Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng bền vững (Trang 37 - 40)

Nghiên cứu về phát triển nông nông nghiệp địa phương theo hướng bền vững đã được thực hiện bởi khá nhiều tác giả với các đối tượng và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình sau:

Nguyễn Văn Hiệp (2016), PTNN tỉnh Hà nam theo hướng bền vững [7]. Tác giả đã hệ thống hóa một số khía cạnh lý luận, thực tiễn về PTNN theo hướng bền vững; nghiên cứu kinh nghiệm PTNN theo hướng bền vững ở một số địa phương, rút ra bài học tham khảo cho tỉnh Hà Nam. Đánh giá thực trạng PTNN tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững, làm rõ kết quả, hạn chế, nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra. Đưa ra định hướng và giải pháp nhằm PTNN tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững đến năm 2020.

Trần Thị Lan Anh (2014), Phát triển theo hướng bền vững ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình [1]. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển theo hướng bền vững ở góc độ cấp huyện như: nội dung, tiêu chí, mối quan

hệ,… trong phát triển theo hướng bền vững; Đánh giá thực trạng phát triển theo hướng bền vững ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009-2013; Kết hợp với những đánh giá về thực trạng phát triển theo hướng bền vững của huyện Yên Khánh, luận văn đưa ra những dự báo, đề xuất những định hướng và giải pháp khả thi bảo đảm cho sự phát triển bền vững của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình thời gian tới.

Nguyễn Chí Thắng (2012), PTNN tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững: Thực trạng và giải pháp [12]. Tác giả luận văn đã vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về PTNN theo hướng bền vững để nghiên cứu thực trạng về PTNN tỉnh Trà Vinh từ khi tái lập Tỉnh đến nay, từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng nhằm phát triển theo hướng bền vững cho ngành nông nghiệp của Tỉnh.

Nguyễn Thị Vân (2012), Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang thành phố Đà nẵng [18]. Tác giả đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển bền vững nông nghiệp; Đánh giá thực trạng phát triển bền vững nơng nghiệp huyện Hịa Vang thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007-2011; Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh PTNN Hòa Vang theo hướng bền vững giai đoạn 2012-2020 và những năm tiếp theo.

Phạm Khắc Diễn (2008), PTNNBV của huyện Gia Lâm, thành phố Hà nội [5]. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng PTNN và mức độ PTNNBV của huyện Gia Lâm những năm 2013-2007, từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy nông nghiệp huyện Gia Lâm phát triển mạnh theo hướng nông nghiệp bền vững.

Nhận xét: Qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở trên cho thấy các cơng trình nghiên cứu đều đề cập đến PTNNBV ở các góc độ khác nhau. Đồng thời nêu lên các quan điểm và kiến nghị các giải pháp PTNNBV nhằm góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đi sâu vào từng địa phương cụ thể vấn đề PTNN, PTNNBV cịn ít được đề cập đến. Đối với huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, nghiên cứu PTNN theo hướng bền vững trong thời kỳ đổi mới đất nước chưa có một cơng trình nào đề cập đầy đủ, toàn diện và hệ thống. Do

vậy, đây là một đề tài độc lập, đề cập một cách đầy đủ hệ thống về PTNN theo hướng bền vững ở huyện Yên Mô.

Kết luận chương 1

Nội dung chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa các lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Các nội dung này bao gồm: (1) các khái niệm về phát triển bền vững nói chung và phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vững nói riêng; (2) Nội dung của PTNN theo hướng bền vững; (3) Các tiêu chí đánh giá PTNN theo hướng bền vững và (4) các nhân tố ảnh hưởng đến PTNN theo hướng bền vững.

Bên cạnh đó, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về PTNN theo hướng bền vững của một số địa phương như: huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi; huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng; tỉnh An Giang luận văn đã đưa ra được các kinh nghiệm về PTNN theo hướng bền vững cho huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình.

Nơng nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt, có vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và của huyện n Mơ nói riêng, chính vì thế, việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTNN theo hướng bền vững sẽ là cơ sở để tác giả thực hiện các nội dung phân tích ở chương 2 một cách có khoa học hơn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PTNN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở HUYỆN YÊN MÔ,

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng bền vững (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)