Nội dung chính sách tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức cấp xã của huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 43)

1.1. Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc

1.1.4. Nội dung chính sách tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức

1.1.4.1. Khái quát về chính quyền cấp xã * Khái niệm về chính quyền cấp xã

Theo Hiến pháp năm 2013, nước ta có 4 cấp hành chính, tương ứng với 4 cấp chính quyền đó là: Trung ương, tỉnh, huyện và xã.

Điều 110, Hiến pháp 2013 quy định: “Các đơn vị hành chính của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

+ Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương.

+ Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường”

Như vậy chính quyền xã – phường (nay gọi là cấp xã), thị trấn là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính quyền 4 cấp của Nhà nước ta. Trong hệ thống hành chính của Nhà nước ta, cấp xã là cấp có quy mơ, đơn vị hành chính nhỏ nhất. chính quyền cấp xã cũng là cấp chính quyền có quy mơ nhỏ nhất trong hệ thống chính quyền của Nhà nước. Trong nhiều tài liệu, sách báo và văn bản hành chính, chính quyền cấp xã có tên gọi là chính quyền cấp “cơ sở”. Chính quyền cấp xã, phường gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Cơ cấu tổ chức bộ máy, hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân do Luật định.

* Vai trị của chính quyền hành chính cấp xã

Trong hệ thống chính quyền 4 cấp của Nhà nước ta, cấp xã, phường là cấp chính quyền gần dân và trực tiếp với dân. Là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào trong mọi tầng lớp nhân dân. Là nơi kiểm định tính đúng đắn của mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Là nơi mà quyền làm chủ tập thể của nhân dân được thể hiện trực tiếp và phát huy rộng rãi nhất; và cũng là nơi thể hiện trực tiếp khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm sự vững mạnh của chế độ cả về chính trị, văn hóa, quốc phịng, an ninh. Có thể nói chính quyền cấp xã, phường có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính quyền Nhà nước, sự ổn định và vững mạnh của chính quyền cấp xã, phường là nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên sự ổn định, phát triển của từng xã, phường từng quận, huyện, thành phố và của cả quốc gia.

* Chức năng và nhiệm vụ của chính quyền hành chính cấp xã

Theo quy định hiện hành, chính quyền cấp xã, phường (bao gồm HĐND và UBND) là cơ quan quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động chính trị,

kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh ở địa phương; đảm bảo cho hiến pháp, pháp luật, các văn bản của chính quyền cấp trên được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh ở địa phương, đảm bảo và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; đảm bảo quyền lợi của công dân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đồng thời động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND cấp xã, phường được quy định cụ thể trong Luật tổ chức Chính quyền được Quốc hội ban hành ngày 19/6/2015, cụ thể như sau:

Tại Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã

1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.

2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cơng dân trên địa bàn xã.

3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân.

4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.

7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy banh nhân dân xã.

Tại Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.

2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.

1.1.4.2. Khái niệm và đặc điểm của cán bộ công chức cấp xã a. Khái niệm về cán bộ công chức cấp xã

Luật cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008. Tại Điều 4 khoản 1 và 2 quy định:

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây họi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội”.[22]

“Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.[22]

Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 61 Luật cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, thì cán bộ, cơng chức cấp xã có các chức vụ, chức danh sau:

Đối với cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

- Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ

Việt Nam; Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nơng dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Đối với cơng chức cấp xã có các chức danh sau đây:

- Văn phịng - thống kê; Địa chính - xây dựng (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường (đối với xã); Tài chính - kế tốn; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.

Cán bộ, công chức cấp xã khi giữ chức vụ được hưởng lương và chế độ bảo hiểm; khi thôi giữ chức vụ, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được xem xét chuyển thành công chức, trong trường hợp này được miễn chế độ tập sự và hưởng chế độ, chính sách liên tục; nếu khơng được chuyển thành cơng chức mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì thơi hưởng lương và thực hiện đóng bảo hiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật; trường hợp là cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái thì cơ quan có thẩm quyền bố trí cơng tác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật.

b. Vị trí, vai trị, đặc điểm của cán bộ cơng chức cấp xã - Vị trí của cán bộ cơng chức cấp xã

Trong cơ quan xã, phường, cán bộ có vị trí là trung tâm, chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, định hướng trong công tác lãnh đạo, quản lý điều hành các hoạt động của bộ máy từ Đảng, chính quyền đến các đồn thể chính trị - xã hội, tác động trực tiếp và quyết định đến sự phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng. Cán bộ xã, phường là người nắm khâu trọng yếu, trọng tâm những vấn đề mới nảy sinh, cơ mật trong đời sống xã hội. Cơng chức cấp xã, phường chính là lực lượng trực tiếp tham gia vào việc tiếp xúc, lắng nghe và giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày của người dân ở xã, phường, đồng thời phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân đến với cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong việc giải đáp, giải quyết những vấn đề có liên quan đến người dân cũng như của nhà nước; là cầu nối giữa nhà nước với nhân dân trong việc triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật

vào thực tiễn đời sống xã hội. Một công chức cần mẫn trong lao động, tận tụy trong công việc, chăm lo cho quyền lợi của nhân dân, biết tham mưu, lãnh đạo giải quyết những bức xúc của người dân được kịp thời thấu đáo, đúng quy định, đó là thể hiện bản chất của Đảng, chế độ ta là “của dân, do dân, vì dân”, mà lực lượng cơng chức xã, phường là người thể hiện rõ nhất bản chất này của chế độ.

- Vai trị của cán bộ, cơng chức xã, phường được thể hiện như sau

Là người lãnh đạo, tổ chức thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cấp trên ở địa phương; là người thực thi quyền hành pháp, trực tiếp quản lý, điều hành đảm bảo mọi hoạt động: chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng quan hệ gắn bó với an ninh... ở địa phương diễn ra trong khuôn khổ pháp luật; là người đại diện cho ý chí quyền lợi của nhân dân, ln đấu tranh và bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng của người dân khi bị vi phạm. Nhìn chung vai trị của cán bộ, cơng chức xã, phường thể hiện qua các mối quan hệ với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, với công việc, với quần chúng nhân dân. Người cán bộ, công chức xã, phường chỉ được đánh giá là thực hiện tốt vai trị của mình nếu họ vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, đưa ra những quyết sách xây dựng địa phương đó phát triển mọi mặt, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, giải quyết những khó khăn, bức xúc đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân, được nhân dân tin tưởng, mới chính là khẳng định được vai trị của người cán bộ, cơng chức.

Thực tế đã chỉ ra rằng, sự thành công hay thất bại của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường. Tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ này quyết định khả năng hiện thực hóa đường lối chủ trương của Đảng, cính sách của Nhà nước. Như Bác Hồ đã từng nói “Cán bộ vừa là lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân”. Ở xã nào, phường nào có đội ngũ cán bộ, cơng chức tốt thì phong trào đều khá, kinh tế xã hội phát triển, tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an tồn xã hội đảm bảo. Đội ngũ cán bộ, cơng chức xã, phường có vị trí, vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi địa phương. Nếu đội ngũ này có số lượng hợp lý, chất lượng tốt, cần cù, chịu khó, năng động sáng tạo, tích cực lao động, cơng

tác, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì đường lối chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện tốt và nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần xây dựng phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Đặc điểm của cán bộ công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, cũng được hình thành từ việc bầu cử và tuyển dụng nên cũng mang những đặc điểm giống với đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung. Tuy nhiên do xuất phát là lực lượng có đặc thù riêng nên đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng có nhiều điểm khác biệt. Đó là:

- Là đội ngũ có số lượng lớn, đóng vai trị quan trọng trong việc tổ chức, triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Công chức cấp xã là những người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cán bộ công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.

- Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chủ yếu là người dân địa phương, sinh sống, có họ hàng, gốc gác tại địa phương chính vì vậy, cán bộ cơng chức cấp xã là những người am hiểu, bị ảnh hưởng rất lớn bởi những phong tục, tập quán, văn hóa vùng miền, bản sắc truyền thống của địa phương, gia tộc. Do đó, trong cách thức xử lý công việc, giải quyết những mâu thuẫn trong nhân dân... một cách đúng mực và suôn sẻ hơn so với những cán bộ, công chức ở địa phương khác tới làm việc.

- Nguồn hình thành đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã rất đa dạng. Do cán bộ được bầu cử nên các tổ chức chính trị xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức Đảng, đoàn thể là nơi cung cấp nguồn cho cán bộ xã. Nguồn tuyển dụng công chức cấp xã chủ yếu từ học sinh, sinh viên người địa phương sau khi tốt nghiệp các lớp đào tạo về tham gia thi tuyển.

- Cán bộ, công chức cấp xã thường xuyên biến động, thay đổi vị trí cơng tác do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Trong thực tế, trình độ chun mơn của cán bộ, cơng chức cấp xã chưa đồng đều. Nguyên nhân là do cán bộ hình thành từ cơ chế bầu cử nên tiêu chuẩn chuyên

mơn cho từng vị trí, chức danh chưa được chú ý đúng mức. Các cán bộ Đảng, đoàn thể, các hội chưa có chun mơn phù hợp, tuy nhiên do có được sự tín nhiệm cao nên giữ những trọng trách quan trọng mặc dù tiêu chuẩn về trình độ chun mơn có thể chưa cao. Từ thực tế đó, địi hỏi các cơ quan cấp trên, có thẩm quyền cần phải nâng cao hơn nữa trình độ chun mơn cũng như có kế hoạch cụ thể nhằm chuẩn hóa lực lượng cán bộ, cơng chức này.

1.1.4.3. Nội dung tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức cấp xã

Động lực của cán bộ công chức (CBCC) cấp xã là sự tác động tổng hợp của các yếu tố (vật chất và tinh thần) có tác động thúc đẩy, kích thích người CBCC cấp xã hăng say, nỗ lực làm việc nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Động lực có quan hệ chặt chẽ với kết quả và thành tích cơng tác của người CBCC. Khi người CBCC có động lực làm việc tốt, họ sẽ tự giác, hăng say, nỗ lực làm việc tích cực cho đội ngũ CBCC trong quá trình thực thi nhiệm vụ luôn được các nhà quản trị quan tâm.

Tạo động lực cho CBCC là việc vận dụng hệ thống các chính sách, cách thức, biện pháp nhằm tạo ra trạng thái tâm lý tốt nhất thúc đẩy, kích thích người CBCC cấp xã tự giác, hăng say, nỗ lực làm việc, phát huy mọi khả năng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

* Xác định nhu cầu của người lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức cấp xã của huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)