3.1.1. Quan điểm phát triển
Tập trung phát triển nơng nghiệp tồn diện, bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, khai thác tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng vùng, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hiệu quả. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong huyện, trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của huyện trên cơ sở khuyến khích nơng dân làm giàu, cải thiện đời sống thông qua việc sử dụng có hiệu quả đất đai, thu hút nhiều nguồn vốn và áp dụng mạnh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến bộ quản lý trang trại, hệ thống dịch vụ nông nghiệp.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế cây trồng vật nuôi đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, đa dạng hóa các hình thức liên kết, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân, hộ sản xuất kinh doanh giỏi tích tụ ruộng đất, đầu tư sản xuất, tiêu thụ, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành, lĩnh vực khác, đặc biệt giải quyết tốt vấn đề môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động nhằm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Mở rộng đào tạo nghề dưới nhiều hình thức, bằng nhiều dự án để tăng năng suất lao động và chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.
3.1.2. Mục tiêu phát triển
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2016-2025 phấn đấu đạt bình qn 3,3%/năm, trong đó giai đoạn 2016-2020 đạt 3,03%/năm, giai đoạn 2021-2025 đạt 3,5%/năm. Trong đó, giai đoạn 2016-
2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp là 2,02%, lâm nghiệp là 3,1%, thủy sản là 11,4%. Giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp là 1,8% (1,4%), lâm nghiệp là 2,7%, thủy sản là 12,3% (11,7%).
Nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng gắn với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Đến năm 2020, cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 26,5% tổng GTSX của huyện, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 135 triệu đồng. Đến năm 2025, cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 22,7% (23,0%) tổng GTSX của huyện, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 145 triệu đồng. Góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 42 triệu đồng/người/năm, có ít nhất 14 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, các xã cịn lại đạt từ 16 tiêu chí trở lên. Đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đạt 50 triệu đồng/người, huyện được công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Tập trung phát triển nơng nghiệp tồn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX NN, khuyến khích phát triển doanh nghiệp và các loại hình hợp tác khác trong lĩnh vực nơng nghiệp, hình thành cơ chế kết hợp và thúc đẩy lẫn nhau giữa sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập, hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.