT đối & vai trò của câu kết trong bài thơ. - Nét độc đáo về tứ của bài thơ.

- Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời. - Đọc – hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt.

- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.

- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ & bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. - Yêu mến quê hương

II/ Phương pháp :

- Hỏi đáp, thuyết trình

III/ Các bước lên lớp :

- Đọc thuộc lòng bản phiên âm & bản dịch thơ bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Trình bày hiểu biết của em về thể thơ đó ?

3) Bài mới : Giới thiệu bài

TIẾN TRÌNH TỞ CHỨC CÁC HOẠT ĐỢNG GHI BẢNG

 Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung

(?) Dựa vào phần chú thích, em hãy nêu một vài nét về TG Hạ Tri Chương ?

(?) Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?

*) GV giới thiệu thêm : Hạ Tri Trương đỗ tiến sĩ năm 36 tuổi & làm quan 50 năm dưới triều vua Đường Huyền Tông. Đến năm 86 tuổi mới cáo quan nghỉ hưu, trở về quê hương. Vừa đặt chân tới làng thì gặp một sự việc bất ngờ khiến ông xúc động. Thế là ông ngẫu hứng viết bài thơ này.

*) GV hướng dẫn đọc: Giọng chậm, buồn, câu 3 đọc giọng hơi ngạc nhiên, câu 4 giọng hỏi, cao hơn & hơi nhấn mạnh thêm một chút ở các tiếng: nào, chơi.

* Chú thích yếu tố Hán Việt (bảng phụ).

(?) Dựa vào số câu, số tiếng trong bài thơ, em hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ?

*) GV chuyển ý : Chúng ta sẽ phân tích bài thơ theo bố cục 2/2.

 Hoạt động 2 : Đọc - hiểu VB * HS đọc 2 câu đầu.

(?) 2 câu thơ đầu là tả hay kể ? Kể và tả về ai, về những vấn đề gì ? (Kể và tả về bản thân)

(?) Em hiểu thế nào là giọng quê ? (Là chất quê, hồn quê biểu hiện trong giọng nói của con người)

(?) Giọng quê không đổi điều đó có ý nghĩa gì ? (Vẫn giữ được bản sắc quê hương, không thay đổi)

I - Tìm hiểu chung :

1) TG: Hạ Tri Chương (659- 744).

- Là một trong những thi sĩ lớn của thời Đường.

2) TP :

- Bài thơ được viết khi ông cáo quan về quê nghỉ hưu. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

II – Đọc – hiểu VB :

1) Hai câu thơ đầu (khai - thừa):

- Thiếu tiểu li gia, lão đại

hồi,

(?) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? (Đối giữa các vế trong câu gọi là tiểu đối. Vừa làm cho câu văn cân đối, nhịp nhàng, vừa khái quát được quãng đời xa quê và làm nổi bật sự thay đổi về vóc dáng và tuổi tác, đồng thời bước đầu hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ)

(?) Em có nhận xét gì về các hình ảnh, chi tiết được kể và tả ở đây? Tác dụng của nó ?

(?) Xa quê lâu, ở con người nhà thơ, cái gì thay đổi theo thời gian, cái gì không đổi ? (Mái tóc đã thay đổi theo thời gian, còn giọng quê thì không thay đổi) (?) Sự đổi và không đổi đó có ý nghĩa gì ?

* HS đọc 2 câu cuối.

(?) 2 câu này là kể hay tả ? Kể việc gì ?

(?) Khi vừa về đến làng hình ảnh đầu tiên mà TG gặp là ai ? Vì sao TG lại kể về bọn trẻ con ? (Bọn trẻ là người làng, là sự sống của làng, là hình ảnh tương lai của làng, chúng chân thật, hồn nhiên)

(?) Với TG, ấn tượng rõ nhất của bọn trẻ là gì ? (Thấy lạ không chào mà lại hỏi)

(?) Tại sao với TG đó là ấn tượng rõ nhất ?

(?) TG kể chuyện khi mới về làng để nhằm mục đích gì ?

 Hoạt động 3 : Tổng kết

(?) Em hãy nêu những nét đặc sắc về ND & NT của bài thơ ?

* HS đọc ghi nhớ (Sgk/ 128)

 Hoạt động 4 : Luyện tập

* Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ

Giáo viên đọc bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” cho

tồi.

 Sử dụng từ trái nghĩa và hình ảnh đối

=> Khẳng định sự bền bỉ của tình cảm con người đối với quê hương.

2) Hai câu cuối (chuyển - hợp):

 Kể chuyện khi về tới làng quê.

 Hình ảnh bọn trẻ gợi nhớ thời niên thiếu và gợi bản sắc tốt đẹp của quê hương.  Gợi nỗi buồn vì xa quê quá lâu, thành ra xa lạ với quê. => Biểu hiện tình cảm quê hương thắm thiết, bền bỉ.

III - Tổng kết:

các nhóm viết vào bảng phụ.

Các nhóm tiếp tục thay đởi thư kí và viết lên bảng phụ nhóm bài thơ “ Xa nhắm thác núi Lư” sau đó treo lên bảng chính.

Trong quá trình thư kí các nhóm viết giáo viên lưu ý các em về lỗi chính tả.

Sau đó giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh sửa lỗi chính tả.

IV - Lụn tập :

4) Củng cớ :

- Qua bài thơ em có cảm nhận điều gì về tình cảm của TG đối với quê hương? - Nhắc lại những lỗi chính tả mà các em mắc phải trong tiết học.

5) Dặn dò :

- Về nhà viết lại những từ sai lỗi chính tả vào vở soạn, mỗi từ sai viết lại 10 lần.

- Học thuộc lòng bài thơ (bản phiên âm, dịch thơ) & ND của ghi nhớ. - Soạn bài: Từ trái nghĩa.

Tiết 39 : TỪ TRÁI NGHĨA I/ Mục tiêu cần đạt :

- Khái niệm từ trái nghĩa.

- Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản. - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.

- Sử dụng từ trái nghĩa cho phù hợp với ngữ cảnh. - Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong giao tiếp. *) Giáo dục kĩ năng sống :

- Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng các từ trái nghĩa đúng nghĩa, phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận & chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) hạn chế lỗi chính tả trong bộ môn ngữ văn của học sinh lớp 7a qua việc sử dụng bảng phụ (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)