1.2. Tổng quan thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
1.2.1. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở một số địa phương
a. Kinh nghiệm của huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi
Ba Tơ là một huyện của tỉnh Quảng Ngãi, đã có những thành cơng nhất định trong PTNNBV. Nền nông nghiệp Ba Tơ được phát triển dựa trên cơ sở quy hoạch cụ thể cho từng vùng theo hướng mở nhằm khai thác triệt để những lợi thế so sánh và khắc phục những hạn chế của vùng. Thực hiện đầu tư cơng, chính sách tài chính ưu đãi và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào lĩnh vực nơng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ SXNN phát triển một cách bền vững (Sở NN và PTNT Quảng Ngãi, 2016). Hơn nữa, để khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và phát triển công nghiệp chế biến, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 1201/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch đất lúa tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015 - 2020, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và thực hiện liên kết mơ hình "4 nhà" trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Ngồi ra, có chủ trương đúng đắn của huyện ủy và sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư đúng mức của UBND huyện.
Về mặt xã hội, nông dân Ba Tơ được khuyến khích tham gia vào các tổ, hội và hợp tác xã để cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất. Nhận thức của
người nông dân về kỹ thuật sản xuất, kiến thức thị trường được nâng cao thông qua các chương trình đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật do trung tâm khuyến nơng và các hội, đồn thể khác tổ chức. Chính sách duy trì và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp của Việt Nam nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nơng dân cũng góp phần giúp nơng nghiệp phát triển bền vững, hạn chế tình trạng di cư đến vùng đô thị.
Về môi trường, nông dân Ba Tơ được trang bị kiến thức về những tác hại của ô nhiễm môi trường, cách bảo vệ môi trường và vận động họ thay đổi những tập quán, thói quen gây ô nhiễm môi trường. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quy trình VietGAP được giới thiệu tới người dân giúp họ tiếp cận được với phương pháp canh tác mới ít tổn hại tới mơi trường. Trong chăn ni, các nơng hộ có qui mơ đàn tương đối lớn được khuyến khích, hỗ trợ lắp đặt biogas nhằm giảm chất thải ra môi trường và bổ sung thêm nguồn khí đốt, hạn chế chặt phá cây xanh làm củi đốt.
Thực tiễn nêu trên là những bài học quý báu cho huyện Yên Mô nghiên cứu và học tập để PTNN một cách bền vững.
b. Kinh nghiệm của huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng [18]
Là một huyện duy nhất của thành phố Đà Nẵng, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp là chính, thực trạng phát triển bền vững nơng nghiệp trên địa bàn huyện Hịa Vang trong thời gian qua cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Hịa Vang đang đứng trước một áp lực lớn trong nông nghiệp do quĩ đất sản xuất ngày càng bị thu hẹp, vì vậy để PTNNBV Hòa Vang đã và đang tích cực chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nền nơng nghiệp hàng hóa chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả tính trên một đơn vị diện tích sản xuất nơng nghiệp.
Hòa Vang xác định con người là trung tâm của phát triển bền vững. Vì vậy, Hịa Vang rất chú trọng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề lao động nông thôn được triển khai theo hướng đa dạng các loại hình, các ngành nghề đào tạo như trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, cơ khí nơng nghiệp, điện, mộc, thêu. Mơ hình đào tạo nghề tiêu biểu của Hịa Vang là mơ hình “ba trong một”, đó là đào tạo nghề, giải quyết việc làm lao động
nông thôn gắn với doanh nghiệp. Mơ hình này lấy các cơ sở dạy nghề làm nơi đào tạo, rèn nghề, thực hành, vừa là nơi giới thiệu việc làm. Nhờ đó mà lĩnh vực đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nơng thơn Hịa Vang đã có bước phát triển cả lượng và chất. Ngồi ra Hịa Vang coi tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; khai thác hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ mơi trường, tích cực và chủ động phịng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường.
Hòa Vang đẩy mạnh PTNN theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng tích cực các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến. PTNN đô thị, nông nghiệp sạch trong đó tập trung PTNN cơng nghệ cao gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là thị trường Đà Nẵng và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, coi nông nghiệp công nghệ cao là khâu đột phá dễ PTNN chất lượng cao, hiệu quả và bền vững.
Phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm thu hút sự đầu tư có trọng điểm tạo bước nhảy vọt về năng suất và chất lượng nông sản. Khu cơng nghiệp cơng nghệ cao sẽ đóng vai trị “đầu tàu” mở đường đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống sang nền nơng nghiệp hàng hóa chất lượng cao, tạo cơ sở PTNN, nông thôn hướng nhanh tới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu cơng nghiệp cơng nghệ cao đáp ứng yêu cầu đưa nông nghiệp Hòa Vang thành nền nơng nghiệp hàng hóa mạnh có sức cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và xuất khẩu, phát huy hiệu quả các lợi thế về nguồn nhân lực và tài nguyên trên địa bàn huyện.
Thực tiễn phát triển sản xuất nơng nghiệp của Hịa Vang tới nay đã đạt được những thành tựu quan trọng đặt cơ sở tiền đề đẩy mạnh quy mô sản xuất theo hướng chất lượng cao. Đến năm 2016 Hịa Vang đã đạt cơ cấu nơng nghiệp khá tiến bộ khi ngành trồng trọt chỉ cịn 50,82% và chăn ni chiếm 41,86%. Tới nay trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng sản xuất nơng sản có quy mơ hàng hóa gồm 10 vùng sản xuất hàng hóa, 16 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh... Khơng ít vùng đã đạt giá trị kinh tế cao, thu nhập gần 150 triêu đồng/ha/năm như vùng rau Hòa Tiến và Hòa Phong, hợp tác xã hoa cây cảnh Vân
Dương (xã Hòa Liên)...
c. Kinh nghiêm của tỉnh An Giang
An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ có diện tích là 3.536,8 km2, dân số 2.210,4 nghìn người, là một tỉnh sản xuất lúa hàng đầu tại Việt Nam. Điều kiện tự nhiên của tỉnh An Giang hết sức thuận lợi cho PTNN, đất đai màu mỡ được phù sa bồi đắp hàng năm do dịng sơng Mê Kơng mang đến, khí hậu mát mẻ, nguồn nước dồi dào giúp cho việc canh tác thuận lợi tạo năng suất lao động cao, chi phí thấp. Hàng năm diện tích lúa của An Giang lên hơn 53.000 ha, sản lượng hơn 3 triệu tấn lúa góp phần khơng nhỏ vào kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước. Ngoài cây lúa An Giang cịn trồng bắp, đậu lành và ni trồng thủy sản nước ngọt như cá, tôm.
Hiện tại, An Giang đang phát triển một nền nơng nghiệp hồn chỉnh với sự đa dạng, chun mơn hóa nhiều vật ni cây trồng vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong Tỉnh vừa góp phần xuất khẩu và cải thiện góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Mặc dù An Giang chuyển sang cơ cấu kinh tế cơng-nơng nghiệp nhưng phần đóng góp của nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế của Tỉnh. Có được kết quả trên, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, An Giang đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn đó là:
Thứ nhất, thúc đẩy nơng nghiệp phát triển theo chiến lược xây dựng cơ cấu kinh tế tồn diện và ổn định trong đó tập trung vào một số giải pháp như:
Đẩy nhanh tốc độ giao đất cho nông dân thông qua cải cách đất đai; thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
Phân vùng sản xuất nhằm giải quyết tình trạng sản xuất khơng ổn định, xây dựng kế hoạch chuyên canh sản xuất, phân canh diện tích đất đai nhất định cho một số loại cây đòi hỏi tưới tiêu tốt.
Triển khai dự án hợp tác xã giống nguyên chủng và giống xác nhận đã phát huy vai trò của ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật vào sản xuất. An Giang phát triển mạng lưới hơn 193 đơn vị hợp tác xã, diện tích nhân giống sấp xỉ 35.000 ha, sản lượng giống hơn 19.000 tấn đáp ứng 73% nhu cầu giống đồng thời ứng dụng công nghệ sinh học. Để tăng năng suất, chất lượng nâng cao giá trị cạnh tranh của sản
phẩm trong đó đặc biệt là lĩnh vực cho tạo giống cây trồng vật nuôi sản xuất các chế phẩm sinh học kích thích tăng trưởng, bảo quản nơng sản ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật Enzyme công nghiệp. Như vậy, với đà phát triển khoa học kỹ thuật cùng sự nhạy bén áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp An Giang tiến một bước dài đến nền nông nghiệp bền vững.
Thứ hai, trước những thách thức của dịch hại, chất thải nông nghiệp đối với môi trường, để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, An Giang hướng đến mơ hình GAP với chương trình ba tăng, ba giảm (tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế; giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sau, giảm lượng phân đạm) và tiết kiệm nước, sử dụng giác thải nông nghiệp làm phân vi sinh đã mang lại hiệu quả cao. Việc hướng đến nền nông nghiệp sạch nhằm bảo vệ môi trường sống và tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe cộng đồng, đây là mơ hình sản xuất phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay. Mơ hình GAP đã áp dụng thành công tại Châu Phú, Thoại Sơn…đối với ba dòng sản phẩm trồng trọt, chăn ni và thủy sản.
Thứ ba, cấp tín dụng cho người nghèo và hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất với các chính sách ưu đãi, phát triển rộng mở chương trình khuyến nơng, xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết các vấn đề về ô nhiễm…nhằm thúc đẩy PTNNBV.
Thứ tư, An Giang là một trong những địa phương đi đầu và đi trước một bước trong việc xây dựng mơ hình liên kết bốn nhà. (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp). An Giang phát triển hợp tác xã nông nghiệp và xây dựng đồng thời triển khai các đề án về tổ chức lại sản xuất, gắn liền với chế biến và thị trường tiêu thụ.
Nông dân tạo ra sản phẩm có chất lượng cao khơng thể thiếu trong q trình sản xuất, doanh nghiệp đã hợp đồng với nông dân trong Tỉnh sản xuất trên diện tích hàng ngàn ha và thu mua bao tiêu hàng ngàn tấn sản phẩm các loại.
Mơ hình liên kết bốn nhà đã làm thay đổi nhận thức của nông dân trong việc bỏ tập quán canh tác cũ, lạc hậu, thay vào đó là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nơng dân được tiếp cận những
tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới ngày càng nhiều hơn và sâu rộng hơn. Kết quả không những thu nhập của nơng dân tăng cao góp phần cải thiện đời sống mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế của Tỉnh.