Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng bền vững (Trang 40 - 45)

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Yên Mô, tỉnh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện n Mơ nằm ở phía Nam tỉnh Ninh Bình, có tọa độ địa lý từ 20003’45” ÷ 20011’20” vĩ Bắc và từ 105055’05” ÷ 106003’50” kinh Đơng, n Mơ có ranh giới phía Bắc giáp huyện Hoa Lư, phía Đơng giáp huyện Yên Khánh, Kim Sơn, phía Tây giáp thành phố Tam Điệp, phía Nam giáp huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa).

n Mơ nằm cách trung tâm Thành phố Ninh Bình 15 km về phía Nam. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến giao thông quan trọng: đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12B kéo dài, Quốc lộ 21B kéo dài, ĐT 480B, ĐT 480C, ĐT 477 chạy qua địa bàn nhiều xã; tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua phía Bắc huyện, từ cầu Vó đến cầu Ghềnh; đường sơng gồm sơng Vạc, sông Ghềnh, sông Trinh Nữ, sông Bút... 2.1.1.2.Đặc điểm địa hình

Địa hình n Mơ đa dạng, vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng, ruộng trũng. Nơi cao cốt đất thường trên +1.8m, là nơi tập trung dân cư và ruộng màu, phân bố chủ yếu dọc hai bên Quốc lộ 12B (Mai Sơn, Khánh Thượng, thị trấn Yên Thịnh, Yên Phong, Yên Từ, Yên Mạc, Yên Lâm). Nơi thấp thường là ruộng nước và ven các bờ sơng, cốt đất +0.75m ÷ +1.25m. Vùng đồng bằng xen kẽ đồi núi tập trung ở các xã Yên Thắng, Yên Đồng, Yên Thái, Yên Thành.

Theo đặc điểm, địa hình n Mơ phân thành hai vùng rõ rệt:

a) Vùng đồi, núi: nằm ở phía Tây và Tây Nam huyện, diện tích 1.902 ha, chiếm 13,2% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Yên Thắng, Yên Thành, Yên Đồng, thích hợp với phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chăn ni gia súc (trâu, bị, dê), phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản.

b) Vùng đồng bằng: nằm ở phía Đơng và phía Bắc huyện, đất đai chủ yếu là đất phù sa khơng được bồi, thích hợp với trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

2.1.1.3.Khí hậu thời tiết

Yên Mơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, lại thường xuyên bị ảnh hưởng của mưa bão; mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nắng nóng, mưa nhiều.

Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.920 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 75- 85% lượng mưa cả năm. Mưa lớn thường xảy ra trong mùa này, do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Mùa đông lượng mưa thấp, chỉ chiếm khoảng 15-25% tổng lượng mưa cả năm, chủ yếu dưới dạng mưa phùn, mưa nhỏ. Tổng lượng mưa lớn nhất trong năm là 3.024 mm; nhỏ nhất là 1.100 mm.

Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm: 23,60C. Nhiệt độ trung bình mùa đơng là 200C, mùa hạ là 270C. Tổng bức xạ khá dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh, tăng vụ gieo trồng.

Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm tương đối trung bình năm là 85%. Chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không nhiều: tháng 3 có độ ẩm cao nhất là 90%; tháng 1 có độ ẩm thấp nhất là 81%. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 861 mm. Lượng bốc hơi mùa nắng chiếm 60% lượng bốc hơi cả năm, tháng 7 có lượng bốc hơi nhiều nhất (103 mm), tháng 3 có lượng bốc hơi nhỏ nhất (939 mm).

Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, mùa đơng là hướng Đơng-Bắc và có xu hướng lệch về phía Đơng, mùa hè là hướng từ Đơng đến Đông-Nam.

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất

* Về thổ nhưỡng

Đất đai của huyện n Mơ chia làm 3 nhóm chính sau:

Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình, đất thịt nhẹ, cát pha, một phần nhỏ là đất thịt nặng và sét nhẹ. Nhóm đất này có độ dày tầng đất ≥ 1m, tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 80) được phân ra một số nhóm nhỏ sau:

- Đất phù sa trung tính, ít chua, thành phần cơ giới nhẹ: 996 ha, có thành phần cơ giới là cát pha, thịt nhẹ, tầng đất dày, hàm lượng NPK trung bình, rất thích hợp cho việc trồng rau và các cây trồng cạn.

- Đất phù sa trung tính, ít chua, thành phần cơ giới trung bình: 877 ha, có hàm lượng lân cao, hàm lượng kali trung bình, thích hợp cho trồng lúa.

- Đất phù sa trung tính ít chua - glây nơng: 1.357 ha, có hàm lượng NPK không cao, thành phần cơ giới thịt trung bình và sét nhẹ, có tầng đất dày, đang sử dụng trồng 2 vụ lúa.

- Đất phù sa trung tính, ít chua - glây sâu: 1.328 ha đang trồng 2 vụ lúa, có hàm lượng NPK dễ tiêu từ trung bình đến khá, có thành phần cơ giới thịt nhẹ trung bình, sét nhẹ, tầng đất dày.

- Đất phù sa trung tính, ít chua - kết von nơng: 120 ha, có thành phần cơ giới sét nhẹ, thịt trung bình, tầng đất dày, thích hợp cho canh tác 2 vụ lúa hoặc 1 vụ màu, 1 vụ lúa.

- Đất phù sa trung tính ít chua - kết von sâu: 361 ha, có hàm lượng NPK dễ tiêu từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới nhẹ, đang sử dụng trồng 2 vụ lúa.

- Đất phù sa có đốm rỉ kết von nơng: 180 ha, thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dày, hàm lượng đạm khá - giàu, lân nghèo - trung bình, kali dễ tiêu trung bình khá, đang sử dụng để canh tác lúa, màu.

- Đất phù sa glây trung tính, ít chua: 2.326 ha, thành phần cơ giới trung bình, có tầng đất dày, hàm lượng NPK trung bình, đang sử dụng trồng 1 vụ lúa.

- Nhóm đất glây: diện tích 2.856 ha, có hàm lượng đạm cao, lân nghèo, kali dễ tiêu trung bình, đang sử dụng trồng 1 vụ lúa.

(2) Nhóm đất đen gồm các nhóm sau:

- Đất đen kết von nơng: 37 ha, có độ dốc khơng lớn, tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, lân tổng số dễ tiêu nghèo, đang sử dụng trồng màu và cây công nghiệp

ngắn ngày.

- Đất đen kết von sâu: 220 ha, có thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dày 0,5-1m, độ dốc cấp II, hàm lượng chất dinh dưỡng từ trung bình đến giàu, thích hợp với các loại cây trồng như ngơ, khoai, sắn, mía, đậu đỗ các loại, cây ăn quả.

(3) Nhóm đất xám: diện tích 245 ha, tập trung ở xã Yên Thành và Yên Thắng, có thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dày 0,5-1,0m, độ dốc cấp II, hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình, thích hợp trồng màu và các loại cây trồng cạn.

Đánh giá chung: Đất tự nhiên của huyện chủ yếu là đất phù sa trung tính, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất tương đối khá. Đây là vùng đất có tiềm năng phát triển nông nghiệp (trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày).

* Về hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 14.474,22 ha. Trong đó:

+ Đất nơng nghiệp: 10.124,73 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm tỷ lệ khá cao 70,35%. Đất nuôi trồng thủy sản là 447,47 ha chiếm 4,42%, đất rừng (gồm rừng sản xuất và rừng phòng hộ) là 1.632,91ha chiếm 16,13%.

+ Đất phi nông nghiệp: 3.997,34ha, trong đó đất phát triển hạ tầng là 1.732,23 ha chiếm 43,33%, được phân bổ vào các cơng trình giao thơng, thủy lợi, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, chợ,... Đất giao thông, thủy lợi chiếm tỷ lệ lớn nhưng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới thì diện tích này chưa đáp ứng đủ. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất khu công nghiệp chỉ chiếm 3,5% tổng diện tích đất phi nơng nghiệp. Trong thời gian tới, cơ cấu loại đất này cần được nâng cao nhằm phát triển các cụm công nghiệp, cơ sở kinh doanh, dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đất ở chiếm 21,08% diện tích đất phi nơng nghiệp, trung bình diện tích đất ở khá hợp lý, đạt 71,08 m2/người. Tuy nhiên, trong những năm tới, đồng thời cùng với việc hình thành một số cơ sở cơng nghiệp, nhu cầu lao động tăng, diện tích đất ở cũng phải tính đến.

+ Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn chiếm 2,43%, trong giai đoạn tới cần đưa phần diện tích này vào sử dụng cho hiệu quả.

b. Tài nguyên nước

Hệ thống sơng ngịi trên địa bàn huyện tương đối nhiều, gồm các sơng chính sau:

+ Sơng Vạc: Sông Vạc chảy qua địa bàn xã Khánh Thượng đến xã Yên Nhân, dài 14,5km; có chiều rộng trung bình 50-60m và độ sâu trung bình 4-5m. Ngồi nhiệm vụ tiêu nước, sơng Vạc cịn cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích trong khu vực. Trong những năm mưa lớn, gặp nước lũ sơng Hồng Long hay phân lũ ở thượng nguồn sông Đáy, trong khi khả năng tiêu thoát lũ của sông Vạc bị quá tải nên dễ gây ngập úng, ảnh hưởng đến nhiều khu vực của huyện.

+ Kênh nhà Lê (sông Bút): Bắt đầu từ Đức Hậu đến Chính Đại, dài 16km, lịng sơng hẹp và nông, độ sâu nhất là 3,5m ở gần biển. Mùa khô lưu lượng nước nhỏ, khi thủy triều dâng cao, nước mặn có thể thâm nhập sâu vào nội địa, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

+ Sông Ghềnh: Sông Ghềnh trên địa bàn huyện bắt đầu từ cầu Ghềnh (QL1A), qua ngã ba sông Bút (Yên Từ), dài 12,5km. Sông Ghềnh nhỏ hẹp và nông, không đảm bảo tiêu tự chảy cho các khu vực lân cận trong những năm mưa nhiều và lớn. Về mùa cạn, sông Ghềnh lấy nước từ sông Đáy qua âu Vân, âu Mới vào sông Vạc, rồi qua sông Điện Biên, sông Bút (Đức Hậu) để cung cấp nước tưới cho các khu vực canh tác.

+ Ngồi ra cịn có các sơng như sông Đằng, sông Trinh Nữ, sông Điện Biên, sơng Vó.

Hệ thống hồ chứa nước: Trên địa bàn huyện có một số hồ chứa nước có tác dụng chống lũ và cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản như hồ Yên Thắng 150ha và hồ Yên Đồng 400 ha (tổng diện tích tưới theo thiết kế 542ha, năng lực tưới thực tế là 460 ha).

Nước ngầm: Hiện tại hệ thống nước ngầm đã được khai thác, phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện.

c. Tài nguyên rừng

tỉnh), trong đó: rừng phịng hộ là 1.701,5ha, rừng sản xuất là 22,6ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (1,06%), là một phần của kinh tế song chưa phải là thế mạnh của huyện.

d. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có hai loại khống sản chính là đá vơi và đất sét.

+ Đá vôi: trữ lượng thấp, không đáng kể, tập trung ở các xã: Yên Thái, Yên Thành, Yên Lâm.

+ Đất sét: phân bố ở các xã: Yên Phong, Yên Từ, Yên Nhân, Yên Thành, Khánh Thịnh, Khánh Dương, trữ lượng thấp, hàm lượng sét không cao, chủ yếu dùng để sản xuất gạch, ngói thủ cơng và ngun liệu cho ngành đúc.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng bền vững (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)