Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng bền vững (Trang 65 - 69)

2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở huyện Yên

2.2.3. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường

Trong giai đoạn 2013-2017, ngành nông nghiệp huyện Yên Mô đã phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hố, quy mơ, giá trị và hiệu quả của ngành ngày càng tăng góp phần nâng cao đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, sản xuất nơng nghiệp có dấu hiệu lạm dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các chất kích thích sinh trưởng để tăng năng suất, sản lượng cây trồng và chất tăng trọng để tăng trọng lượng vật nuôi; việc xử lý các chất thải trong chăn nuôi và nước thải trong nuôi trồng thủy sản chưa triệt để làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng cũng như sự phát triển bền vững của ngành.

2.2.3.1. Tài nguyên đất

Với diện tích đất sản xuất của các loại cây trồng tồn huyện n Mơ trong giai đoạn 2013-2017 đạt khoảng 22.106,39 ha/năm, gồm khoảng 6.874,97 ha lúa và 15.231,42 ha đất trồng màu, cây công nghiệp và các loại cây trồng khác, nông dân

trong huyện sử dụng hàng nghìn tấn phân bón và hàng trăm tấn thuốc BVTV các loại, cùng các chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc hố học.

Bảng 2.14. Tình hình sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp huyện Yên Mô giai đoạn 2013-2017

ĐVT: kg Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2015 Năm 2017 So sánh (%) 15/13 17/13 A. Sử dụng phân bón hóa học 1. Tổng lượng sử dụng 14.415.080 15.480.332 16.706.036 107,4 108,0 - Dùng cho cây lúa 4.865.120 4.982.340 5.254.029

- Dùng cho rau màu 5.735.420 6.012.230 6.184.050 - Dùng cho cây công nghiệp 3.814.540 4.485.762 5.267.957 2. Bình quân/1ha đất canh

tác

652,08 700,27 755,71 107,38 107,92

- Dùng cho cây lúa 708 725 765

- Dùng cho rau màu 377 395 406

- Dùng cho cây công nghiệp 251 295 346 B. Sử dụng thuốc BVTV

1. Tổng lượng sử dụng 23.670 24.030 23.360 101,6 97,3 - Dùng cho cây lúa 21.834 22.216 21.120

- Dùng cho rau màu 782 631 629

- Dùng cho cây công nghiệp 1.054 1.183 1.611 2. Bình quân/1ha đất canh

tác

1,07 1,09 1,06 101,87 97,25

- Dùng cho cây lúa 3,18 3,23 3,07 - Dùng cho rau màu 0,05 0,04 0,04 - Dùng cho cây công nghiệp 0,07 0,08 0,11

Theo tổng hợp của Trạm BVTV và Phịng Nơng nghiệp - PTNT huyện Yên Mô (bảng 2.14), hàng năm nông dân huyện Yên Mô đã sử dụng bình quân trên 15.500 tấn phân bón hóa học, trên 23,6 tấn thuốc BVTV và nhiều chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng. Tính trong năm 2015, tổng lượng phân bón hóa học sử dụng trên địa bàn toàn huyện là 16.706,036 tấn, bằng 115,9% so với năm 2013; lượng phân bón sử dụng bình qn trên 01 ha đất canh tác là 755,71kg. Tổng lượng thuốc BVTV sử dụng trong năm 2015 là 23.360 kg, bằng 98,69% so với năm 2013; lượng thuốc BVTV sử dụng bình quân trên 01 ha đất canh tác là 1,06 kg, bằng 99,07% so với năm 2013. Do diện tích đất trồng màu, cây cơng nghiệp và các loại cây trồng khác chiếm phần lớn trong tổng diện tích canh tác của huyện nên tổng lượng phân bón và thuốc BVTV sử dụng chiếm phần lớn trong tổng lượng sử dụng của tồn huyện.

Mặc dù có xu hướng sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV giảm tuy nhiên việc lạm dụng nhiều thuốc BVTV, chất kích thích sinh trưởng, phân bón hố học khơng đúng quy trình tác động đến các vi sinh vật, các thiên địch có ích trong mơi trường, đồng thời làm phát triển thêm các sinh vật có hại và giảm đa dạng sinh vật có ích trong thiên nhiên, làm giảm độ phì nhiêu của đất trồng. Đó là chưa kể đến số lượng lớn các loại chai, lọ, bao bì thuốc BVTV vốn là loại rác thải nguy hại nhưng hầu hết không được xử lý mà bị vứt bỏ bừa bãi. Một số khu vực canh tác rau, lúa nước do nông dân sử dụng vơi bón lót với liều lượng lớn nhắm mục đích sát trùng đất. Do đó đất có độ chua vượt mức cho phép (độ pH > 7) và có xu hướng kiềm. Theo báo cáo năm 2015 của Phịng Tài ngun Mơi trường huyện n Mơ, có 04 dự lượng hoá chất BVTV trong đất của huyện vượt mức cho phép gồm diệt cỏ (sofit, atrazin) và trừ sâu (Findan, Diazinon). Bên cạnh đó, những năm vừa qua tình trạng khai thác rừng và khống sản dẫn đến tình trạng lỡ đất, xói mịn, rửa trơi đất tại các xã.

Huyện Yên Mô đã rất chú trọng trong việc ổn định, mở rộng diện tích đất canh tác hàng năm, ổn định đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực. Từ năm 2013- 2017, diện tích đất canh tác bình quân hàng năm giảm 0,03%, diện tích đất trồng lúa

ổn định trong khoảng từ 6.800 đến trên 6.900 ha, cao hơn kế hoạch ổn định diện tích trồng lúa giai đoạn 2013-2017 của tồn huyện (kế hoạch ổn định diện tích trồng lúa của huyện là 6.500 ha/năm).

2.2.3.2. Môi trường sinh thái

Với địa hình là một huyện nơng nghiệp là hoạt động sản xuất chính, tuy mơi trường sống chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng như ở các khu công nghiệp hoặc như một số địa phương nặng về phát triển làng nghề, nhưng vẫn có nhiều vấn đề mà Yên Mô cần phải quan tâm như nhận thức và thói quen của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp là vẫn lạm dụng nhiều loại phân bón vơ cơ, thuốc bảo vệ thực vật có độc tố cao hoặc xả thải trực tiếp từ các trang trại chăn nuôi ra môi trường. Con người lạm dụng quá nhiều vào những thành quả khoa học kỹ thuật mà loài người mang lại mà quên đi tác hại nghiêm trọng và tiêu cực của việc sử dụng hóa chất quá mức cho phép. Các hoạt động khác của con người cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống như khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi làm đất đai bị xói mịn, cạn kiệt dinh dưỡng; dịch bệnh, dịch hại cây trồng vật nuôi xảy ra thường xuyên như cúm gia cầm, lở mồm long móng... từ thực trạng đó, huyện đã tích cực phát động chiến dịch bảo vệ mơi trường, thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường đất, nước và khơng khí, nhưng vẫn đang là một khó khăn, thách thức đối với sự phát triển bền vững nông nghiệp xét ở góc độ mơi trường.

Ơ nhiễm mơi trường đất nơng nghiệp của huyện không cao, vẫn trong giới hạn cho phép. Một số diện tích canh tác rau có độ hướng kiềm (pH>6,5); hàm lượng chất hữu cơ dao động từ 1,74 - 7,72% tuỳ theo từng xã. Hàm lượng lân, kali cao dễ gây phú dưỡng hoá nguồn nước mặt. Hàm lượng kim loại nặng khơng có hoặc thấp, chủ yếu khu vực đất nông nghiệp ở gần nhà máy có hàm lượng kim loại nặng do chất thải của các nhà máy thải trực tiếp ra làm ô nhiễm đất. Hợp chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học (tồn dư nông dược) thấp do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều so với khuyến cáo nhưng do dễ có thời gian phân huỷ ngắn nên khơng ảnh hưởng đến chất lượng đất, chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.

Ơ nhiễm mơi trường khơng khí: nói chung mơi trường khơng khí ở đây chưa thực sự đảm bảo, có ở một số khu vực chứa rác thải sinh hoạt của người dân, những trang trại chăn nuôi không được thu gom hoặc huỷ đúng cách gây ra mùi hôi làm ơ nhiễm khơng khí.

Ơ nhiễm mơi trường nước: nguồn nước mặt tại huyện Yên Mô chủ yếu bị nhiễm bởi các chất dinh dưỡng (N, P), các chất hữu cơ (COD, BOD). Hệ thống sông trục chủ yếu bị ô nhiễm do chất dinh dưỡng (NO2-, NH4+, NO3-) vượt từ 1 - 5 lần, vi sinh vật (coliform) vượt từ 1 - 1,3 lần. Nước ngầm trên địa bàn huyện có bị ơ nhiễm nhưng chưa ở mức nặng. Nhìn chung, mức độ ơ nhiễm nguồn nước mặt ở huyện khơng cao.

Tóm lại, mức độ ơ nhiễm về môi trường trong nông nghiệp khơng cao, mặc dù vậy huyện cũng đã có nhiều chính sách nhằm hạn chế đến mức thấp nhất mức độ ô nhiễm môi trường để phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng bền vững (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)