Nhóm giải pháp xác định nhu cầu của cán bộ công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức cấp xã của huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 98 - 100)

3.2. Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức cấp xã

3.2.1. Nhóm giải pháp xác định nhu cầu của cán bộ công chức cấp xã

Các UBND cấp xã của huyện Tư Nghĩa nên đưa ra hoạt động chính thức để xác định hệ thống nhu cầu của từng nhóm CBCC, từ đó tạo cơ sở để thực hiện các biện pháp tạo động lực lao động được hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của từng CBCC, giúp họ thỏa mãn những lợi ích mà họ mong muốn từ đó giúp động lực của CBCC cao hơn vì họ thấy tổ chức nơi họ đang làm việc đã thấu hiểu họ, quan tâm đến nhu cầu của họ. Theo tác giả, xây dựng hệ thống các câu hỏi để xác định nhu cầu theo quan điểm của A.Maslow để xác định nhu cầu của CBCC như tác giả đã tiến hành ở chương 2. Công tác xác định nhu cầu của CBCC nên được thực hiện nghiêm túc, bài bản, tránh việc xác định nhu cầu một cách hình thức gây lãng phí tiền bạc và nhân lực làm cơng tác điều tra, gây tâm lý thất vọng trong CBCC. Để thực hiện được điều này, lãnh đạo các UBND cấp xã được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về công tác tạo động lực lao động để phát huy được những thế mạnh của các UBND cấp xã trong chính sách tạo động lực lao động trong điều kiện kinh phí cịn khó khăn.

Để thực hiện việc triển khai và xác định nhu cầu của CBCC tại các UBND cấp xã của huyện Tư Nghĩa, tôi xin đề cập đến quy trình đánh giá nhu cầu của CBCC được triển khai như sau:

- Thứ nhất, Các UBND cấp xã cần lựa chọn và phân công bộ phận nào thực hiện việc điều tra, tìm hiểu nhu cầu của mỗi CBCC.

- Thứ hai, phân loại nhu cầu của CBCC theo thứ bậc nhu cầu của Maslow. - Thứ ba, thiết kế các câu hỏi đánh giá cho mỗi bậc nhu cầu trong tháp nhu cầu của Maslow. Ví dụ: Đối với việc đánh giá nhu cầu của CBCC ở bậc nhu cầu thứ nhất trong tháp nhu cầu Maslow, nên thiết kế các câu hỏi như sau:

1. Tơi muốn cố gắng hồn thành cơng việc để có mức lương cao 2. Tơi muốn cố gắng thêm để có được tiền trang trải, tiền thuê nhà ở 3. Tôi muốn cải thiện điều kiện đi lại của mình

4. Tơi muốn có được nhiều tiền để ni cho các con ăn học tốt hơn 5. Tôi muốn được học hành nâng cao trình độ để có thể tăng thu nhập

- Thứ tư, thiết kế bảng hỏi điều tra (nên thiết kế xen kẽ các câu hỏi thuộc các nhu cầu khác nhau để tránh những câu trả lời giống nhau). Trong đó dùng phương pháp cho điểm để biểu hiện cường độ của từng nhu cầu với 5 mức độ tương ứng là: 1 - Rất không đồng ý; 2 - Khơng đồng ý; 3 - Khơng có ý kiến rõ ràng; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý. Phương pháp trả lời: khoanh tròn điểm số phù hợp với suy nghĩ của mình.

- Thứ năm, lựa chọn đối tượng và tiến hành điều tra theo từng phòng, bộ phận; cần chú ý phân theo các đối tượng cán bộ quản lý, lao động trực tiếp; có thể phân theo mức lương, theo tuổi, theo trình độ, theo thâm niên công tác,... việc phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau sẽ giúp cho việc phát hiện ra nhu cầu chính xác đối với từng đối tượng.

- Thứ sáu, xử lý thông tin sau khi đánh giá và phát hiện ra nhu cầu. Bộ phận thực hiện sẽ tổng hợp câu trả lời của người được phỏng vấn. Trên cơ sở đó, xác định được tần suất của mỗi nhu cầu. Nhu cầu nào có tần suất lớn nhất tức là người lao động đang cần được thỏa mãn nhu cầu đó. Với trình tự xác định nhu cầu này, các UBND cấp xã có thể phát hiện ra nhu cầu của từng cá nhân người lao động tại một thời điểm nhất định. Từ đó tổng hợp lại ta có thể xác định được nhu cầu cấp bách nhất của CBCC ở các UBND cấp xã của huyện. Tuy nhiên, việc vận dụng nhóm giải pháp này là tốn kém, địi hỏi kỹ năng điều tra thành thạo, nên mỗi năm chỉ tiến hành xác định một lần để làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, chương trình tạo động lực cho CBCC trong các UBND cấp xã của huyện Tư Nghĩa.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức cấp xã của huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)