2.3. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Yên Mô tỉnh
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại
* Khách quan
Xuất phát điểm của huyện Yên Mô thấp, nền kinh tế thuần nông, hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất; đời sống của người dân khó khăn; nguồn nội lực cho phát triển cịn hạn chế. Các lĩnh vực văn hóa xã hội đối diện với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cho phát triển.
Điều kiện tự nhiên đặc biệt khó khăn, trong đó vùng đồng bằng bị phân tán ra thành các vùng với nhiều đặc điểm khác nhau; vùng đồi núi có ít những thung lũng rộng để phát triển đồng cỏ chăn nuôi gia súc quy mơ lớn. Điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt với mùa đông kéo dài, lượng mưa lớn, rét đậm rét hại kéo dài; mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cao gây hạn hán, ảnh hưởng lớn đến cây trồng vật nuôi.
Tập quán canh tác đã và đang ảnh hưởng nhiều đến phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Yên Mô. Một số vùng người nông dân vẫn theo lối sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, thiếu liên kết, hợp tác trong sản xuất; phương pháp canh tác cịn manh nặng tính thủ cơng và kinh nghiệm, đặc biệt là sử dụng cơ cấu giống cây trồng, vật ni; việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV;... Thiếu mạnh dạn sử dụng giống mới tiến bộ kỹ thuật và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
Cơ chế chính sách đối với phát triển nơng nghiệp cịn một số bất cập. Thiếu chính sách thúc đẩy tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất lớn. Thiếu cơ chế khuyến khích những người có quyền sử dụng đất nơng nghiệp nhưng sử dụng kém hiệu quả chuyển cho người có khả năng sử dụng với hiệu quả cao hơn, hoặc liên doanh theo hình thức hợp tác xã hoặc công ty cổ phần nông nghiệp. Nhiều dự án đầu tư phát triển sản xuất của cấp trên thực hiện nhưng chưa gắn với thực tiễn nhu cầu của địa phương. Chính sách chuyển giao khoa học kỹ thuật thiếu hiệu quả.
* Chủ quan
Nhận thức về sản xuất nông nghiệp của các cấp, các ngành và người nông dân huyện Yên Mô về sản xuất quy mô lớn, sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, sản xuất nơng nghiệp bền vững... cịn rất hạn chế.
Cơng tác quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp chưa phù hợp thực tiễn, chưa xác định danh mục cụ thể các loại cây trồng, vật nuôi để định hướng phát triển. Việc xác định vùng sản xuất phù hợp song chưa có kế hoạch cụ thể cho từng vùng.
Nguồn lực đầu tư thiếu trọng điểm và dàn trải, đặc biệt chưa tập trung tạo đột phá một số cây trồng vật nuôi có lợi thế so sánh. Một số nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất chưa tập trung vào mục tiêu phát huy lợi thế so sánh của cây trồng, vật nuôi lợi thế.
Q trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni được triển khai thiếu cụ thể. Quá trình cơ giới hóa nơng nghiệp chưa được đẩy mạnh trong các khâu chăm sóc, thu hoạch và chế biến nơng sản. Các hình thức liên kết trong sản xuất chưa được nhân rộng.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở các vấn đề lý luận về PTNN theo hướng bền vững đã nghiên cứu trong chương 1, các số liệu thứ cấp về PTNN của huyện n Mơ chương 2 của luận văn đã phân tích được thực trạng PTNN bền vững của huyện Yên mô theo các nội dung: PTBV nông nghiệp về mặt kinh tế; PTBV nông nghiệp về mặt xã hội và PTBV vững nông nghiệp về môi trường.
Để có những nhận xét và đánh giá khách quan, cụ thể hơn về PTNN ở huyện Yên Mô theo hướng bền vững, tác giả căn cứ vào bộ số liệu sơ cấp thu thập được trong quá trình thực hiện luận văn để đưa ra những nhận xét, đánh giá về các nội dung PTBV nông nghiệp ở huyện.
Chương 2 của luận văn cũng chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong PTNN ở huyện Yên mô theo hướng bền vững, đây sẽ là các căn cứ để đề xuất các giải pháp trong chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN N MƠ TỈNH NINH BÌNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG