Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp về mặt xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng bền vững (Trang 58 - 65)

2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở huyện Yên

2.2.2. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp về mặt xã hội

2.2.2.1. Lao động và việc làm

Với một huyện thuần nơng như n Mơ thì vấn đề giải quyết việc làm cũng đang rất cần sự quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay huyện đã và đang từng bước

giải quyết tương đối có hiệu quả việc làm cho người lao động của địa phương. Tỷ lệ lao động nông nhàn trong nông nghiệp, nông thôn giảm đáng kể. Hàng năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên. Bên cạnh đó, việc nâng cao trình độ cho nơng dân thường xuyên được thực hiện thông qua các hoạt động khuyến công, khuyến nông, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Bảng 2.9.Thực trạng lao động làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2013-2017

STT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2015 2017

1 Dân số người 110.004 110.641 116.131

2 LĐ làm việc trong các ngành

KT người 60.330 64.287 67.295

- LĐ nông, lâm, thủy sản người 45.057 40.602 39.723 - LĐ công nghiệp - XD người 8.714 12.769 13.586 - LĐ dịch vụ người 6.559 10.916 13.986

3 Cơ cấu lao động theo ngành % 100,00 100,00 100,00

- LĐ nông, lâm, thủy sản % 74,68 63,16 59,03 - LĐ công nghiệp - XD % 14,44 19,86 20,19

- LĐ dịch vụ % 10,88 16,98 20,78

Qua bảng 2.9 cho thấy lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của toàn huyện. Năm 2013 chiếm 74,68%, năm 2015 chiếm 63,16% đến năm 2017 giảm cịn 59,03%. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nhưng hiện nay lực lượng lao động tại huyện vẫn chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nơng nghiệp.

Kết quả điều tra của tác giả về tình hình nhân khẩu của 3 xã cho thấy ở cả 3 xã lực lượng lao động chủ yếu vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp (Bảng 2.10). Vấn đề cần chú ý ở đây là mặc dù số năm tham gia SXNN ở các hộ đều là

trên 20 năm nhưng trình độ của các chủ hộ chỉ ở mức tiểu học. Xã Khánh Dương là đại diện cho tiểu vùng thượng huyện. Xã Yên Hòa là đại diện cho tiểu vùng trung huyện.

Xã Yên Thái là đại diện cho tiểu vùng hạ huyện.

Bảng 2.10. Tình hình nhân khẩu một số hộ điều tra năm 2017

TT Chỉ tiêu Đơn vịtính Xã Khánh Dương Xã Yên Hòa Xã Yên Thái

1 Nhân khẩu Người 5 5 5

2 Lao động LĐ 3 3 3

- Lao động NN % 86,03 85,12 79,49

- Lao động phi NN % 13,97 14,88 20,51

4 Trình độ BQ của chủ hộ Trình độ Tiểu học Tiểu học Tiểu học 5 Số năm SXNN của hộ Năm 21,8 22,3 24,5

(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)

Những năm gần đây do tác động của chiến lược phát triển nơng nghiệp và xu hướng gia đình hạt nhân (gia đình ba thế hệ) nên quy mơ gia đình thường lớn, trung bình ở các hộ điều tra là 5 người, trong đó có 3 lao động. Lao động ở Yên Mô chủ yếu tham gia SXNN với mức thu nhập bình quân trong năm 2017 là 19,2 triệu đồng. Điều đó cho thấy vai trị của SXNN trong việc tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tuy nhiên thu nhập đạt được chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của mỗi nông hộ và SXNN chưa mang lại thu nhập cao cho hộ. Thực trạng này cần đòi hỏi có giải pháp nâng cao năng lực, chất lượng nguồn lao động để góp phần phát triển SXNN ngày càng bền vững.

2.2.2.2. Xóa đói giảm nghèo

Huyện đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường đầu tư hơn nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với ổn định xã hội, xố đói giảm nghèo tập trung vào đối tượng khó khăn; thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp hỗ trợ người nghèo, xã khó khăn tạo cơ hội về phát triển sản xuất để thốt nghèo thơng qua các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, hỗ trợ sản

xuất, tín dụng ưu đãi, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông; phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ đến tận thơn, xóm... xây dựng và nhân rộng các mơ hình phát triển bền vững có hiệu quả, mơ hình liên kết doanh nghiệp với hộ nghèo, xã khó khăn để phát triển kinh tế. Lồng ghép các nguồn vốn giữa Trung ương với địa phương; giữa ngân sách với huy động trong dân để thực hiện có hiệu quả hơn chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã khó khăn.

Huyện đã thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực của các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về xố đói, giảm nghèo, huy động sự tham gia của các tổ chức đồn thể trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xố đói giảm nghèo, phát triển mạng lưới an sinh xã hội. Các hoạt động từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ người nghèo, người không nơi nương tựa, người tàn tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, người gặp hoạn nạn, rủi ro, nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, nạn nhân của các tệ nạn xã hội luôn được huyện quan tâm.

Bảng 2.11 cho thấy cơng tác xóa đói giảm nghèo huyện n Mơ đã đạt được nhưng kết quả trong giai đoạn 2013-2017 về việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo và tái nghèo. Năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 17,11%, đến năm 2017 giảm xuống cịn 10,37%. Bình qn hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo tồn huyện giảm từ 2,5%-3%/năm.

Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu giảm nghèo huyện Yên Mô giai đoạn 2013 - 2017

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2015 Năm 2017

1. Tổng số hộ (hộ) 44.588 44.810 45.031

2. Số hộ nghèo (hộ) 7.629 5.691 4.670

3. Tỷ lệ hộ nghèo (%) 17,11 12,7 10,37

4. Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 6,13 5,48 5,22

5. Tỷ lệ hộ tái nghèo (%) 0,58 0,52 0,48

Nguồn: Phịng Lao động - TBXH huyện n Mơ

Tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2017 là 5,22%, giảm 0,91% so với năm 2013. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm khoảng 0,303%/năm. Từ năm 2013-2017, tỷ lệ hộ tái nghèo

hàng năm trong khoảng 0,48-0,52%. Mặc dù tỷ lệ tái nghèo không cao nhưng trong giai đoạn nghiên cứu chỉ tiêu này chưa có chiều hướng giảm

2.2.2.3. Công bằng giới trong phát triển sản xuất nông nghiệp

Công bằng giới theo yêu cầu của xã hội hiện nay còn cần phải gắn với quan điểm phát triển, sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Muốn đạt được công bằng giới thì một trong những điều kiện quan trọng là nam và nữ được bình đẳng với nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó lĩnh vực kinh tế, lao động và việc làm giữ vai trò cốt yếu nhất.

Trong SXNN, các vấn đề cần quyết định trong sản xuất ngành trồng trọt bao gồm quyết định thời gian gieo trồng, giống, công thức luân canh, sử dụng loại và lượng phân bón, thuốc trừ sâu, thời gian thu hoạch, thời gian bán sản phẩm. Quyết định trong chăn nuôi bao gồm chọn giống gia súc, nơi mua giống, chọn thức ăn cho chăn nuôi, chọn cách cho ăn, chọn thú y viên khi chữa bệnh cho gia súc, chọn thời điểm bán sản phẩm và nơi bán. Quyết định sản xuất ngành nghề và dịch vụ bao gồm định sản xuất ngành nghề gì, dịch vụ loại gì, bn bán hàng gì, liên kết với ai trong sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.12. Mức độ tham gia quyết định sản xuất của nam và nữ (%)

Công việc Mức độ tham gia

của Nam (%) Mức độ tham gia của Nữ (%) 1. Lựa chọn ngành nghề 54 46 2. Trồng trọt 69 31 - Trồng lúa 75 25 - Trồng hoa màu 67 33

- Trồng cây ăn quả 65 35

3. Chăn nuôi 62 38

- Lợn 77 23

- Bò 66 34

- Gà, vịt 54 46

- Cá 51 49

Kết quả nghiên cứu ở Yên Mô cho thấy phụ nữ quyết định 31% các vấn đề liên quan đến sản xuất ngành trồng trọt và 38% ngành chăn ni, cịn nam giới quyết định tương ứng là 69% và 62% (bảng 2.11).Nếu so sánh giữa hai ngành sản xuất truyền thống trồng trọt và chăn ni thì trong ngành chăn ni, nữ quyết định nhiều hơn. Điều này thể hiện đúng với truyền thống của gia đình nơng thơn huyện Yên Mô là nữ chăm lo cơng việc gia đình và chăn ni lợn, gà.

Theo kết quả này, có thể thấy, phụ nữ đóng vai trị quan trọng trong gia đình với quyết định SXNN và mỗi công việc khác. Sự tham gia của phụ nữ trong SXNN dù còn ở mức khá nhưng vẫn mang lại cân bằng, bảo đảm tính ổn định và bền vững trong SXNN.

2.2.2.4. Văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao ngày càng phát triển góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân nơng thơn

* Văn hóa, thể thao: Trong 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của TW về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời với kết quả phát triển về kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện.

Bảng 2.13 cho thấy: thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến năm 2017 tồn huyện có 86,03% thơn đạt văn hóa, trong khi tỷ lệ thơn đạt văn hóa trong năm 2013 chỉ đạt 74,94% số thơn. Bình qn mỗi năm cơng nhận 10 thơn đạt văn hóa. Tỷ lệ người dân tham gia tập luyện thể thao thường xuyên tăng bình quân đạt 7,4%/năm trong giai đoạn 2013-2017. Đến năm 2015 có khoảng 66.811 người tập luyện thể thao thường xuyên, chiếm 37,9% tổng dân số toàn huyện, trong khi tỷ lệ này của năm 2011 là 27,8%

Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục của huyện Yên Mô giai đoạn 2013-2017 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Số lượng thơn được cơng nhận văn hóa (thơn)

338 343 363 366 388

2. Tỷ lệ thơn được cơng nhận văn hóa (%)

74,94 76,12 80,47 81,25 86,03

3. Số lượng người dân tham gia tập luyện

thể dục thường xuyên

47.479 50.139 53.484 60.930 66.811

4. Tỷ lệ người dân tham gia tập luyện thể dục thường xuyên (%)

27,8 29,13 30,87 34,92 37,9

5. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học (%)

95,12 96,54 97,92 98,9 99,82

6. Số cơ sở khám chữa bệnh (cơ sở) 37 38 39 40 42 7. Số giường bệnh/1 vạn dân (giường) 20,54 21,15 21,98 22,47 23,25 8. Số bác sỹ / 1 vạn dân (người) 4,07 4,27 4,68 5,16 5,21 9. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh

dưỡng (%)

24,89 24,9 22,96 20,5 18,3

Nguồn: Phịng Văn hóa- Thể thao Huyện

Về Y tế:

Huyện đã chú trọng đầu tư phương tiện kỹ thuật, chú ý quan tâm nhiều hơn đến việc khám chữa bệnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, bệnh viện đa khoa huyện với quy mô hơn 100 giường bệnh đang được đưa vào sử dụng, các trung tâm y tế huyện, các trạm y tế xã được đầu tư nâng cấp, mạng lưới y tế cơ sở không ngừng được củng cố, các chương trình y tế quốc gia được chú trọng, số lượng cơ sở khám chữa bệnh ngày càng tăng năm 2011 có 37 cơ sở, năm 2015 có 42 cơ sơ. Chất lượng và tốc độ phục vụ tăng, tốc độ tăng bình quân hàng năm về số

lượng giường bệnh trên một vạn dân là 2,5%, số lượng bác sỹ trên vạn dân bình quân hàng năm tăng 7,85%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và tỷ lệ trẻ em chết dưới 5 tuổi giảm rõ rệt qua các năm. Những năm qua hầu như khơng có dịch bệnh lớn xảy ra, số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng hàng năm đạt gần 100%, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2011 còn 24,89%, năm 2015 cịn 18,3%. Nhìn chung mức độ thỏa mãn các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân trong huyện những năm qua tăng cả về chất lượng và số lượng phục vụ.

Về giáo dục:

Những năm qua quy mô giáo dục đào tạo ở Yên Mô tiếp tục được mở rộng, các loại hình trường lớp phát triển đa dạng ở các ngành học, cấp học, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Ngành giáo dục của huyện giữ vững đạt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 100% xã, thị trấn. Đến năm 2015, toàn huyện đã xây dựng được 52/109 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt mức cao nhất so với các đơn vị khác trong Tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng bền vững (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)