2.3. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Yên Mô tỉnh
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Trong 5 năm ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bấp bênh, không ổn định, xu hướng tăng trưởng hàng năm giảm dần. Nhóm ngành có thể đảm bảo phát triển theo hướng bền vững có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều và tỷ trọng giảm so với các nhóm ngành khác, đặc biệt ngành trồng trọt (bao gồm cả trồng rừng) giảm nhanh về giá trị và tỷ trọng.
Nhóm ngành có thể khơng đảm bảo nông nghiệp phát triển bền vững tăng trưởng nhanh về giá trị và tỷ trọng, đặc biệt là ngành khai thác lâm sản. Xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng GTTT phản ánh hiệu quả sản xuất giảm, ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển của ngành nơng nghiệp. Chất lượng tăng trưởng của toàn ngành tăng tuy nhiên xu hướng tốc độ các chỉ tiêu đánh giá không ổn định hoặc có xu hướng giảm dần qua hàng năm, đặc biệt là hiệu quả sản xuất tính trên đơn vị diện tích và năng suất lao động nơng nghiệp.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, năng suất chung của các loại cây trồng có xu hướng giảm. Tổng đàn chăn ni giảm mạnh cả về gia súc và gia cầm, chất lượng tổng đàn có cải thiện song chưa vẫn cịn một tỷ lệ lớn vật ni có trọng
lượng, chất lượng thấp. Các vùng đã bước đầu định hình được các sản phẩm có thế mạnh nhưng nguồn lực tập trung đầu tư, hỗ trợ cịn thiếu; mặt khác cơng tác quy hoạch, kế hoạch chưa bài bản; chất lượng đầu vào và giá trị nông sản đầu ra chưa cao, thiếu gắn kết giữa sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ.
Tài ngun mơi trường đang có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng, một số nơi đã và đang ơ nhiễm do sản xuất nơng nghiệp gây ra. Tình trạng sử dụng thiếu hợp lý phân bón hóa học và thuốc BVTV ngày càng gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tài ngun đất, nước, khơng khí. Rơm rạ sau khi thu hoạch bị đốt gây ơ nhiễm khói, bụi. Chăn ni phát triển mạnh kéo theo tình trạng phân và nước thải trong chăn ni sản sinh ra các loại khí CH4, H2S, CO2, NH3... gây ơ nhiễm khơng khí và mơi trường sống.