Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng bền vững (Trang 69 - 71)

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Yên Mô tỉnh

2.3.1. Kết quả đạt được

2.3.1.1. Về kinh tế

Trong giai đoạn 5 năm ngành nông nghiệp huyện Yên Mô đạt quy mô tăng trưởng tương đối cao cả về GTSX và GTTT; Chất lượng tăng trưởng của ngành nông nghiệp ngày càng được cải thiện được thể hiện qua hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích, năng suất lao động nơng nghiệp và hiệu quả vốn đầu tư nông nghiệp. Hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích ngày càng được nâng cao, thể hiện qua chỉ tiêu GTTT và GTSX được tại ra trên 01 ha đất sản xuất nông nghiệp năm sau cao hơn năm trước và đạt mức tăng bình quân trên 1,9%/năm.

Cơ cấu ngành nơng nghiệp có xu hướng chuyển dịch bước đầu theo hướng tiến bộ. Trong 5 năm, tỷ trọng của nhóm ngành có thể đảm bảo phát triển theo hướng bền vững vẫn chiếm tỷ trọng cao, đạt bình qn trên 80%, trong đó tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng mạnh và đến năm 2015 tỷ trọng ngành chăn nuôi gần tiệm cận với tỷ trọng ngành trồng trọt. Tỷ trọng của nhóm ngành có thể khơng đảm bảo phát

triển bền vững có xu hướng tăng nhanh tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng thấp, đạt từ 10-16% trong tồn ngành nơng-lâm-thủy sản. Nhóm ngành hỗ trợ có tỷ trọng khơng lớn (từ 1,34 - 1,62%) và xu hướng tăng không đáng kể.

Các ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2013-2017 phát triển khá toàn diện. Ngành trồng trọt (bao gồm cả trồng rừng và nuôi rừng) phát triển mạnh về diện tích và sản lượng. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, phát triển diện tích cây trồng đạt giá trị, hiệu quả cao.

Sản xuất nông nghiệp huyện Yên Mô giai đoạn 2013-2017 đã bước đầu phát triển mạnh theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng và hình thành các vùng sản xuất nông sản quy mô lớn. Vùng trung tâm Huyện được định hình là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm, đặc biệt là lúa gạo, rau màu chất lượng cao và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Vùng núi và gò đồi được xác định là vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp dài ngày như chè, mía; phát triển rừng kinh tế tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là chăn ni bị, lợn.

2.3.1.2.Về xã hội

Dân số và lao động nơng nghiệp có vai trị quan trọng, tiếp tục là nhân tố cơ bản để phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Yên Mô. Cơ hội việc làm trong khu vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được mở rộng cho mọi người và thu nhập lao động nông nghiệp ngày càng cải thiện. Hàng năm toàn huyện giải quyết việc làm cho 3.800-4.200 người. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt 24,0 triệu đồng với mức tăng trưởng 17,1% qua 3 năm. Cơng tác xóa đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 2,5-3%/năm, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm khoảng 0,45%/năm. Lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn.

2.3.1.3. Về tài ngun mơi trường

Mặc dù có dấu hiệu suy giảm nhưng tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện trong thời gian qua chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tài nguyên môi trường đất vẫn tiếp tục đảm bảo về diện tích, độ phì nhiêu. Diện tích đất canh tác bình qn vẫn ổn

định, đặc biệt diện tích đất trồng lúa sơng ngịi phân bố đều, nhiều hồ đập và trữ lượng nước ngầm dồi dào cho phép đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân được mở rộng đã thực hiện tốt mục tiêu an ninh lương thực. Đất đai huyện n Mơ nói chung tiếp tục là thế mạnh cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp. Tài nguyên nước trên địa bàn huyện khá phong phú. Các cơng trình nước sạch được quan tâm đầu tư nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân nơng thơn. Do đó tỷ lệ người dân dùng nước hợp vệ sinh năm 2017 đạt trên 85%, bình quân mỗi năm tăng thêm 3,0%. Tài nguyên rừng trên địa bàn toàn huyện dồi dào với nhiều loài lâm sản và động vật rừng quý hiếm.

Môi trường sinh thái xét theo tổng thể các yếu tố môi trường đất, nước, không khí và các yếu tố khác trên địa bàn huyện nhìn chung chưa bị ơ nhiễm nặng. Các thông số cơ bản vẫn đảm bảo cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng bền vững (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)