Kinh nghiệm, bài học đối với huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng bền vững (Trang 36 - 37)

1.2. Tổng quan thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

1.2.2. Kinh nghiệm, bài học đối với huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình

Nơng nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt, có vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và của huyện n Mơ nói riêng. Thơng qua việc nghiên cứu những kinh nghiệm PTNN của các địa bàn trong nước sẽ giúp cho n Mơ có nhiều bài học trong chiến lược PTNN theo hướng bền vững.

Thứ nhất, trong quá trình xây dựng chiến lược PTNNBV cần kết hợp kinh nghiệm truyền thống với khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với đặc điểm của q trình sản xuất trong lĩnh vực nơng nghiệp theo từng vùng, miền trên địa bàn.

Thứ hai, xây dựng mơ hình trang trại điển hình trong phát triển các loại cây trồng, vật ni mang tính đặc thù và thế mạnh của huyện; xác định những loại cây trồng, vật ni có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sử dụng biện pháp và ứng dụng trong công nghệ xử lý chất thải từ cây trồng, vật nuôi để tận dụng sản phẩm sau chăn ni như khí gas, phân bón... nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ ba, thực hiện chủ trương của Nhà nước về liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân) nhằm thúc đẩy PTNN, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và ổn định đầu ra, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong bối cảnh hội nhập, tạo liên kết trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ đối với các sản phẩm nông sản. Định hướng phát triển sản phẩm có khả năng xuất khẩu dựa trên liên kết 4 nhà.

Thứ tư, xây dựng mối liên kết giữa các vùng chuyên canh trên địa bàn huyện với các xã/huyện/tỉnh lân cận nhằm tận dụng lợi thế về địa hình, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.

Thứ năm, đào tạo miễn phí cho người nông dân về kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, đầu tư cho hoạt động khuyến nông nhằm nâng cao kiến thức cho người nông dân theo xu hướng phát triển của thị trường và theo nhu cầu của người dân, định hướng sản xuất hàng hóa đối với sản phẩm nơng sản do người nông dân

sản xuất ra.

Thứ sáu, Nâng cao ý thức của người nông dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chống ô nhiễm môi trường. Để bảo vệ môi trường ở nông thôn, hơn ai hết người nơng dân là người có trách nhiệm cao nhất. Nếu khơng chẳng những họ tự hủy hoại mơi trường sống hiện tại mà cịn ảnh hưởng lâu dài đến các thế hệ mai sau. Muốn vậy, trước hết người nông dân phải được trang bị kiến thức về môi trường, những tác hại của ô nhiễm môi trường và cách bảo vệ mơi trường thơng qua các chương trình khuyến nơng, đào tạo nghề, v.v.

Thứ bảy, Nâng cao sự hiểu biết về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngoài việc nâng cao ý thức trình độ dân trí cho người nơng dân thì cần nâng cao sự hiểu biết về thị trường tiêu thụ sản phẩm để sản xuất đúng với nhu cầu ngày càng cao trên thị trường nội địa và quốc tế. Hơn nữa, để thích ứng với nên kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì người nơng dân và người SXNN phải có sự hiểu biết về thị trường thế giới, có đầu óc nhanh nhậy, biết tính tốn hiệu quả và biết nhìn về tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng bền vững (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)