TT Chỉ tiêu ĐVT Hiện trạng 2013 2015 2017 I Giá trị SX (giá CĐ) Tr.đ 217.207 289.055 295.063 1 Trồng trọt Tr.đ 145.877 195.541 180.809 2 Chăn nuôi Tr.đ 68.040 87.628 105.992 3 Dịch vụ Tr.đ 3.290 5.886 8.262 II Giá trị SX (giá HH) Tr.đ 364.959 1.035.331 1.463.333 1 Trồng trọt Tr.đ 226.856 694.397 838.374 2 Chăn nuôi Tr.đ 113.335 289.322 509.466 3 Dịch vụ Tr.đ 24.768 51.612 115.493
III Cơ cấu (%) % 100,00 100,00 100,00
1 Trồng trọt % 62,16 67,07 57,29
2 Chăn nuôi % 31,05 27,94 34,82
3 Dịch vụ % 6,79 4,99 7,89
(Nguồn: Phịng nơng nghiệp huyện)
b. Trồng trọt
Trong trồng trọt đã chú trọng đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và đạt kết quả tốt. Diện tích gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế, năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh được mở rộng…, từng bước tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thể hiện, diện tích gieo trồng có xu hướng tăng: năm 2013 diện tích cây lương thực có hạt là 13.411 ha; tới năm 2017 diện tích tăng 14.080,5 ha và sản lượng tăng do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: năm 2013 sản lượng lương thực 75.096 tấn, năm 2017 sản lượng là 80.034,4 tấn.
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2013 đạt 226.856 triệu đồng chiếm 62,16% giá trị sản xuất nông nghiệp; năm 2017 đạt 838.374 triệu đồng chiếm 57,29% giá trị sản xuất nơng nghiệp.
Lương thực bình qn đầu người năm 2013 đạt 589,82kg/người/năm; đến năm 2015 đạt 759,31kg/người/năm, năm 2017 đạt 689,8 kg/người/năm.
Bảng 2.6. Các nhóm cây trồng chính trên địa bàn huyện TT Loại cây TT Loại cây
trồng
Diện tích (ha) Sản lượng (Tấn)
2013 2015 2017 2013 2015 2017 1 Cây lương thực 13.411 14.035 14.080,5 67.894 86.135 80.034,4 Lúa 12.733 13.216 13.362,9 64.883 82.908 77.009,2 Ngô 678 819 717,6 3.011 3.227 3.025,2 2 Cây thực phẩm 1.338 2.229 1.997,3 18.579 28.284 2.174,0 Rau, đậu 718 1.828 1.743,3 12.940 24.937 Khoai lang 609 401 254,0 5.528 3.347 2.174,0 Sắn 11 0 0 111 0 0 3 Cây công nghiệp 1.944 3.289 1052,2 3.558 5.094 2687,10 Lạc 1.071 855 713,7 2.502 2.264 2.113,1 Đậu tương 810 2.398 307,9 807 2.712 479,0 Cói 27 12 0 126 81 0 Mía 2 0 0 72 0 0 Cây chè 30,6 95
4 Cây ăn quả 247 272 350 2.759 3.103
(Nguồn: Phịng nơng nghiệp huyện)
* Nhóm cây lương thực:
Lúa: là cây trồng chính trên địa bàn huyện. Năm 2017 diện tích lúa là 13.362,9 ha chiếm 94,90% tổng diện tích cây lương thực của huyện (trong đó, lúa đơng xn 6.534,8 ha và lúa mùa 6.828,1 ha), sản lượng lúa đạt 77.009,2 tấn chiếm 96,22% tổng sản lượng lương thực có hạt (trong đó, lúa đơng xn 43.816 tấn và lúa mùa 33.193,2 tấn); năng suất lúa đạt 57,63 tạ/ha. Như vậy, diện tích trồng lúa năm 2017
tăng 629,9 ha so với năm 2013, tăng 147 ha so với năm 2015; sản lượng lúa tăng 12.126 tấn so với năm 2013; năng suất năm sau cao hơn năm trước. Có được kết quả trên là do sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích lúa lai, lúa cao sản, lúa chất lượng cao. Diện tích lúa chất lượng cao không ngừng tăng nhanh, năm 2017 đã chiếm 62% diện tích gieo cấy cả năm. Các xã Yên Nhân, n Lâm, n Mạc có diện tích lúa chất lượng cao chiếm trên 80% diện tích cả năm.
Cây lúa phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, nhưng không đều, Năm 2015, xã Mai Sơn có diện tích lúa ít nhất 240 ha (chiếm 1,79% tổng diện tích lúa của tồn huyện); xã có diện tích lúa nhiều nhất là xã Yên Nhân 1.383 ha (chiếm 10,34% tổng diện tích lúa của tồn huyện).
Cây ngơ: năm 2017 diện tích trồng ngơ là 717,6 ha chiếm 5,10% tổng diện tích cây lương thực, sản lượng ngơ đạt 3.025,2 tấn chiếm 3,78% tổng sản lượng cây lương thực.
* Nhóm cây thực phẩm:
Rau đậu: trong những năm gần đây diện tích và sản lượng rau đậu năm 2013 diện tích 718 ha, sản lượng 12.940 tấn; tới năm 2015 diện tích lên tới 1.828 ha, sản lượng 24.937 tấn; năm 2017 diện tích giảm cịn 1.743,3 ha.
Cây khoai lang: diện tích và sản lượng tăng giảm không ổn định. Năm 2013 diện tích 609 ha, năng suất đạt 90,70 tạ/ha cho sản lượng 5.528 tấn; năm 2015 diện tích 401 ha, năng suất 83,49 tạ/ha cho sản lượng 3.347 tấn; năm 2017 diện tích 254 ha, năng suất 85,59 tạ/ha cho sản lượng 2.174 tấn.
Cây sắn: Những năm gần đây, trên địa bàn huyện khơng trồng sắn.
Cây chè: Diện tích chè là 30,6 ha trong đó diện tích trồng chè búp là 29,3 ha sản lượng 85 tấn. Diện tích chè xanh 1,3 ha sản lượng 10 tấn.
+ Nhóm cây cơng nghiệp hàng năm:
Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu được trồng trên địa bàn huyện là lạc, đậu tương. Ngồi ra cịn trồng mía, cói nhưng diện tích nhỏ và sản lượng khơng đáng kể.
Cây lạc: Năm 2013 diện tích 1.071 ha cho sản lượng 2.502 tấn; năm 2015 diện tích 855 ha cho sản lượng 2.264 tấn; năm 2017 diện tích 713,7 ha cho sản lượng 2.113,1 tấn.
Cây đậu tương: Trước năm 2015, diện tích và sản lượng tăng nhanh; tuy nhiên trong những năm gần đây, diện tích lại giảm mạnh từ 2.398 ha (năm 2015) xuống còn 307,9 ha (năm 2017).
* Nhóm cây ăn quả:
Một số cây ăn quả như chuối, nhãn, vải, na, cam, quýt, bưởi,… trồng phân tán trên đất vườn ở các hộ gia đình nên sản lượng ít. Năm 2017, diện tích trồng là 350 ha; mơ hình trồng nấm được đẩy mạnh với sản lượng 420 tấn.
Huyện đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ: Mở rộng diện tích lúa gieo vãi chiếm 62,2% (năm 2017), diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao, lúa nếp; chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm kết hợp ni thủy sản, “ao nổi” hoặc mơ hình lúa - cá kết hợp.
b. Chăn nuôi
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại và có những bước phát triển khá rõ rệt năm 2013 đạt 113.335 triệu đồng chiếm 31,32% giá trị sản xuất nông nghiệp; năm 2015 đạt 289.322 triệu đồng chiếm 27,94% giá trị sản xuất nông nghiệp; năm 2017 đạt 509.466 triệu đồng chiếm 34,82% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Chăn ni chuyển dần từ hình thức tận dụng nhỏ lẻ, tận dụng sang chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, công nghiệp. Cơng tác vệ sinh thú y tiêm phịng vắc xin được quan tâm chú trọng, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm sốt. Trên địa bàn huyện đã có 27 trang trại và 206 gia trại với doanh thu hàng chục tỷ đồng với các đối tượng ni có giá trị kinh tế cao như lợn siêu nạc, gà thả vườn, vịt siêu trứng, vịt trời…
Đàn trâu: Có xu hướng giảm do nhu cầu về sức kéo giảm, sức kéo được thay thế bởi máy móc. Năm 2013 cịn 2.426 con; đến năm 2017 tổng đàn trâu chỉ còn 1.498 con (giảm 928 con so với năm 2013 và 398 con so với năm 2015).
Đàn bò: Tăng nhanh về số lượng trong giai đoạn 2000-2013 tốc độ tăng bình quân 20,17%/năm, nhưng tới giai đoạn 2006-2017 có xu hướng giảm mạnh. Năm 2013 có 8.735 con; tới năm 2015 tổng đàn bị giảm cịn 5.117 con; năm 2017 lại có xu hướng tăng lên 6.617 con.
Đàn lợn: Trước năm 2015, đàn lợn có xu hướng tăng; giai đoạn 2015-2017 có xu hướng giảm từ 62.426 con năm 2015 xuống còn 54.371 con.
Đàn dê: Tăng giảm không đều nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện chăn thả tự nhiên khơng ổn định. Năm 2013 có 3.187 con; nhưng tới năm 2017 giảm xuống còn 1.426 con.
Đàn gia cầm: Vẫn duy trì và phát triển nhiều hộ dân chăn ni gia cầm theo hình thức trang trại cách xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường. Giai đoạn 2013-2017 tăng chậm; năm 2013 có 562.910 con; tới năm 2017 có 828.000 con.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2017 là 9.738,6 tấn với riêng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 7.918,9 tấn tăng hơn so với năm 2015.
Bảng 2.7. Số lượng một số loại gia súc, gia cầm chủ yếu
TT Chỉ tiêu Số lượng (Con)
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Tấn) 2013 2015 2017 2013 2015 2017 1 Trâu 2.426 1.896 1.498 111 102 66 2 Bò 8.735 5.117 6.617 88 313 319,2 3 Lợn 58.545 62.426 54.371 4.243 6.664 7.918,9 4 Dê 3.187 1.147 1.426 80 20 36,8 5 Gia cầm 562.910 593.483 828.000 955 1.195 1.397,7
(Nguồn: Phịng nơng nghiệp huyện)
Nhìn chung, ngành chăn ni của huyện trong những năm gần đây phát triển khá mạnh và tồn diện, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập của các hộ nông dân. Phát triển chăn ni ngồi việc đáp ứng cơ bản nhu cầu trong huyện còn cung cấp một phần cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp
a. Các nhóm ngành có xu hướng chuyển dịch chưa đảm bảo theo hướng bền vững nhưng một số ngành đã bước đầu chuyển dịch theo hướng tiến bộ.
Bảng 2.8 Cơ cấu các nhóm ngành và các ngành nơng - lâm nghiệp - thủy sản huyện Yên Mô giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2017 Năm 2017
Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) I. GTSX toàn ngành 1.068.844,81 100 1.181.411,2 100 1.397.728,35 100 1. Nhóm ngành N- BV 944.003,74 88,32 1.018.022,03 86,17 1.156.620,21 82,75 - Trồng trọt 515.610,75 48,24 551.837,17 46,71 586.766,36 41,98 - Chăn nuôi 371.744,24 34,78 435.586,31 36,87 521.492,45 37,31 - Nuôi trồng thủy sản 56.648,75 5,3 30.598,55 2,59 48.361,4 3,46 2. Nhóm ngành N- KBV 108.167,09 10,12 147.558,26 12,49 218.464,94 15,63 - Khai thác thủy sản 65.092,65 6,09 64.505,05 5,46 71.563,69 5,12 - Khai thác, thu nhặt gỗ và lâm sản 43.074,44 4,03 83.053,21 7,03 146.928,25 10,51 3. Nhóm ngành N- HT 16.673,98 1,56 15.830,91 1,34 22.643,2 1,62 - Dịch vụ nông nghiệp 11.436,64 1,07 11.814,11 1,00 18.450,01 1,32 - Dịch vụ lâm nghiệp 4.489,15 0,42 2.126,54 0,18 2.655,68 0,19 - Dịch vụ thủy sản 748,19 0,07 1.890,26 0,16 1.537,51 0,11
Nhóm ngành có thể đảm bảo phát triển theo hướng bền vững (viết tắt là N- BV) gồm các ngành trồng trọt (bao gồm cả trồng rừng và nuôi rừng), chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm Bảng 2.8 cho thấy: năm 2013, tỷ trọng của nhóm ngành này chiếm 88,32%, năm 2015 chiếm 86,17%, đến năm 2017 giảm xuống còn 82,75% trong tổng GTSX (theo giá so sánh năm 2010) của tồn ngành nơng - lâm nghiệp - thủy sản, giảm 5,57% so với năm 2013. Tỷ trọng các ngành trong nhóm ngành N-BV có xu hướng khác nhau trong đó: ngành trồng trọt (bao gồm cả trồng rừng và nuôi rừng) giảm mạnh, từ 48,24% năm 2013 xuống còn 41,98% trong năm 2017 (giảm 6,26%); ngược lại, đến năm 2017 ngành chăn nuôi chiếm 37,31%, tăng 2,53% so với năm 2013; ngành nuôi trồng thủy sản chiếm 3,46%, giảm 1,84% so với năm 2013.
b. Nhóm ngành có thể khơng đảm bảo phát triển bền vững (gọi tắt là N- KBV), gồm các ngành khai thác thủy hải sản và khai thác, thu nhặt gỗ và lâm sản có xu hướng tăng nhưng các ngành cụ thể có xu hướng tăng giảm khác nhau.
Năm 2013, nhóm ngành N-KBV chiếm tỷ trọng 10,12% trong GTSX toàn ngành (theo giá so sánh năm 2010), năm 2015 chiếm 12,49%, đến năm 2017 chiếm 15,63%, tăng 5,51% so với năm 2013. Bảng 3.6 và biểu đồ 3.5 cho thấy các ngành trong nhóm ngành N-KBV có xu hướng khác nhau, trong đó ngành khai thác gỗ và lâm sản năm 2017 chiếm tỷ trọng 10,51%, tăng 6,48% so với năm 2013; trong khi ngành khai thác thủy hải sản năm 2017 chiếm 5,12%, giảm 0,97% so với năm 2013.
Hình 2.1. Cơ cấu các ngành Nơng - Lâm nghiệp - Thủy sản huyện Yên Mô giai đoạn 2015 - 2017
c. Nhóm ngành hỗ trợ (viết tắt là N-HT), gồm các ngành: dịch vụ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), dịch vụ lâm nghiệp và dịch vụ thủy sản, chiếm tỷ trọng không lớn và tăng không đáng kể.
Bảng 2.8 và biểu đồ 2.1 cho thấy: năm 2017, nhóm ngành N-HT chiếm tỷ trọng 1,62% trong GTSX toàn ngành (theo giá so sánh năm 2010), tăng 0,06% so với năm 2013; trong đó tỷ trọng ngành dịch vụ nơng nghiệp có xu hướng tăng trong khi các ngành dịch vụ lâm nghiệp và thủy sản giảm.
Qua phân tích hiện trạng tỷ trọng các ngành nơng nghiệp cho thấy: nhóm ngành N-BV có xu hướng giảm trong khi nhóm ngành N- KBV tăng mạnh, hay nói cách khác là các ngành nuôi trồng giảm trong khi các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên tăng. Do đó, hiện trạng xu hướng cơ cấu các nhóm ngành sản xuất nơng nghiệp giai đoạn 2013- 2017 chuyển dịch vẫn chưa đảm bảo theo hướng bền vững. Tuy nhiên, cơ cấu một số ngành đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, trong đó tỷ trọng ngành chăn ni đến năm 2015 đã tiệm cận tỷ trọng ngành trồng trọt; tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản cũng đã tăng mạnh; ngành khai thác thủy hải sản có xu hướng giảm.
2.2.1.3. Ứng dụng khoa học công nghệ
Hiện nay, phương thức chuyển giao KHCN đến nông dân được áp dụng phổ biến là tổ chức điều tra mơ hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn để nhân rộng những mơ hình này. Đồng thời, xây dựng mơ hình trình diễn ứng dụng KHCN tiến bộ để phổ biến cho người dân học hỏi, làm theo. Đây cũng là con đường ngắn nhất đưa kết quả nghiên cứu từ các cơ sở nghiên cứu đến đồng ruộng.
Ở lĩnh vực trồng trọt, từ năm 2013 đến 2017, các cơ quan khuyến nông từ huyện đến cơ sở đã triển khai 11 loại mơ hình kỹ thuật tiến bộ với trên 1.210 điểm trình diễn. Trong đó, mơ hình nhân giống lúa chất lượng cao được thực hiện liên tục qua các năm, góp phần cung cấp giống lúa chất lượng cao cho sản xuất đại trà. Mơ hình sản xuất chè an tồn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã n Hịa, huyện n Mơ. Mơ hình sản xuất thử nghiệm giống lúa mới Thiên ưu 8 tại xã Yên Mạc, huyện Yên Mơ với diện tích 1ha, đã đạt được hiệu quả cả về năng xuất, sản lượng, phù hợp với
trình độ canh tác của nơng dân và điều kiện tự nhiên của địa phương. Mơ hình ln canh lúa- màu hoặc lúa- màu- thủy sản ngày càng phổ biến, giúp nông dân thay đổi tập quán độc canh cây lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Không chỉ nhân rộng những mô hình hiệu quả, ngành trồng trọt cịn triển khai đồng bộ các kỹ thuật tiến bộ về giống, dinh dưỡng, kỹ thuật bảo vệ cây trồng… Trong đó, chương trình “3 giảm, 3 tăng” đã giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất lúa: giảm lượng giống gieo sạ, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất lúa theo hướng bền vững, ổn định và khoa học. Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Yên Mô, đến nay, khoảng 30% nông dân ứng dụng qui trình phịng trừ tổng hợp (IPM) trong sản xuất cây có múi. Huyện đã xây dựng 1 vùng sản xuất rau an toàn từ năm 2015 với tổng diện tích 120 ha và hiện nay, diện tích trồng rau an tồn lên đến khoảng 300 ha.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, KHCN được ứng dụng để tạo nguồn giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao, chất lượng tốt; áp dụng công nghệ lên men sinh học để ủ chua thức ăn, tăng giá trị dinh dưỡng; phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm…
Tuy nhiên việc ứng dụng khoa học cơng nghệ vào sản sản xuất vẫn cịn nhiều bất cập. Cơ giới hoá nơng nghiệp cịn rất hạn chế, tỷ lệ gieo cấy và thu hoạch bằng máy mới đạt khoảng 25%; cơ giới hoá chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni diễn ra chậm và chưa có chuyển biến rõ rệt. Trình độ và năng lực cạnh tranh thị trường của người nơng dân cịn thấp, xu hướng phát triển cơ cấu sản phẩm hướng tới giá trị tăng cao diễn ra chậm. Cán bộ kỹ thuật hỗ trợ cho nơng dân chưa hiệu quả, hoạt động cịn nhiều bất cập có thể nói là chỉ hoạt động bề nổi, hoạt động theo các lần phát động phong trào sản xuất, dẫn đến hiểu biết của bà con nông dân về áp dụng cơng nghệ cho sản xuất cịn yếu kém làm ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp một cách bền vững.