Xác định hoạt tính xúc tác cho quá trình phân hủy Rhodamine B

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp, ứng dụng và khả năng thu hồi xúc tác quang bioirgofe3o4 (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM

2.3 Xác định hoạt tính xúc tác cho quá trình phân hủy Rhodamine B

Hoạt tính xúc tác quang của tổ hợp BiOI/rGO/Fe3O4 được đánh giá qua khả năng phân hủy Rhodamin B dưới ánh sáng của đèn LED 75W với phổ ánh sáng từ 400-800 nm, tương ứng với vùng ánh sáng khả kiến.

33

Hình 2.8 Thử hoạt tính xúc tác quang

x Hòa tan 50mg BiOI/rGO/Fe3O4 trong 100mL dung dịch RhB 10ppm, sau đó khuấy trong bóng tối 2 giờ để đạt đến trạng thái cân bằng hấp phụ.

x Tiến hành chiếu sáng bằng đèn LED, bắt đầu quá trình quang xúc tác phân hủy Rhodamin B trong 2 giờ.

x Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xúc tác quang:

2.3.1 Khảo sát thành phần khối lượng rGO

Ảnh hưởng của hàm lượng rGO đến hiệu quả quang xúc tác được tiến hành với tỷ lệ khối lượng BiOI và rGO là 2%, 5% và 8% rGO.

2.3.2 Khảo sát thành phần khối lượng Fe3O4

Sau khi thực hiện khảo sát tỷ lệ khối lượng rGO, khảo sát ảnh hưởng của Fe3O4 đến hiệu quả quang xúc tác BiOI/rGO được tiến hành với tỷ lệ khối lượng Fe3O4 là 2,5%, 5%, 7,5% và 10%.

2.3.3 Khảo sát khả năng hấp phụ cực đại

Ảnh hưởng khả năng hấp phụ cực đại đến hiệu quả xúc tác quang được tiến hành với mẫu được chọn tốt nhất khi khảo sát thành phần xúc tác, thực hiện trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ và 4 giờ trong bóng tối để quá trình cân bằng hấp phụ được diễn ra trước khi thực hiện quá trình quang xúc tác.

2.3.4 Khảo sát khối lượng xúc tác

Ảnh hưởng của khối lượng xúc tác đến hiệu quả quang xúc tác được tiến hành với mẫu được chọn tốt nhất khi khảo sát thành phần xúc tác, khả năng hấp phụ cực đại, khối lượng BiOI/rGO/Fe3O4 là 25mg, 50mg và 75mg.

2.3.5 Khảo sát nồng độ Rhodamin B

Ảnh hưởng của nồng độ Rhodamin 5ppm, 10ppm và 15ppm đến hiệu quả quang xúc tác được tiến hành với mẫu được chọn tốt nhất sau các khảo sát trước đó.

2.3.6 Khảo sát pH của môi trường phản ứng

Ảnh hưởng pH của môi trường đến hiệu quả quang xúc tác được tiến hành với mẫu được chọn tốt nhất khi khảo sát thành phần xúc tác, khả năng hấp phụ cực đại, khối lượng xúc tác. Các giá trị pH khảo sát lần lượt là 3,5,7,9.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp, ứng dụng và khả năng thu hồi xúc tác quang bioirgofe3o4 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)